Hòa thượng Thích Thiên Ân, thế danh Đoàn Văn An sinh năm Ất Sửu (1925) tại làng An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thân phụ là cụ ông Đoàn Mễ (1892 – 1963) đã kết duyên cùng bà chính Lê Thị Hưởng người cùng quê đã sinh hạ ba người con: Đầu lòng là Đoàn Thị Dẫn, Đoàn Văn An (Thích Thiên Ân), Đoàn Bường tức Đoàn Văn Bình (Thích Đức Trường) và bà thứ Trần Thị Tu – người làng Triều Thủy, xã Phú An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế đã sinh hạ Đoàn Hiểu (Thích Đức Tạng), Đoàn Thị Thuận. Thân phụ của hòa thượng về sau xuất gia tu học và làm đệ tử của đức tăng thống Thích Tịnh Khiết, chùa Tường Vân – Huế với pháp danh Tâm Nguyện, pháp tự Tiêu Diêu. Cụ ông đã phát nguyện đốt thân làm đèn để cúng dường cầu nguyện nước Việt Nam hòa bình, Phật giáo Việt Nam chóng thoát khỏi tai ương trong Pháp nạn 1963 tại chùa Từ Đàm – Huế. Gia đình gồm có năm chị em ba nam hai nữ nhưng cả ba nam và thân phụ đều xuất gia đầu Phật. Thật là một gia đình Phật hóa!

Sớm có cơ duyên với Phật pháp năm lên 12 tuổi (1936), được song thân đưa lên đảnh lễ đại lão hòa thượng Thích Vĩnh Thừa, chùa Châu Lâm – Huế để xuất gia cầu đạo. Sau năm năm hành điệu tu học vào tuổi trăng tròn 16 được hòa thượng bổn sư cho thọ sa di giới tại giới đàn chùa Quốc Ân – Huế, do hòa thượng Thích Đắc Quang làm “truyền giới đường đầu hòa thượng” vào năm Tân Tỵ (1941).

Năm Mậu Tý (1948) đã cùng với chư huynh đệ đồng học như hòa thượng Thích Thiện Minh, hòa thượng Thích Thiện Siêu, hòa thượng Thích Thanh Trí, hòa thượng Thích Đức Tâm, hòa thượng Thích Mãn Giác đăng đàn thọ cụ túc giới tại đại giới đàn Báo Quốc, do đại lão hòa thượng Thích Tịnh Khiết, chùa Tường Vân làm truyền giới Đường đầu hòa thượng; đại lão hòa thượng Thích Giác Nhiên, chùa Thiền Tôn làm Yết ma sư; đại lão hòa thượng bổn sư Thích Vĩnh Thừa, chùa Châu Lâm làm đệ nhất tôn chứng sư.

Năm Nhâm Thìn (1952), sau khi tốt nghiệp Phật học đường Báo Quốc, hòa thượng được cử làm giảng sư của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Trung phần.

Năm Giáp Ngọ (1954), hòa thượng được Tổng Hội Phật Giáo cử đi du học tại Nhật Bản. Sau gần một thập kỷ đèn sách tại đại học Waseda (早 稻 田 大 學) ở thủ đô Tokyo của xứ Phù Tang, hòa thượng đã tốt nghiệp ngành văn chương với học vị tiến sỹ. Hòa thượng được vinh danh chính là người Việt Nam đầu tiên lấy được học vị cao nhất tại một đại học Nhật Bản. Cùng năm đó hòa thượng trở về nước và được mời giảng dạy tại đại học Văn Khoa Sài Gòn, đồng thời làm trưởng ban Sử học của trường này. Trong thời gian giảng dạy tại đại học Văn Khoa Sài Gòn, hòa thượng đã thành công trong vai trò của một nhà giáo, một nhà nghiên cứu mô phạm với những phương pháp truyền thụ sinh động hiện đại nên đã thu hút được tầng lớp sinh viên đến với Phật giáo. “Trong Hội Đồng Biên Soạn Danh Từ Việt Nam, hòa thượng đứng đầu bộ môn Tôn Giáo Đông Phương. Trong Hội Đồng Văn Hóa, hòa thượng làm Trưởng ban Triết học Tổng hợp. Riêng về ngành giáo dục, hòa thượng đã hướng dẫn cho các luận án về: Giáo dục so sánh, Giáo dục cổ điển, Quan điểm giáo dục của Krisnamurti.”[1]

Năm Giáp Thìn (1964), hòa thượng được đại hội GHPGVNTN nhiệm kỳ I suy cử làm Vụ trưởng Vụ Giáo Dục, đồng thời làm Khoa trưởng phân khoa Văn học và Khoa Học Nhân Văn viện đại học Vạn Hạnh.

