NỘI-DUNG KINH PHẠM-VÕNG
62 LOẠI TÀ KIẾN.
Phật thuyết-giảng Kinh Phạm-Võng để dạy về giới-luật, và các pháp cao-siêu vượt thoát được sáu mươi hai kiến-chấp vốn là các tà-kiến đã lôi kéo con người vào vòng sanh-tử khổ-đau của Luân-hồi.
PHẠM-VÕNG nghiã là: Phạm là cõi trời Phạm (Brahma); Võng là lưới; phạm-võng là màn lưới ở cõi Trời Phạm bao trùm cả vũ-trụ. Tựa như một mẻ lưới lớn quăng xuống hồ bắt trọn hết các loài cá tôm, Kinh Phạm-Võng nầy bao trùm được hết tất cả 62 kiến-chấp; chỉ có các bực ”Như-Lai đã giác-ngộ chẳng còn chấp-thủ, (mới) được hoàn-toàn giải-thoát” (khỏi các tà-kiến đó).
Nội dung bản Kinh rất dài, có thể chia ra ba phần: (1) các giới-luật; (2) các kiến-chấp; (3) nguyên-nhân vướng vào các kiến-chấp đó và cách vượt thoát.
1. Các giới-luật là các điều răn-cấm, gồm có ba cấp: Tiểu-giới dành cho kẻ tu-hành thấp; Trung-giới và Đại-giới dành cho bực tu-hành cao.
2.- Các kiến-chấp là các tà-kiến khiến nghiệp-lực lôi-kéo kẻ dính mắc phải trôi-lăn mãi trong cõi Luân-hồi. Có tất cả 62 kiến-chấp: 18 kiến-chấp liên-quan về quá-khứ và 44 kiến-chấp liên-quan về tương-lai. Trong 44 kiến-chấp về tương-lai bao gồm 5 luận-chấp về Hiện-tại Niết-bàn-luận.
Năm luận-chấp về Hiện-tại Niết-bàn-luận này do các Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương rằng, trong hiện-tại bản-ngã của chúng-sanh có thể đạt tới cõi Niết-bàn tối-thượng: (1) khi bản-ngã tận hưởng năm món dục-lạc (thú vui vật-chất) do các giác-quan mang đến; (2) khi bản-ngã ấy biết lià xa các dục-lạc, đạt đến cõi Sơ-thiền; (3) khi bản-ngã ấy … đạt đến cõi Nhị-thiền; (4) khi bản-ngã ấy … đạt đến cõi Tam-thiền; (5) khi bản-ngã ấy … đạt đến cõi Tứ-thiền. (TN. Mtl 2006-02-27)
3.- Nguyên-nhân vướng vào các kiến-chấp là sự chấp-thủ vào các kinh-nghiệm do sự xúc-cảm của các căn gây nên các cảm-thọ, rồi từ thọ đến ái, từ ái đến thủ (tức là sự chấp-thủ). Nếu biết như-thật các cảm-thọ: sự tập-khởi, sự diệt-trừ, vị ngọt, sự nguy-hiểm và sự xuất-ly khỏi chúng, sẽ vượt ra ngoài các kiến-chấp đó.
Kinh Trường Bộ
62 LOẠI TÀ KIẾN
(Kinh Phạm Võng)
HT. Thích Minh Châu dịch Việt
30. Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Thường trú luận, chấp rằng: “Bản ngã về thế giới là thường còn” với bốn luận chấp. Và những Sa-môn, Bà-la-môn này, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương Thường trú luận, và chấp bản ngã và thế giới là thường còn với bốn luận chấp?
31. Này các Tỷ-kheo, nhờ nhiệt tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định; khi tâm nhập định, vị ấy nhớ được nhiều đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, trăm đời, ngàn đời, trăm ngàn đời, vô số trăm đời, vô số ngàn đời, vô số trăm ngàn đời, nhớ rằng: Khi được sanh tại chỗ ấy, tôi đã sống với tên như thế này, giòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, lạc thọ khổ thọ như thế này, tuổi thọ như thế này. Từ chỗ ấy chết đi, tôi lại được sanh đến chỗ kia. Tại chỗ kia, tôi đã sống tên như thế này, giòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, lạc thọ, khổ thọ như thế này, tuổi thọ như thế này. Từ chỗ kia chết đi tôi được sanh tại chỗ này”. Như vậy người ấy nhớ nhiều đời quá khứ, với những đặc điểm và những chi tiết. Người ấy nói rằng: “Bản ngã và thế giới là thường trú, bất sanh, vững chắc như đảnh núi, như trụ đá; còn những loại hữu tình kia thời lưu chuyển luân hồi, chết đi sanh lại, tuy vậy chúng vẫn thường trú. Tại sao vậy? Vì rằng tôi do nhờ nhiệt tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm… còn những loại hữu tình kia thì lưu chuyển luân hồi, chết đi sanh lại, tuy vậy chúng vẫn thường trú”.
Này các Tỷ-kheo đó là lập trường thứ nhất, y chỉ theo đó, căn cứ theo đó, một số những vị Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Thường trú luận, và chấp rằng bản ngã và thế giới là thường còn.
32. Trường hợp thứ hai, có những Sa-môn, Bà-la-môn y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương Thường trú luận, và chấp rằng bản ngã và thế giới là thường còn?
