Kể từ khi con người mới bắt đầu xuất hiện trên quả địa cầu nầy. Trong trang nghiêm kiếp của quá khứ, hiền kiếp của hiện tại, hay tinh tú kiếp của tương lai thì sự tu học của chư Tăng Ni và Phật tử vẫn là những điều kiện cần thiết để xiển dương giáo lý Phật đà. Nhằm tiếp nối tinh hoa tuệ giác siêu việt của chư Phật, chư Bồ tát, chư vị Tổ sư đã kinh qua trong suốt nhiều đời, nhiều kiếp mới có được sự kế tục đến ngày hôm nay. Nếu dùng thời gian hiện tại của kiếp nầy, kể từ thời Đức Phật Thích-ca Mâu-ni giáng thế đến nay chỉ trên 2.500 năm, mà chúng ta đã có vô số văn kiện và dữ liệu để tham cứu học hỏi, tu niệm, và cần bàn đến. Gần gũi và trung thực nhất là hai bộ thánh điển Phật giáo của truyền thống Nam và Bắc truyền. Nếu căn cứ theo đó để nghiên cứu thì chúng ta sẽ có một đáp án tương đối chính xác để ghi nhận những giá trị về Văn hóa và Giáo dục xuyên qua nhiều tâm lực và nguyện lực của các bậc tiền nhân.

Bộ Đại tạng kinh Nam truyền được xuất bản bằng cổ ngữ Pāli 58 tập bởi Hội đồng Kinh tạng Pāli (Pāli Text Society) do Thomas William Rhys Davids thành lập vào năm 1881 tại Anh quốc. Sau đó, bộ Đại tạng này được dịch ra nhiều thứ tiếng khác như Anh, Pháp, Đức, Nhật, và Hán, cũng đã được xuất bản cho đến nay. Tạng Luật (Vinaya piṭ aka) từ tập 1 – 9; tạng Kinh (Suttanta piṭ aka) từ tập 10 – 45; tạng Luận (Abhidhamma piṭ aka) từ tập 46 – 58. Tạng kinh hay còn gọi là năm bộ Nikāya, gồm: Trường bộ kinh (Dīgha nikāya) 3 tập, Trung bộ kinh (Majjhima nikāya) 3 tập, Tương ưng bộ kinh (Saṃ yutta nikāya) 5 tập, Tăng chi bộ kinh (Aṅ guttara nikāya) 6 tập, và Tiểu bộ kinh (Khuddaka nikāya) 17 tập. Cố Hòa thượng Thích Minh Châu dịch thẳng từ tiếng Pāli sang Việt ngữ gồm Trường bộ, Trung bộ, Tương ưng bộ và Tăng chi bộ. Riêng Tiểu bộ kinh do Giáo sư Nguyên Tâm – Trần Phương Lan dịch thẳng từ tiếng Anh sang Việt ngữ. Bộ Đại tạng này vẫn còn thiếu phần Luật và Luận chưa được đưa vào Đại tạng kinh Việt Nam, thực tế, các Sư bên Phật giáo Nam truyền đã dịch sang Việt ngữ.

Từ 1965 trở đi, văn học Pāli được đưa vào nội dung giảng dạy tại Phân khoa Phật học của Viện Đại học Vạn Hạnh. Nguồn văn học Pāli đóng vai trò tối quan trọng đối với việc nghiên cứu lời dạy của đức Phật và đối chiếu dịch thuật Hán tạng. Năm bộ Kinh tạng xuất bản đã phần nào đáp ứng nhu cầu nghiên cứu làm tài liệu chuẩn mực cho hàng Tăng Ni, Phật tử và giới nhân sỹ trí thức Phật giáo Việt Nam. Quả thực, việc Đại tạng kinh Nam truyền được xuất bản bằng tiếng Việt không chỉ làm cơ sở ở phương diện học thuật, mà quan trọng hơn thế nữa là giúp cho Tăng Ni và Phật tử Việt Nam tiếp xúc được với nền văn học Phật giáo chính thống từ kim khẩu của đức Thế Tôn tuyên thuyết. Đại tạng Nam truyền viết bằng ngôn ngữ Pāli được xem là văn bản cổ xưa và nguyên chất của đạo Phật.