Hòa thượng Thiên Ân thứ 2 từ phải sang

Năm Bính Ngọ (1966), hòa thượng được Cơ quan Văn hóa Á Châu của Liên hiệp quốc mời hợp tác giảng dạy trong chương trình trao đổi giáo sư. Mùa hè năm ấy, hòa thượng lên đường sang Mỹ quốc, giảng dạy tại Đại học Nam California ở thành phố Los Angeles (UCLA), với tư cách là Giáo sư đặc thỉnh giảng dạy về ngôn ngữ và triết học. Tại đây, hòa thượng được sinh viên yêu cầu dạy phương pháp thực hành thiền định và sau đó lập nên nhóm nghiên cứu Phật học đầu tiên.

Năm Đinh Mùi (1967), sau khi kết thúc chương trình giảng dạy ở đại học UCLA, hòa thượng dự định trở về Việt Nam, nhưng thiền sinh, sinh viên Mỹ thỉnh cầu hòa thượng ở lại để hướng dẫn tu học. Kể từ đây, cuộc đời của hòa thượng gắn liền với công cuộc xây dựng và phát triển Phật giáo Việt Nam tại Mỹ cũng như với công cuộc xây dựng phát triển và truyền trao sự hiểu biết về văn hóa, tư tưởng Phật giáo đến cho người Mỹ.

Khởi đầu, hòa thượng thuê một căn hộ ở phía nam đại lộ Vermont – Los Angeles để hướng dẫn sinh viên Mỹ học thiền theo truyền thống Nhật Bản. Do ngày càng đông giới thanh niên Mỹ theo học, nên đến năm 1970, hòa thượng thành lập Trung tâm Thiền học Quốc tế (International Buddhist Meditation Centre) tọa lạc tại South New Hampshire – Los Angeles và làm viện chủ Thiền Viện Quốc Tế.

Năm 1973, hòa thượng sáng lập và làm viện trưởng viện đại học Đông Phương (University of Oriental Study).

Năm 1975, nhằm đáp ứng nhu cầu tu tập, tâm linh cho cộng đồng người Việt, hòa thượng khai sáng chùa Việt Nam ở thành phố Los Angeles.

Năm 1976, hòa thượng thành lập chùa và làm viện chủ chùa A Di Đà. Cùng năm đó, hòa thượng thành lập Hội Ái Hữu Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, sau này đổi thành Giáo Hội Liên Hữu Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Năm 1979, hòa thượng mời thượng tọa Đức Niệm từ Đài Loan sang để thành lập Phật Học Viện Quốc Tế. Cũng năm này, hòa thượng được cung thỉnh làm Truyền giới Đường Đầu Hòa Thượng cho đại giới đàn tổ chức tại Thiền Viện Quốc Tế.

Năm 1980, hòa thượng bắt đầu xúc tiến việc thành lập Đại Tòng Lâm Phật Giáo tại Palmdale California. Cũng năm ấy, cùng với chư tôn hòa thượng lãnh đạo Phật giáo các nước khác, hòa thượng thành lập Hội Đồng Tăng Già Phật Giáo miền Nam California.

Suốt thời gian hành đạo, hòa thượng đã nỗ lực không ngừng đóng góp cho văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo bằng con đường giảng dạy và trước tác đã để lại cho đời khoảng 20 tác phẩm bằng Việt ngữ và Anh ngữ như: “Phật pháp bốn cấp” hòa thượng Thiên Ân, hòa thượng Minh Châu, hòa thượng Đức Tâm, Chơn Trí đồng tác giả; “Trao đổi Văn hóa Việt – Nhật (Exchange of Culture between Vietnam and Japan)”; “Buddhism and Zen in Vietnam”; “Zen Philosophy, Zen Practice” với mã sách (ISBN 0-913546-33-X); “Buddhism and Zen in Vietnam” copyright 1975 với mã sách (ISBN0-8048-1144-X).