Này các Tỷ-kheo, ở đời này có Sa-môn hay Bà-la-môn, nhờ nhất tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định, khi tâm nhập định, vị ấy nhớ được nhiều đời sống quá khứ, như một thành kiếp hoại kiếp, hai thành kiếp hoại kiếp, ba thành kiếp hoại kiếp, mười thành kiếp hoại kiếp; nhớ rằng: “Khi được sanh tại chỗ ấy, tôi đã sống với tên như thế này, giòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, lạc thọ khổ thọ như thế này… còn những loại hữu tình kia lưu chuyển luân hồi, chết đi sanh lại, tuy vậy chúng vẫn thường trú”.
Này các Tỷ-kheo, đó là lập trường thứ hai, y chỉ theo đó, căn cứ theo đó, một số những Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Thường trú luận và chấp rằng, bản ngã và thế giới thường còn.
33. Trường hợp thứ ba, những Sa-môn hay Bà-la-môn, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương Thường trú luận, và cho rừng bản ngã và thế giới là thường còn?
Này các Tỷ-kheo, ở đời này có Sa-môn hay Bà-la-môn, nhờ nhất tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, vị ấy nhớ được nhiều đời sống quá khứ, như mười thành kiếp hoại kiếp, hai mươi thành kiếp hoại kiếp, ba mươi thành kiếp hoại kiếp, bốn mươi thành kiếphoại kiếp, năm mươi thành kiếp hoại kiếp; nhớ rằng: “Khi được sanh tại chỗ ấy, tôi đã sống với tên như thế này, giòng họ như thế này, giai cấp như thế này, lạc thọ khổ thọnhư thế này, tuổi thọ như thế này. Từ chỗ ấy, chết đi, tôi lại được sanh đến chỗ kia. Từ chỗ ấy, chết đi, tôi lại được sanh đến chỗ kia. Tại chỗ kia, tôi đã sống với tên như thế này, giòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, lạc thọ khổ thọnhư thế này, tuổi thọ như thế này. Từ chỗ kia chết đi, tôi được sanh tại chỗ này”. Như vậy người ấy nhớ nhiều đời quá khứ với những đặc điểm và những chi tiết. Người ấy nói: “Bản ngã và thế giới là thường trú, bất sanh, vững chắc như đảnh núi, như trụ đá; còn những loại hữu tình kia thì lưu chuyển luân hồi, chết đi sanh lại, tuy vậy, chúng vẫn thường trú. Tại sao vậy? Vì rằng tôi nhờ nhiệt tâm… nên tâm nhập định như vậy. Khi tâm nhập định như vậy, tôi nhớ được nhiều đời sống quá khứ, như mười thành kiếp, hoại kiếp… bốn mươi thành kiếp hoại kiếp”. Nhớ rằng: “Khi được sanh tại chỗ ấy, tôi sống với tên như thế này… tôi được sanh tại chỗ này”. Như vậy người ấy nhớ nhiều đời quá khứ với những với những đặc điểm và những chi tiết. Người ấy nói: “Bản ngã và thế giới là thường trú, bất sanh, vững chắc như đảnh núi, trụ đá… còn những loại hữu tình kia thì lưu chuyển, luân hồi, chết đi sanh lại, tuy vậy chúng vẫn thường trú”.
Này các Tỷ-kheo, đó là lập trường thứ ba, y chỉ theo đó, căn cứ theo đó, một số Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Thường trú luận, chấp bản ngã và thế giới thường còn.
34. Trường hợp thứ tư, những Sa-môn, Bà-la-môn y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương Thường trú luận, và chấp bản ngã và thế giới thường còn?
Này các Tỷ-kheo, ở đời có Sa-môn hay Bà-la-môn, là nhà suy luận, là nhà thẩm sát. Do sự chia chẻ của suy luận, và sự tùy thuận theo thẩm sát, vị này tuyên bố như thế này: “Bản ngã và thế giới là thường trú, bất sanh, vững chắc như đảnh núi, như trụ đá, còn những loại hữu tình kia thời lưu chuyển luân hồi, chết đi sanh lại, tuy vậy chúng vẫn thường còn”.
Này các Tỷ-kheo, đó là lập trường thứ tư, y chỉ theo đó, căn cứ theo đó, một số Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Thường trú luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn.
35. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn này, chủ trương Thường trú luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn, với bốn luận chấp. Nếu có những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương Thường trú luận, chấp rằng: “Bản ngã và thế giới là thường còn”, chúng sẽ chấp cả bốn luận chấp trên, hay một trong những luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.
36. Này các Tỷ-kheo, Như Lai tuệ tri như thế này: “Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, chấp thủ như vậy, sẽ đưa đến những cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy”. Như Lai biết như vậy, Ngài lại biết hơn thế nữa, và Ngài không chấpsở tri ấy. Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm chứng được tịch tịnh. Ngài như thậtbiết sự tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ biết vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ.
37. Những chấp pháp ấy, này các Tỷ-kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể phân biệt. Những pháp ấy, Như Lai đã thắng tri, giác ngộ và tuyên thuyết; và chính những pháp ấy, những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.