Bắc truyền có khá nhiều bộ Đại tạng khác nhau ở các quốc gia Phật giáo đại thừa như Tây Tạng, Trung Quốc, Cao Ly, Hàn Quốc, và Nhật Bản. Ở Đại lục đã có Đại tạng kinh khá sớm và trải qua nhiều lần biên tập, khảo đính. Bộ Đại chánh tân tu Đại tạng kinh (Taisho Shinshu Daizokyo) hiện đang lưu hành bằng chữ Hán phồn thể đã được nhiều lần hiệu đính và được xem là bộ Thánh điển Phật giáo đáng tin cậy và đầy đủ về phương diện học thuật lẫn nội dung. Quí Tôn đức Tăng Ni, những nhà Phật học ở các nước theo truyền thống Đại thừa và ngay cả các giáo sư ở Âu Mỹ đều dùng bộ Thánh điển này để làm tư liệu nghiêu cứu trong việc giảng dạy cũng như sự tu học.

Đại chánh tân tu Đại tạng kinh gồm 100 tập, trong đó có 85 tập về nội dung kinh luật luận cùng các sớ giải và 15 tập sau là phần mục lục. Mỗi quyển độ dày mỏng khác nhau và thường mỗi trang chia ra làm ba cột trên, giữa và dưới. Nếu dịch một trang chữ Hán ra tiếng Việt sẽ trở thành 4 đến 5 trang giấy khổ A4. Tổng quát nội dung như sau:

Quyển 1 & 2 thuộc bộ A-hàm. Quyển 3 & 4 thuộc bộ Bản duyên. Quyển 5 đến quyển 8 thuộc bộ Bát nhã. Quyển 9 & 10 thuộc bộ Pháp hoa và Hoa nghiêm. Quyển 11 & 12 thuộc bộ Bảo tích và Niết bàn. Quyển 13 thuộc Đại tập bộ. Quyển 14 đến 17 thuộc Kinh tập bộ. Quyển 18 đến quyển 21 thuộc Mật giáo bộ. Quyển 22 đến quyển 24 thuộc Luật bộ. Quyển 25 & 26 thuộc Thích kinh luận bộ. Một phần quyển 26 đến quyển 29 thuộc Tỳ đàm bộ. Quyển 30 thuộc Trung quán bộ. Một phần quyển 30 đến quyển 31 thuộc Du già bộ. Quyển 32 thuộc Luận tập bộ toàn. Từ quyển 33 đến quyển 39 thuộc Kinh sớ bộ. Quyển 40 thuộc Luật sớ bộ. Một phần của quyển 40 đến quyển 44 thuộc Luận sớ bộ. Một phần quyển 44 đến quyển 48 thuộc Chư tông bộ. Từ quyển 49 đến hết quyển 52 thuộc Sử truyện bộ. Quyển 53 & 54 thuộc Sự vị (vựng) bộ. Một phần của quyển 54 đến hết quyển 54 thuộc Ngoại bộ giáo toàn. Quyển 55 thuộc Mục lục bộ toàn. Từ quyển 56 đến quyển 61 thuộc Tục kinh sớ bộ. Quyển 62 thuộc Tục luật sớ bộ toàn. Từ quyển 63 đến quyển 70 thuộc Tục luận sớ bộ. Một phần quyển 70 đến quyển 84 thuộc Tục chư tông bộ. Một phần của quyển 84 thuộc Tất đàm bộ. Quyển cuối cùng thuộc Cổ dật bộ toàn và Nghi tợ bộ toàn. Trong tổng thể kinh, luật, luận từ quyển số 1 đến quyển 54 có tất cả là 2.144 bài kinh.

Từ năm 1993, cố Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh phát đại nguyện phiên dịch bộ đại tạng này sang tiếng Việt. Sau hơn 20 năm làm việc với sự cộng tác của nhiều Tôn túc, bộ Linh Sơn Pháp Bảo Đại tạng kinh bằng tiếng Việt được xuất bản tại Taiwan. Bộ này dịch trực tiếp từ tiếng Hán của Đại chánh tân tu Đại tạng kinh từ tập 1 đến 54. Một phần sau của tập 54 và từ tập 55 đến 85 gồm các nội dung Mật giáo chưa được dịch. Bộ Linh Sơn Pháp Bảo lần đầu đã xuất bản được 187 tập, in mỗi tập 500 cuốn gửi tặng thư viện ở các chùa cho việc nghiên cứu học hỏi về lời dạy của đức Phật.