Với 14 năm hành hóa tại Mỹ quốc, ngoài vai trò của một nhà truyền giáo, một giáo sư ra, hòa thượng vẫn không quên bản hoài “tiếp dẫn hậu lai” để kế thừa mạng mạch Phật pháp. Hòa thượng đã hướng dẫn dạy dỗ, tiếp tăng độ chúng, qui y, thế độ không những người Việt mà có cả người bản xứ điển hình như: Thầy Sarika Dharma, thầy Kailasa Dharma, thầy Anila Dharma, ni sư Karuna Dharma, Thích Tánh Thiệt.

Sau khi dặn dò, khuyên bảo cũng như sắp xếp di chúc lại đầy đủ những cơ sở và công trình mà hòa thượng đã và đang thực hiện cho đồ chúng, hòa thượng đã viên tịch vào lúc 7h35’ngày 23 tháng 11 năm 1980 nhằm ngày 16 tháng 10 năm Canh Thân, hưởng thọ 56 tuổi đời và 32 hạ lạp. Hòa thượng là một trong tứ đại đệ tử của hòa thượng khai sơn chùa Châu Lâm và được tín đồ Phật giáo Việt Nam tại Mỹ quốc tôn vinh là sơ tổ truyền thừa du nhập Phật giáo Việt Nam vào Hoa Kỳ. Hòa thượng thuộc đời thứ 44 dòng thiền Lâm Tế và thế hệ thứ 10 của pháp phái Liễu Quán Huế.

——————————————–

[1] Thích Mãn  Giác. Cố hòa thượng Thích Thiên Ân. Kiêm Đạt. Như tùng như bách. Tr 25.

THÍCH THIỆN QUANG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Trí (1952-2024)
Danh Tăng

Hòa thượng Thích Huệ Trí (1952-2024) Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN; Phó Trưởng ban Ban Tăng sự Trung ương; Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; Nguyên Phó Chánh Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN; Nguyên Trưởng ban Ban Pháp chế Trung ương; Nguyên Trưởng ban Ban Trị sự...

Sơ lược tiểu sử Đại lão Hòa thượng Thích Đạt Thanh, Pháp chủ Giáo hội Tăng-già Nam Việt
Danh Tăng

Thời niên thiếu Đại lão Hòa thượng thượng Đạt hạ Thanh, pháp danh Như Thông, thế danh Võ Minh Thông, sau đổi tên là Võ Bửu Đạt. Ngài sinh vào giờ Ngọ, một ngày trong tiết Mạnh Xuân năm Đinh Sửu (1877), tại làng Tân Thới Thượng thuộc tổng Bình Thạnh Hạ, H.Bình Long, phủ...

Lược sử Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909 – 1984)
Danh Tăng

Hòa thượng húy Văn Kính, pháp danh Tâm Như, tự Đạo Giám, hiệu Thích Trí Thủ. Hòa thượng sanh giờ Hợi ngày 19.9 năm Kỷ Dậu tức ngày 1 tháng 11 năm 1909. Xuất thân từ một dòng tộc nối đời sùng mộ Phật pháp. Hòa thượng thuộc thế hệ thứ tám của họ Nguyễn,...

Tiểu sử Cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa(1918-1973)
Danh Tăng

I-THẾ TỘC: Hòa thượng húy Trần Thiện Hoa, pháp danh Thiện Hoa, hiệu Hoàn Tuyên, sanh ngày 7-8 năm Mậu Ngọ (1918), tại làng Tân Quy (sau đổi tên là An Phú Tân), quận Cầu Kè, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Trà Vinh). Hòa thượng là con út (thứ chín) trong gia đình. Thân...

Nguồn càng sâu – Dòng càng dài
Danh Tăng, Lịch sử, Nghiên cứu

Tác giả bài viết: TT. Thích Tâm Hạnh* Tóm tắt: Tổ sư Liễu Quán ở tổ trên nhánh cây, ăn rong “sột soạt” mà thiền cơ dĩnh ngộ, xuất kệ lập nên thiền phái, đời đời nối thạnh. Từ xưa đến nay, bậc Tổ đức nào miên mật công phu, chứng ngộ, bảo nhậm rồi sáng...

HT Thích Phước Sơn với văn hóa và giáo dục
Danh Tăng

Kể từ khi con người mới bắt đầu xuất hiện trên quả địa cầu nầy. Trong trang nghiêm kiếp của quá khứ, hiền kiếp của hiện tại, hay tinh tú kiếp của tương lai thì sự tu học của chư Tăng Ni và Phật tử vẫn là những điều kiện cần thiết để xiển dương...