Tụng phẩm thứ hai
1. Này các Tỷ-kheo, lại có những Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình và vô thường đối với một hạng hữu tình khác, với bốn luận chấp. Và những Sa-môn, Bà-la-môn ấy, y chỉ gì, căn cứ gì chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình và vô thường đối với một hạng hữu tình khác, với bốn luận chấp?
2. Này các Tỷ-kheo, có một thời đến một giai đoạn nào đó, sau một thời hạn rất lâu, thế giới này chuyển hoại. Trong khi thế giới chuyển hoại, các loại hữu tình phần lớn sanh qua cõi Abhassara (Quang Âm thiên). Ở tại đấy, những loại chúng sanh này do ý sanh, nuôi sống bằng hỷ, tự chiếu hào quang, phi hành trên hư không, sống trong sự quang vinh, và sống như vậy một thời gian khá dài.
3. Này các Tỷ-kheo, có một thời đến một giai đoạn nào đó, sau một thời hạn rất lâu, thế giới này chuyển thành. Trong khi thế giới này chuyển thành, Phạm cung được hiện ra, nhưng trống không. Lúc bấy giờ, một hữu tình, hoặc thọ mạng đã tận, hay phước báo đã tận, mạng chung từ Quang Âm thiên, sanh qua Phạm cung trống rỗng ấy. Vị ấy ở tại đấy, do ý sanh, nuôi sống bằng hỷ, tự chiếu hào quang, phi hành trên hư không, sống trong sự quang vinh, và sống như vậy trong một thời gian khá dài.
4. Vị này, tại chỗ ấy, sau khi sống lâu một mình như vậy, khởi ý chán nản, không hoan hỷ và có kỳ vọng: “Mong sao có các loài hữu tình khác, cũng đến tại chỗ này!” Lúc bấy giờ, các loài hữu tình khác, hoặc thọ mạng đã tận, hay phước báo đã tận, bị mệnh chung và từ thân Quang Âm thiên, sanh qua Phạm cung để làm bạn với vị hữu tình kia. Những loại hữu tình ở đấy cũng do ý sanh, nuôi sống bằng hỷ, tự chiếu hào quang, phi hành trên hư không, sống trong sự quang vinh, và sống như vậy, trong một thời gian khá dài.
5. Lúc bấy giờ, này các Tỷ-kheo, vị hữu tình đầu tiên sanh qua nghĩ rằng: “Ta là Phạm thiên, Đại Phạm thiên, Toàn năng, Tối thắng, Biến nhãn, Thượng tôn, Thượng đế, Sáng tạo chủ, Hóa sanh chủ, Đại tôn, Chúa tể mọi định mạng, đấng Tự tại, Tổ phụ các chúng sanh đã và sẽ sanh. Những loài hữu tình ấy do chính ta sanh ra. Tại sao vậy? Vì chính do ta khởi niệm: Mong sao các loài hữu tình khác cũng đến tại chỗ này – Chính do sở nguyện của ta mà những loài hữu tình ấy đến tại chỗ này”. Các loài hữu tình đến sau cũng nghĩ như thế này: “Vị ấy là Phạm thiên, Đại Phạm thiên, đấng Toàn năng, Tối thắng, Biến nhãn, Thượng tôn, Thượng đế, Sáng tạo chủ, Hóa sanh chủ, Đại tôn, Chúa tể mọi định mạng, đấng Tự tại, Tổ phụ các chúng sanh đã và sẽ sanh. Chúng ta do vị Phạm thiên này hóa sanh. Vì sao vậy? Vì ta đã thấy vị này sanh trước ở đây rồi. Còn chúng ta thì sanh sau”
6. Này các Tỷ-kheo, vị hữu tình sanh ra đầu tiên ấy sống được lâu hơn, sắc tướng tốt đẹp hơn và được nhiều uy quyền hơn. Còn các loài hữu tình sanh sau thì sống ngắn hơn, sắc tướng ít tốt đẹp hơn và được ít quyền hơn. Này các Tỷ-kheo, sự tình này xảy ra. Một trong các loài hữu tình ấy, sau khi từ bỏ thân kia lại thác sanh đến cõi này. Khi đến cõi này, vị ấy xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Sau khi xuất gia từ bỏgia đình, sống không gia đình, vị ấy, nhờ nhiệt tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, vị ấy nhớ tới đời sống quá khứ ấy, chớ không nhớ xa hơn đời sống ấy. Vị ấy nói rằng: “Vị kia là Phạm thiên, Đại Phạm thiên, đấng Toàn năng, Tối thắng, Biến nhãn, Thượng tôn, Thượng đế, Sáng tạo chủ, Hóa sanh chủ, Đại tôn, Chúa tể mị định mạng, đấng Tự Tại, Tổ phụ các chúng sanh đã và sẽ sanh. Chúng ta do vị Phạm thiên ấy hóa sanh. Vị ấy là thường hằng, kiên cố, thường trú, không bị chuyển biến, thường trú như vậy mãi mãi. Còn chúng ta do vị Phạm thiên ấy hóa sanh đến tại chỗ này. Chúng ta là vô thường, không kiên cố, yểu thọ và chịu sự biến dịch”.
Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ nhất, y chỉ theo đó, căn cứ theo đó, một số Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình và vô thường đối với một hạng hữu tình khác.