Từ tập 188 đến tập 202 đang giáo chánh lỗi chính tả cũng như một vài nơi dịch sai hay thiếu sót. Hy vọng trong thời gian gần Linh Sơn Pháp Bảo Đại tạng kinh sẽ xuất bản đủ 54 tập của Hán văn sang 202 tập bằng Việt ngữ. Mặc dầu đây chưa phải là bô Đại tạng kinh bằng tiếng Việt hoàn hảo, nhưng dẫu sao đi nữa đó là công trình văn hóa giáo dục rất đáng được kính trọng bởi một sự cố gắng tuyệt vời của cố Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh, Ngài đã làm việc bằng tâm và nguyện lực từ năm 1993 cho đến ngày viên tịch 10/04/2015, ở tuổi 81.

Tôi có cơ duyên được các đệ tử thân tín cố Hòa thượng Tịnh Hạnh nhờ hiệu đính lại lỗi chính tả từ tập 188 đến 202 chưa xuất bản. Ngồi đọc những lời Phật dạy qua những trang kinh, tôi cảm thấy rất hay và ý vị. Nơi đây tôi trình bày một phần hội thoại trong kinh văn thứ 2.088, quyển 54 của Đại chánh tân tu đại tạng kinh (Taisho Shinshu Daizokyo), phần Thích ca Phương Chí. Bộ Linh Sơn Pháp Bảo Đại tạng kinh, tập 190, bộ Sử truyện 12, trang 1255. Đại ý nói về ngài Khương Tăng Hội và Ngô Tôn Quyền như sau:

“… vào năm 241 nhằm năm Xích Ô thứ 4, Ngô Tôn Quyền muốn biết sự linh dị của Phật pháp; nên ngài Khương Tăng Hội đã cho lập đàn cầu nguyện suốt 21 ngày đêm. Đến ngày thứ 21 xá-lợi ngũ sắc của Đức Phật sáng chói khắp nơi tại đàn cầu nguyện. Sau đó để chứng minh cho Ngô Tôn Quyền thấy sự linh ứng của xá-lợi, ngài Khương Tăng Hội đã cho bỏ vào cối để giả nhưng xá-lợi vẫn không nát, đập không vỡ. Từ đó, Ngô Tôn Quyền đem lòng tin và dựng tháp để thờ.”

“Một hôm Ngô Tôn Quyền hỏi Hám Trạch về sự cao cả của phép Phật, Hám Trạch nói rằng: ‘Nếu đem sự sâu xa của hai nhà Khổng Tử và Lão Tử để sánh với sự sâu xa của Phật pháp thì rất xa vậy.

Tại sao? Lão Tử thiết lập giáo, phép tắc tại trời chế định, chẳng dám trái với trời; còn chư Phật thiết lập giáo, phép trời phụng hành, không dám trái với Phật. Lấy đó để nói thì thật chẳng thể đối sánh rõ ràng vậy.’ Tôn Quyền vui mừng lấy Hám Trạch làm Thái tử Thái Phó…”

Như tất cả chúng ta đều biết ngài Khương Tăng Hội là sơ Tổ thiền tông của Phật giáo Việt Nam, người Giao Châu. Đầu thế kỷ thứ ba (năm 241) qua Trung Quốc giáo hóa, Ngài đã mang văn hóa Phật giáo đến giảng dạy cho người Trung Hoa, một đất nước thấm nhuần nền đạo Khổng và Lão lâu đời. Giáo lý thâm sâu của Phật đà cộng với sự tu chứng của Tổ sư Khương Tăng Hội đã khiến cho Hám Trạch xin quy y Tam bảo và Ngô Tôn Quyền thì dựng tháp để thờ xá-lợi.

Qua câu chuyện trên cho chúng ta thấy đạo Phật xa hơn đạo Khổng và đạo Lão biết dường nào. Nhờ vậy, Phật giáo đã được các triều đại vua chúa luôn hộ trì suốt mấy ngàn năm qua chưa bao giờ chấm dứt. Ngày nay, những lời dạy của đức Phật đã được giới thiện trí thức, nhà khoa học, xã hội học đón nhận một cách nồng nhiệt và trân trọng, bởi vì càng nghiên cứu và thực tập thì càng thấy đạo Phật đúng với khoa học, đáp ứng được nguyện vọng của con người. Đặc biệt, trong thời đại mà con người đang đối diện với những thách thức về sức khỏe tinh thần, thì thiền chánh niệm của Phật giáo như một phương thuốc hữu hiệu nhất để xoa dịu và chữa lành căn bệnh này.