Thiền sư Vô Ngôn Thông
Danh Tăng

Vô Ngôn Thông là một vị sư người Trung Quốc, nhưng có công truyền bá Phật giáo vào Việt Nam. Sư đến Việt Nam vào năm 820, ở tại chùa Kiến Sơ, làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Vô Ngôn Thông là một thiền sư, cũng là tên một thiền phái Phật...

Tiểu sử Hoà thượng Tuệ Sỹ
Danh Tăng

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, thế danh Phạm Văn Thương, sinh ngày 15-2-1943 theo khai sanh (gia đình khai tăng tuổi để thầy đi học), tuổi thật sinh ngày 05 tháng 4 năm 1945 (nhằm ngày 23 tháng 02 năm Ất dậu), tại tỉnh Paksé, Lào; Thân phụ: Cụ ông Phạm Văn Phận, Pháp danh Trung Thảo, Thân mẫu: Cụ...

Cổ thụ trong rừng thiền (Hòa thượng Mật Hiển)
Danh Tăng

Hòa thượng Mật Hiển tại chánh điện chùa Trúc Lâm (ảnh 18/7/1989) 1.-    山有乔木 – Sơn hữu kiều mộc. Rừng già, vì trong đó có cổ thụ. Cây cao, bóng cả sừng sững giữa trời. Từ những mầm non mong manh, rồi chen chúc với cỏ dại, lau lách; năm tháng chồng chất bởi nắng, gió,...

Hòa thượng Chơn Giám Trí Hải – Tổ khai sơn Bích Liên Tự và dòng kệ truyền thừa
Danh Tăng

Dòng kệ truyền thừa của Hòa thượng Chơn Giám Trí Hải, Tổ khai sơn Bích Liên Tự ở tỉnh Bình Định, dù chỉ mới xuất hiện hơn 70 năm trở lại đây, nhưng dòng kệ này cũng đã góp phần làm cho sự phát triển của các Thiền phái Phật giáo tại miền Trung thêm...

Tiểu sử Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Sam (1929 -2018)
Danh Tăng

Suốt một đời, Hòa thượng sống hết sức bình thường dung dị, siêng năng cần cù, nhu hòa nhẫn nhịn. Tuy nghiêm khắc với bản thân, nhưng lời nói và việc làm luôn “tri hành hợp nhất”, hết lòng phụng sự Tam bảo, nên hạt giống Bồ-đề luôn giữ trọn trong tâm. Đại lão HT.Thích...

Vài nét về tiểu sử Hòa thượng Thích Trí Độ (1894 – 1979)
Danh Tăng

Với học hạnh kiêm ưu, công hạnh Đạo – Đời toàn vẹn, và những đóng góp to lớn cho đạo pháp và dân tộc như thế, Hòa hượng xứng đáng là ngôi sao Bắc Đẩu trong phong trào chấn hưng và thống nhất Phật giáo Việt Nam. TIỂU SỬ PHÁP SƯ TRÍ ĐỘ(1894 – 1979)...

Hòa thượng Thích Thiện Hoa: Cây đại thụ Đạo pháp – Dân tộc
Danh Tăng

Trong phong trào chấn hưng Phật Giáo Việt Nam, các bậc Long Tượng tiếp nối ra đời làm sáng ngời lịch sử Phật Giáo phục hưng, nhất là trong thời kỳ cận đại, những tấm gương sáng chói của phong trào phục hưng trong đó có Hòa Thượng Thích Thiện Hoa. Trong lịch sử dân...

Hòa thượng Thích Hiển Tu – Cốt cách của bậc Long tượng
Danh Tăng

Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc. Các bậc cao tăng như Thiền sư Vạn Hạnh, Phật hoàng Trần Nhân Tông,… đã hiến dâng hoa đời hương đạo, xiển dương chánh pháp, phụng sự dân tộc. Tiếp nối dòng lịch sử ấy, Hòa thượng Thích Hiển Tu – bậc Long tượng thạch...

Đôi nét về tiểu sử Hòa thượng Thích Thanh Tứ
Danh Tăng

Hòa thượng Thích Thanh Tứ (1927 – 2011) Thành viên Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, XII; Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc...

Thiền sư Khương Tăng Hội
Danh Tăng

Thiền sư Khương Tăng Hội là một trong những danh Tăng Việt Nam có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam. Nghiên cứu về ngài là thiết thực tìm về cội nguồn Phật giáo Việt Nam, cũng như tiếp nối những giá trị từ học phong của các thế hệ...