7. Trường hợp thứ hai, lại có những Sa-môn, Bà-la-môn, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận, chấp bản ngã và thế giớilà thường còn đối với một hạng hữu tình và vô thường đối với một hạng hữu tìnhkhác?
Này các Tỷ-kheo, có những hạng chư Thiên gọi là Khiddàpadosikà (bị nhiễm hoặc bởi dục lạc). Những vị này sống lâu ngày, mê say trong hý tiếu dục lạc. Vì sống lâu ngày, mê say trong hý tiếu dục lạc, nên bị thất niệm. Do thất niệm, các chư Thiên ấy thác sanh, từ bỏ thân thể chúng.
8. Này các Tỷ-kheo, sự tình này xảy ra. Một trong các loài hữu tình kia khi thác sanhtừ bỏ thân thể ấy, lại sanh đến chỗ này. Khi đến tại chỗ này, vị ấy xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Sau khi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, vị ấy nhờ nhất tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, vị ấy nhớ đến đời sống quá khứ ấy, chớ không nhớ xa hơn đời sống ấy.
9. Vị ấy nói rằng: “Những chư Thiên không bị nhiễm hoặc bởi dục lạc, chúng sống lâu ngày không mê say trong hý tiếu dục lạc. Vì sống lâu ngày không mê say trong hý tiếu dục lạc, nên không bị thất niệm. Nhờ không thất niệm, nên những chư Thiên ấy không thác sanh từ bỏ thân thể của chúng, sống thường hằng, kiên cố, thường trú, không bị chuyển biến, thường trú như vậy mãi mãi. Còn chúng ta đã bị nhiễm hoặc bởi dục lạc, sống lâu ngày mê say trong hý tiếu dục lạc. Vì chúng ta sống lâu ngày mê say trong hý tiếu dục lạc, nên bị thất niệm. Do thất niệm, chúng ta từ bỏ thân thể này, sống vô thường, không kiên cố, yểu thọ, chịu sự biến dịch và thác sanh đến tại chỗ này”.
Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ hai, y chỉ theo đó, căn cứ theo đó, một số Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình, và vô thường đối với một hạng hữu tình khác.
10. Trường hợp thứ ba, lại có những Sa-môn, Bà-la-môn, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận, chấp bản ngã và thế giớilà thường còn với một hạng hữu tình, và vô thường đối với một hạng hữu tình khác?
Này các Tỷ-kheo, có những hạng chư Thiên gọi là Manopadosikà (bị nhiễm hoặc bởi tâm trí). Chúng sống lâu ngày nung nấu bởi sự đố kỵ lẫn nhau. Vì sống lâu ngày nung nấu bởi sự đố kỵ lẫn nhau, tâm trí của chúng oán ghét lẫn nhau. Vì tâm trí oán ghét lẫn nhau, nên thân chúng mệt mỏi, tâm chúng mệt mỏi. Các hạng chư Thiên ấy thác sanh từ bỏ thân thể này của chúng.
11. Này các Tỷ-kheo, sự tình này xảy ra. Một trong các vị hữu tình kia, khi thác sanhtừ bỏ thân thể ấy, lại sanh đến cõi này. Khi đến tại chỗ này, vị ấy xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Sau khi xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, vị ấy nhờ nhất tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, vị ấy nhớ đến đời sống quá khứ ấy, nhưng không nhớ xa hơn đời sống ấy.
12. Vị ấy nói rằng: “Những vị chư Thiên không bị nhiễm hoặc bởi tâm trí, chúng sống lâu ngày không nung nấu bởi sự đố kỵ lẫn nhau. Vì sống lâu ngày không nung nấu bởi sự đố kỵ lẫn nhau, tâm trí của chúng không oán ghét nhau. Vì tâm trí chúng không oán ghét nhau, nên thân chúng không mệt mỏi, tâm chúng không mệt mỏi. Những hàng chư Thiên ấy không thác sanh từ bỏ thân thể của chúng, sống thường hằng kiên cố, thường trú, không bị chuyển biến, thường trú như vậy mãi mãi”. Còn chúng ta bị nhiễm hoặc bởi tâm trí, sống lâu ngày nung nấu bởi sự đố kỵ lẫn nhau, nên tâm tríchúng ta oán ghét lẫn nhau. Vì tâm trí chúng ta oán ghét lẫn nhau, nên thân mệt mỏivà tâm mệt mỏi. Chúng ta thác sanh, từ bỏ thân này, sống vô thường không kiên cố, yểu thọ, chịu sự biến dịch và thác sanh đến tại chỗ này”.
Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ ba, y chỉ theo đó, căn cứ theo đó, một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình và vô thường đối với một hạng hữu tình khác.
13. Trường hợp thứ tư, lại có những Sa-môn, Bà-la-môn, y chỉ gì, căn cứ gì chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận, chấp bản ngã và thế giớilà thường còn đối với một hạng hữu tình và vô thường đối với một hạng hữu tìnhkhác.
Này các Tỷ-kheo, có Sa-môn, hay Bà-la-môn là nhà suy luận, là nhà thẩm sát. Do sự chia chẻ biện bác của suy luận và sự tùy thuộc theo thẩm sát, vị này tuyên bố như thế này: “Cái gọi là mắt, là tai, là mũi, là lưỡi, là thân, cái bản ngã ấy vô thường, không kiên cố, không thường trú, bị chuyển biến. Cái gọi là tâm, là ý, là thức, cái bản ngã ấy là thường còn, bất biến, thường trú, không bị chuyển biến, thường hằng như vậy mãi mãi”.
Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ tư, y chỉ theo đó, căn cứ theo đó, một số Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình, và vô thường đối với một hạng hữu tình khác.
14. Này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn, Bà-la-môn này chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn với bốn luận chấp. Nếu có những Sa-môn hay Bà-la-môn chủ trương Thường trú luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn, chúng sẽ chấp cả bốn luận chấp trên, hay một trong những luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.
15. Này các Tỷ-kheo, Như Lai biết rằng: “Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, chấp thủ như vậy, sẽ đưa đến những cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy”. Như Lai tuệ tri như vậy, Ngài lại tuệ tri hơn thế nữa, và Ngài không chấp sở triấy. Nhờ không chấp sở tri ấy, nội tâm được tịch tịnh. Ngài như thật biết sự tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ biết vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ.
Những pháp ấy, này các Tỷ-kheo, là những pháp sâu kín khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể nhận biết. Những pháp ấy, những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.
16. Này các Tỷ-kheo, có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hữu biên Vô biên luận, chấp thế giới là Hữu biên Vô biên với bốn luận chấp. Và những Sa-môn, Bà-la-môn này, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương Hữu biên Vô biên luận, chấp thế giới là hữu biên vô biên với bốn luận chấp?
17. Này các Tỷ-kheo, ở đây có Sa-môn hay Bà-la-môn, nhờ nhiệt tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, vị ấy sống ở trong đời với tư tưởng thế giới là hữu biên. Vị ấy nói rằng: “Thế giới này là hữu biên, có một đường vòng chung quanh. Vì sao vậy? Vì tôi, nhờ nhất tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, tôi sống với tư tưởng thế giới là hữu biên. Do đó tôi biết rằng thế giới này là hữu biên, có một đường vòng chung quanh”.
Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ nhất, y chỉ theo đó, căn cứ theo đó, một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hữu biên Vô biên luận, chấp thế giới là hữu biên và vô biên.
18. Trường hợp thứ hai, có những Sa-môn, Bà-la-môn, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương Hữu biên Vô biên luận, chấp thế giới là hữu biên và vô biên?
Này các Tỷ-kheo, ở đây có Sa-môn, Bà-la-môn, nhờ nhất tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, vị ấy sống ở trong đời với tư tưởng thế giới là vô biên. Vị ấy nói: “Thế giới này là vô biên, không có giới hạn”. Những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào đã nói: “Thế giới này là hữu biên, có một đường vòng xung quanh”, những vị ấy nói không đúng sự thật. Thế giới này là vô biên, không có giới hạn. Tại sao vậy? Vì tôi nhờ nhất tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, tôi sống với tư tưởng thế giới là vô biên. Do đó tôi biết: “Thế giới này là vô biên, không có giới hạn”.
Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ hai, y chỉ như vậy, căn cứ như vậy, có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hữu biên Vô biên luận, chấp thế giới là hữu biên vô biên.
19. Trường hợp thứ ba, lại có những Sa-môn, Bà-la-môn, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương Hữu biên Vô biên luận, chấp thế giới là hữu biên vô biên?
Này các Tỷ-kheo, ở đây có Sa-môn hay Bà-la-môn, nhờ nhất tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, vị ấy sống ở trong đời với tư tưởng thế giới là hữu biên về phía trên, phía dưới và thế giới là Vô biên về phía bề ngang. Vị ấy nói: “Thế giới này là hữu biên và vô biên”. Những Sa-môn, Bà-la-môn nào đã nói: “Thế giới này là hữu biên, có một đường vòng xung quanh, thì những vị ấy nói không đúng sự thật”. Những Sa-môn, Bà-la-môn nào đã nói: “Thế giới này là vô biên không có giới hạn thì những vị ấy nói không đúng sự thật. Thế giới này vừa là hữu biên, vừa là vô biên. Tại sao vậy? Vì rằng, tôi nhờ nhất tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, tôi sống ở trong đời với tư tưởng, thế giới là hữu biên về phía trên, phía dưới, và thế giới là vô biên về phía bề ngang. Do vậy tôi biết: “Thế giới này vừa là hữu biên vừa là vô biên”.
Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ ba, y chỉ như vậy, căn cứ như vậy, một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hữu biên Vô biên luận, chấp thế giới là hữu biên vô biên.
20. Trường hợp thứ tư, lại có những Sa-môn, Bà-la-môn, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương Hữu biên Vô biên luận, chấp thế giới là hữu biên vô biên?
Này các Tỷ-kheo, ở đây có Sa-môn hay Bà-la-môn là nhà suy luận, là nhà thẩm sát. Do sự chia chẻ biện bác của suy luận và sự tùy thuận theo thẩm sát, vị này tuyên bốnhư sau: “Thế giới này không phải là hữu biên, cũng không phải là vô biên. Những Sa-môn, Bà-la-môn nào đã nói: “Thế giới này là hữu biên có giới hạn xung quanh”, những vị ấy nói không đúng sự thật. Lại những Sa-môn, Bà-la-môn nào đã nói: “Thế giới này là vô biên không có giới hạn” những vị ấy cũng nói không đúng sự thật. Lại những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào đã nói: “Thế giới này vừa là hữu biên vừa là vô biên”, những vị ấy cũng nói không đúng sự thật. Thế giới này cũng không phải là hữu biên, cũng không phải là vô biên.
21. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn này chủ trương Hữu biên Vô biên luận với bốn luận chấp. Nếu có những Sa-môn hay Bà-la-môn nào chủ trương Hữu biên Vô biên luận, chấp thế giới là hữu biên vô biên, chúng sẽ chấp cả bốn luận chấp trên, hay một trong những luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.
22. Này các Tỷ-kheo, Như Lai tuệ tri như thế này: “Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, chấp thủ như vậy, sẽ đưa đến những cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy”. Như Lai tuệ tri như vậy. Ngài lại tuệ tri hơn thế nữa, và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm được tịch tịnh. Ngài như thậttuệ tri sự tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ tuệ tri vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ.
Những pháp ấy, này các Tỷ-kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người trí mới có thể nhận biết. Những pháp ấy Như Lai tự chứng tri, giác ngộ và truyền thuyết; và chính những pháp ấy những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.
23. Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Ngụy biện luận. Khi bị hỏi vấn đề này hay vấn đề khác dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn với bốn luận chấp. Và những Sa-môn, Bà-la-môn ấy, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương ngụy biện luận, khi bị hỏi vấn đề này hay vấn đề khác dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn với bốn luận chấp?
24. Này các Tỷ-kheo, ở đây có Sa-môn hay Bà-la-môn không như thật biết “Đây là thiện” không như thật biết “Đây là bất thiện”. Vị ấy nghĩ: Tôi không như thật biết: “Đây là thiện”, không như thật biết: “Đây là bất thiện” và nếu tôi trả lời: “Đây là thiện” hoặc tôi trả lời: “Đây là bất thiện”, thời dục, tham, sân hoặc hận, khởi lên nơi tôi . Nếu dục, tham, sân hoặc hận, khởi lên nơi tôi, như vậy tôi có thể bị sai lầm. Nếu tôi sai lầm thì tôi bị phiền muộn. Nếu tôi bị phiền muộn sẽ thành một chướng ngại cho tôi – Như vậy, vì sợ sai lầm, vì chán ghét sai lầm, nên vị ấy không trả lời: “Đây là thiện”, cũng không trả lời: “Đây là bất thiện”. Khi hỏi đến vấn đề này hay vấn đề khác, vị ấy dùng lời ngụy biện trườn uốn như con lươn: “Tôi không nói là như vậy. Tôi không nói là như kia. Tôi không nói là khác như thế. Tôi không nói là không phải như thế. Tôi không nói là không không phải như thế”.
Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ nhất, y chỉ như vậy, căn cứ như vậy, một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Ngụy biện luận, khi bị hỏi vấn đề này hay vấn đề khác dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn.
25. Trường hợp thứ hai, lại có những Sa-môn, Bà-la-môn, y chỉ gì, căn cứ gì chủ trương Ngụy biện luận, khi bị hỏi vấn đề này hay vấn đề khác dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn?
Này các Tỷ-kheo, ở đây có Sa-môn hay Bà-la-môn, không như thật biết “Đây là thiện”, không như thật biết “Đây là bất thiện”. Vị ấy nghĩ: Tôi không như thật biết: “Đây là thiện”, không như thật biết: “Đây là bất thiện”. Vì tôi không như thật biết: “Đây là thiện”, không như thật biết “Đây là bất thiện”. Và nếu tôi trả lời: “Đây là thiện” hoặc tôi trả lời: “Đây là bất thiện”, thời dục, tham, sân hoặc hận, khởi lên nơi tôi. Nếu dục, tham, sân hoặc hận khởi lên nơi tôi, như vậy tôi có thể chấp thủ. Nếu tôi chấp thủ, thì tôi bị phiền muộn. Nếu tôi bị phiền muộn, thời thành một chướng ngại cho tôi
Như vậy, vì sợ chấp thủ, vì chán ghét chấp thủ, nên vị ấy không trả lời: “Đây là thiện”, cũng không trả lời: “Đây là bất thiện”. Khi bị hỏi đến vấn đề này hay vấn đề khác, vị ấy dùng lời ngụy biện trườn uốn như con lươn: “Tôi không nói là như vậy. Tôi không nói là như kia. Tôi không nói là khác như thế. Tôi không nói là không phải như thế. Tôi không nói là không không phải như thế”. Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ hai, y chỉ như vậy, căn cứ như vậy, một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Ngụy biện luận, khi bị hỏi đến vấn đề này hay vấn đề khác, dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn.
26. Trường hợp thứ ba, lại có những Sa-môn, Bà-la-môn, y chỉ gì, căn cứ gì chủ trương ngụy biện luận, khi bị hỏi vấn đề này hay vấn đề khác dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn?