Giáo lý của đức Phật được lan tỏa khắp nơi trên địa cầu này chính là nhờ công sức lớn lao của nhiều bậc Tôn túc từ quá khứ đến hiện tại không ngừng nỗ lực gìn giữ phát huy lời dạy của đức Thích Tôn. Do vậy, chúng ta là hàng Thích tử phải có bổn phận nối tiếp ngọn đèn Chánh pháp nầy qua việc tu và việc học để xiển dương nền Đạo học luôn được tồn tại trên nhân gian nầy.

Những năm tôi sang hoằng pháp tại Hoa kỳ, Đại đức Thích Minh Hải có đến thăm tôi, được biết Đại đức là đệ tử chân truyền của cố Hòa thượng Thích Phước Sơn (1938-2020). Đại đức đang sưu tập các tư liệu làm tập Kỷ yếu để cúng dường Tôn sư của mình, nên Đại đức đã gửi thư thỉnh mời tôi viết một bài về Văn hóa và Giáo dục Phật giáo liên hệ đến cuộc đời và đạo nghiệp của cố Hòa thượng Phước Sơn.

Sau khi xem tiểu sử của cố Hòa thượng và hồi tưởng trong ký ức, tôi nhận ra rằng cố Hòa thượng Phước Sơn đã dành trọn cuộc đời của mình trong hai lĩnh vực Văn hóa và Giáo dục xuyên suốt tám mươi bốn năm hiện hữu ở cõi đời. Ngài đã có nhân duyên xuất gia và thọ ân giáo dưỡng với cố Hòa thượng Trí Thủ, một vị Thầy vĩ đại của Phật giáo Việt Nam; được ngồi dưới mái trường Phật học viện Hải Đức – Nha Trang, nơi đã đào tạo nhiều danh Tăng của hậu bán thế kỷ hai mươi tại Trung phần nước Việt. Sau khi vào miền Nam – 1976, Ngài đã gắn bó cuộc đời mình với cố Hòa thượng Minh Châu trong việc giảng dạy tại Đại học Vạn Hạnh và Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam từ buổi sơ khai cho đến ngày viên tịch.

Bên cạnh việc giảng dạy Ngài đã dành nhiều thời gian để dịch các tác phẩm văn học Hán tạng sang Việt ngữ. Ngài đã để lại không biết bao nhiêu là công trình biên khảo và dịch thuật có giá trị. Những cuốn sách của Ngài trở thành giáo trình giảng dạy cho Tăng Ni ở các Phật học viện trong nước ngày nay. Nhiều thế hệ Tăng Ni đang hành đạo trong nước và hải ngoại cũng thọ ân giáo dưỡng của Ngài.

Bản thân tôi kể từ ngày rời quê hương năm 1972 đi du học tại Nhật Bản và năm 1977 định cư tại Đức quốc, tôi ít có cơ hội tiếp xúc hay trò chuyện với quý Tôn túc ở quê nhà. Chúng tôi chỉ giao tiếp với nhau trên lĩnh vực văn hóa, thi thoảng tôi tìm đọc các tác phẩm của Ngài đâu đó trên mạng lưới internet hay các Phật tử quê nhà gửi sang Viên Giác cho tôi, và tôi được biết trong thư phòng của Ngài cũng có những cuốn sách của tác giả Thích Như Điển.

Cuộc đời và hành trạng của cố Hòa thượng Phước Sơn sống đơn giản, vui thú với đèn sách kinh thi sớm chiều, không chùa chiền hay danh phận gì cả. Nếu có, đó là những tác phẩm văn hóa mang đậm nét nhân văn giải thoát của đức Phật và những lời dạy của Ngài ở các Phật học viện cho Tăng Ni. Chỉ ngần ấy thôi chúng ta cũng đã phải cung kính ngưỡng vọng hướng về Ngài. Vì đó là bản hoài của Đức Thế Tôn dạy cho hàng Thích tử “hãy là người thừa tự chánh pháp, chứ đừng thừa tự tài vật.”

Hàng tứ chúng ngày nay thừa hưởng gia tài giáo pháp của đấng Giác ngộ chính là nhờ công lao của những bậc tiền bối ghi lại lời dạy của Đức Phật trên lá bối để lưu truyền cho nhân thế. Các vị Tổ sư trong quá khứ đã không ngừng nỗ lực gìn giữ gia tài chánh pháp để không bị mai một. Công trình văn hóa giáo dục ấy đã được các bậc Tôn túc tiếp nối một cách tuyệt đẹp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhờ thừa tự Pháp nầy mà nhân loại đã, đương và sẽ nối truyền mãi mãi không còn giới hạn bởi thời gian và không gian nữa.

Ngày sau và ngày sau nữa, ở đâu đó trong thư viện của Phật học viện hay ở chốn tùng lâm, người đọc sẽ tìm thấy những cuốn sách của tác giả Thích Phước Sơn. Hay thay, ngôn từ chuyên chở tư tưởng trong sách ấy có thể giúp cho ai đó cải tà qui chánh, trở thành người lương thiện giúp ích cho tự thân, gia đình, và xã hội trở nên thánh thiện. Quí lắm thay!

Mong Ngài còn có cơ duyên với trần thế nầy hãy hội nhập Ta bà để hóa độ quần sanh.

Thích Như Điển

Viết xong 25.10. 2020 tại Thư phòng chùa Viên Giác,
Hannover, Đức Quốc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Trưởng lão Giác Chánh – Đệ nhị Tổ sư Phật giáo Khất Sĩ: Một đời nghiêm trì giới luật
Danh Tăng

Trưởng lão Giác Chánh là một trong những cao đồ của đức Tổ sư Minh Đăng Quang – người khai sáng Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam. Trước khi vắng bóng, đức Tôn sư đã phó chúc cho Tỳ kheo Giác Chánh là người kế thừa trách nhiệm điều hành Tăng đoàn Khất Sĩ. Bởi thế về...

Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Trí (1952-2024)
Danh Tăng

Hòa thượng Thích Huệ Trí (1952-2024) Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN; Phó Trưởng ban Ban Tăng sự Trung ương; Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; Nguyên Phó Chánh Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN; Nguyên Trưởng ban Ban Pháp chế Trung ương; Nguyên Trưởng ban Ban Trị sự...

Sơ lược tiểu sử Đại lão Hòa thượng Thích Đạt Thanh, Pháp chủ Giáo hội Tăng-già Nam Việt
Danh Tăng

Thời niên thiếu Đại lão Hòa thượng thượng Đạt hạ Thanh, pháp danh Như Thông, thế danh Võ Minh Thông, sau đổi tên là Võ Bửu Đạt. Ngài sinh vào giờ Ngọ, một ngày trong tiết Mạnh Xuân năm Đinh Sửu (1877), tại làng Tân Thới Thượng thuộc tổng Bình Thạnh Hạ, H.Bình Long, phủ...

Lược sử Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909 – 1984)
Danh Tăng

Hòa thượng húy Văn Kính, pháp danh Tâm Như, tự Đạo Giám, hiệu Thích Trí Thủ. Hòa thượng sanh giờ Hợi ngày 19.9 năm Kỷ Dậu tức ngày 1 tháng 11 năm 1909. Xuất thân từ một dòng tộc nối đời sùng mộ Phật pháp. Hòa thượng thuộc thế hệ thứ tám của họ Nguyễn,...

Tiểu sử Cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa(1918-1973)
Danh Tăng

I-THẾ TỘC: Hòa thượng húy Trần Thiện Hoa, pháp danh Thiện Hoa, hiệu Hoàn Tuyên, sanh ngày 7-8 năm Mậu Ngọ (1918), tại làng Tân Quy (sau đổi tên là An Phú Tân), quận Cầu Kè, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Trà Vinh). Hòa thượng là con út (thứ chín) trong gia đình. Thân...

Nguồn càng sâu – Dòng càng dài
Danh Tăng, Lịch sử, Nghiên cứu

Tác giả bài viết: TT. Thích Tâm Hạnh* Tóm tắt: Tổ sư Liễu Quán ở tổ trên nhánh cây, ăn rong “sột soạt” mà thiền cơ dĩnh ngộ, xuất kệ lập nên thiền phái, đời đời nối thạnh. Từ xưa đến nay, bậc Tổ đức nào miên mật công phu, chứng ngộ, bảo nhậm rồi sáng...

Thiền sư Vô Ngôn Thông
Danh Tăng

Vô Ngôn Thông là một vị sư người Trung Quốc, nhưng có công truyền bá Phật giáo vào Việt Nam. Sư đến Việt Nam vào năm 820, ở tại chùa Kiến Sơ, làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Vô Ngôn Thông là một thiền sư, cũng là tên một thiền phái Phật...

Tiểu sử Hoà thượng Tuệ Sỹ
Danh Tăng

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, thế danh Phạm Văn Thương, sinh ngày 15-2-1943 theo khai sanh (gia đình khai tăng tuổi để thầy đi học), tuổi thật sinh ngày 05 tháng 4 năm 1945 (nhằm ngày 23 tháng 02 năm Ất dậu), tại tỉnh Paksé, Lào; Thân phụ: Cụ ông Phạm Văn Phận, Pháp danh Trung Thảo, Thân mẫu: Cụ...

Cổ thụ trong rừng thiền (Hòa thượng Mật Hiển)
Danh Tăng

Hòa thượng Mật Hiển tại chánh điện chùa Trúc Lâm (ảnh 18/7/1989) 1.-    山有乔木 – Sơn hữu kiều mộc. Rừng già, vì trong đó có cổ thụ. Cây cao, bóng cả sừng sững giữa trời. Từ những mầm non mong manh, rồi chen chúc với cỏ dại, lau lách; năm tháng chồng chất bởi nắng, gió,...

Hòa thượng Chơn Giám Trí Hải – Tổ khai sơn Bích Liên Tự và dòng kệ truyền thừa
Danh Tăng

Dòng kệ truyền thừa của Hòa thượng Chơn Giám Trí Hải, Tổ khai sơn Bích Liên Tự ở tỉnh Bình Định, dù chỉ mới xuất hiện hơn 70 năm trở lại đây, nhưng dòng kệ này cũng đã góp phần làm cho sự phát triển của các Thiền phái Phật giáo tại miền Trung thêm...

Tiểu sử Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Sam (1929 -2018)
Danh Tăng

Suốt một đời, Hòa thượng sống hết sức bình thường dung dị, siêng năng cần cù, nhu hòa nhẫn nhịn. Tuy nghiêm khắc với bản thân, nhưng lời nói và việc làm luôn “tri hành hợp nhất”, hết lòng phụng sự Tam bảo, nên hạt giống Bồ-đề luôn giữ trọn trong tâm. Đại lão HT.Thích...

Vài nét về tiểu sử Hòa thượng Thích Trí Độ (1894 – 1979)
Danh Tăng

Với học hạnh kiêm ưu, công hạnh Đạo – Đời toàn vẹn, và những đóng góp to lớn cho đạo pháp và dân tộc như thế, Hòa hượng xứng đáng là ngôi sao Bắc Đẩu trong phong trào chấn hưng và thống nhất Phật giáo Việt Nam. TIỂU SỬ PHÁP SƯ TRÍ ĐỘ(1894 – 1979)...

Hòa thượng Thích Thiện Hoa: Cây đại thụ Đạo pháp – Dân tộc
Danh Tăng

Trong phong trào chấn hưng Phật Giáo Việt Nam, các bậc Long Tượng tiếp nối ra đời làm sáng ngời lịch sử Phật Giáo phục hưng, nhất là trong thời kỳ cận đại, những tấm gương sáng chói của phong trào phục hưng trong đó có Hòa Thượng Thích Thiện Hoa. Trong lịch sử dân...

Hòa thượng Thích Hiển Tu – Cốt cách của bậc Long tượng
Danh Tăng

Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc. Các bậc cao tăng như Thiền sư Vạn Hạnh, Phật hoàng Trần Nhân Tông,… đã hiến dâng hoa đời hương đạo, xiển dương chánh pháp, phụng sự dân tộc. Tiếp nối dòng lịch sử ấy, Hòa thượng Thích Hiển Tu – bậc Long tượng thạch...

Đôi nét về tiểu sử Hòa thượng Thích Thanh Tứ
Danh Tăng

Hòa thượng Thích Thanh Tứ (1927 – 2011) Thành viên Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, XII; Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc...

Thiền sư Khương Tăng Hội
Danh Tăng

Thiền sư Khương Tăng Hội là một trong những danh Tăng Việt Nam có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam. Nghiên cứu về ngài là thiết thực tìm về cội nguồn Phật giáo Việt Nam, cũng như tiếp nối những giá trị từ học phong của các thế hệ...