Này các Tỷ-kheo, ở đây có Sa-môn hay Bà-la-môn không như thật biết “Đây là thiện”, không như thật biết “Đây là bất thiện”. Vị ấy nghĩ: Tôi không như thật biết: “Đây là thiện”, không như thật biết: “Đây là bất thiện”. Vì tôi không như thật biết “Đây là thiện”, không như thật biết “Đây là bất thiện” và nếu tôi trả lời: “Đây là thiện” hoặc trả lời: “Đây là bất thiện”, có những Sa-môn, Bà-la-môn, bác học, tế nhị, nghị luận biện tài, biện bácnhư chia chẻ sợi tóc, những vị này đi chỗ này chỗ kia, như muốn đả phá các tà kiếnvới trí tuệ của chúng, chúng có thể đọ tài, chất vấn và cật nạn tôi. Nếu chúng đọ tài, chất vấn, cật nạn tôi, tôi có thể không giải đáp được cho chúng. Nếu tôi không giải đáp được cho chúng, thì tôi bị phiền muộn. Nếu tôi bị phiền muộn thời thành một chướng ngại cho tôi – Như vậy, vì sợ bị thử thách, vì chán ghét thử thách, nên vị ấy không trả lời: “Đây là thiện”, cũng không trả lời. “Đây là bất thiện”. Khi bị hỏi đến vấn đề này hay vấn đề khác, vị ấy dùng lời ngụy biện trườn uốn như con lươn: “Tôi không nói là như vậy. Tôi không nói là như kia. Tôi không nói là khác như thế. Tôi không nói là không phải như thế. Tôi không nói là không không phải như thế”. – Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ ba, y chỉ như vậy, căn cứ như vậy, một số Sa-môn, chủ trương ngụy biện luận, khi bị hỏi vấn đề này hay vấn đề khác dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn.
27. Trường hợp thứ tư, lại có những Sa-môn, Bà-la-môn, y chỉ gì, căn cứ gì chủ trương Ngụy biện luận, khi bị hỏi vấn đề này hay vấn đề khác dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn?
Này các Tỷ-kheo, ở đây có Sa-môn, Bà-la-môn đần độn ngu si. Vị này, vì đần độn ngu si, khi bị hỏi vấn đề nay hay vấn đề khác, liền dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn: “Anh hỏi tôi có một thế giới khác hay không?” Nếu tôi nghĩ “Có một thế giới khác”, tôi có thể trả lời với anh: “Có một thế giới khác”. Nhưng tôi không nói là như vậy. Tôi không nói là như kia. Tôi không nói là khác như thế. Tôi không nói là không phải như thế. Tôi không nói là không không phải như thế. Nếu anh hỏi tôi: “Không có một thế giới khác phải không?” Nếu tôi nghĩ: “Không có một thế giới khác”, tôi có thể trả lời với anh: “Không có một thế giới khác”. Nhưng tôi không nói là như vậy. Tôi không nói là như kia. Tôi không nói là khác như thế. Tôi không nói là không phải như thế. Tôi không nói là không không phải như thế. Nếu anh hỏi tôi “Không có một thếgiới khác phải không?” (… như trên… ) “Cũng có và cũng không có một thế giới khác?” “Cũng không có và cũng không không có một thế giới khác?”, “Có loại hữu tình hóa sanh?”, “Không có loại hữu tình hóa sanh?” “Cũng có và cũng không có loại hữu tìnhhóa sanh?” “Cũng không có và cũng không không có loại hữu tình hóa sanh?”, “Có kết quả dị thục của các nghiệp thiện và ác?”, “Không có kết quả dị thục của những nghiệp thiện và ác?”, “Cũng có và cũng không có kết quả dị thục của những nghiệp thiện và ác?”, “Cũng không có và cũng không không có kết quả dị thục của những nghiệp thiện và ác?”, “Như Lai có tồn tại sau khi chết?”, “Như Lai không có tồn tại sau khi chết?”, “Như Lai có và không có tồn tại sau khi chết?”, “Như Lai không có và cũng không không có tồn tại sau khi chết?”. Anh hỏi tôi như vậy. Nếu tôi nghĩ : “Như Lai không có và cũng không không có tồn tại sau khi chết”. Tôi có thể trả lời : “Như Lai không có và cũng không không có tồn tại sau khi chết”. Nhưng tôi không nói là như vậy. Tôi không nói là như kia. Tôi không nói là khác như thế. Tôi không nói là không phải như thế. Tôi không nói là không không phải như thế.
Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ tư, y chỉ như vậy, căn cứ như vậy, một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Ngụy biện luận, khi bị hỏi vấn đề này hay vấn đề khác dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn.
28. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Ngụy biện luận. Khi bị hỏi vấn đề này hay vấn đề khác, dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn với bốn luận chấp. Nếu có những Sa-môn hay Bà-la-môn nào chủ trương Ngụy biện luận, khi bị hỏi vấn đề này hay vấn đề khác dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn, chúng sẽ chấp cả bốn luận chấp trên hay một trong những luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.
29. Này các Tỷ-kheo, Như Lai tuệ tri như thế này : “Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, chấp thủ như vậy, sẽ đưa đến cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy”. Như Lai tuệ tri như vậy. Ngài lại tuệ tri hơn thế nữa. Và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm được tịch tịnh. Ngài như thật tuệ tri sự tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ tuệ tri vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ.
Những pháp ấy, này các Tỷ-kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể phân biệt. Những pháp ấy Như Lai đã tự chứng tri, giác ngộ và truyền thuyết. Và chính những pháp ấy những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.
30. Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Vô nhân luận, chấp bản ngã và thế giới do vô nhân sanh với hai luận chấp. Và những Sa-môn, Bà-la-môn ấy, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương Vô nhân luận, chấp bản ngã và thế giới do vô nhânsanh?
31. Này các Tỷ-kheo, có những chư Thiên gọi là Vô tưởng hữu tình. Khi một tưởng niệm khởi lên, thời chư Thiên ấy thác sanh, từ bỏ thân chư Thiên của mình. Này các Tỷ-kheo, sự tình này xẩy ra. Một trong loài hữu tình ấy, khi thác sanh từ bỏ thân chư Thiên ấy của mình, lại sanh đến cõi này. Khi đến tại chỗ này, vị ấy xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Sau khi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, vị ấy nhờ nhiệt tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định. Vị ấy nhớ đến khi tưởng niệm phát sanh, chớ không nhớ xa hơnnữa. Vị ấy nói : “Bản ngã và thế giới do vô nhân sanh. Tại sao vậy? Vì rằng tôi trước kia không có, nay tôi có. Từ nơi trạng thái không có, tôi trở thành loài hữu tình”.
Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ nhất, y chỉ như vậy, căn cứ như vậy, một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Vô nhân luận, chấp bản ngã và thế giới do vô nhânsanh.
32. Trường hợp thứ hai, những Sa-môn, Bà-la-môn, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương Vô nhân luận, chấp bản ngã và thế giới do vô nhân sanh?
Này các Tỷ-kheo, ở đây có Sa-môn hay Bà-la-môn là nhà biện luận, là nhà thẩm sát. Do sự chia chẻ biện bác của suy luận và sự tùy thuận theo thẩm sát, vị ấy tuyên bố : “Bản ngã và thế giới vô nhân sanh”.
Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ hai, y chỉ như vậy, căn cứ như vậy, một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Vô nhân luận, chấp bản ngã và thế giới do vô nhân sanh.
33. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Vô nhân luận, chấp bản ngã và thế giới do vô nhân sanh với hai luận chấp. Nếu có những Sa-môn hay Bà-la-môn nào chủ trương Vô nhân luận, chấp bản ngã và thế giới do vô nhân sanh, chúng sẽ chấp cả hai luận chấp trên hay một trong những luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.
34. Này các Tỷ-kheo, Như Lai tuệ tri như thế này : “Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, chấp thủ như vậy, sẽ đưa đến cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy”. Như Lai tuệ tri như vậy, Ngài lại tuệ tri hơn thế nữa, và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm được tịch tịnh. Ngài như thật tuệ tri sự tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ tuệ tri như vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ. Những pháp ấy, này các Tỷ-kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể phân biệt. Những pháp ấy Như Lai đã tự chứng tri, giác ngộ và tuyên thuyết. Và chính những pháp ấy những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.
35. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn luận bàn về quá khứ tối sơ, chấp kiến về quá khứ tối sơ, y cứ về quá khứ tối sơ, đề xướng nhiều ý kiến sai khác với mười tám luận chấp trên. Này các Tỷ-kheo, nếu có những Sa-môn hoặc Bà-la-môn luận bàn về quá khứ tối sơ, chấp kiến về quá khứ tối sơ, y cứ về quá khứ tối sơ, đề xướng nhiều ý kiến sai khác, chúng sẽ chấp cả mười tám luận chấp trên hay một trong những luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.
36. Này các Tỷ-kheo, Như Lai tuệ tri như thế này : “Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, chấp thủ như vậy, sẽ đưa đến cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy”. Như Lai tuệ tri như vậy. Ngài lại tuệ tri hơn thế nữa. Và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm được tịch tịnh. Ngài như thật tuệ tri sự tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ tuệ tri vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ.
Những pháp ấy, này các Tỷ-kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể phân biệt. Những pháp ấy Như Lai đã tự chứng tri, giác ngộ và truyền thuyết. Và chính những pháp ấy, những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.
37. Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn luận bàn về tương lai, chấp kiếnvề tương lai, y cứ về tương lai, đề xướng nhiều ý kiến sai khác với bốn mươi bốn luận chấp. Và những vị Sa-môn, Bà-la-môn này, y chỉ gì, căn cứ gì, luận bàn về tương lai, chấp kiến về tương lai, y cứ về tương lai đề xướng nhiều ý kiến sai khác với bốn mươi bốn luận chấp?
38. Này các Tỷ-kheo, có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương hữu tưởng sau khi chết, chấp bản ngã có tưởng sau khi chết với mười sáu luận chấp. Và những Sa-môn, Bà-la-môn này, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương Hữu tưởng luận sau khi chết, với mười sáu luận chấp?
Những vị này chủ trương : “Bản ngã có sắc, không có bệnh, sau khi chết có tưởng”. Chúng chủ trương : “Bản ngã có sắc và cũng không có sắc …”, “Bản ngã cũng không có sắc và cũng không không có sắc …”, “Bản ngã là hữu biên…”, “Bản ngã là vô biên…”, “Bản ngã là hữu biên và vô biên”, “Bản ngã cũng không hữu biên và cũng không vô biên …”, “Bản ngã là nhất tưởng …”, “Bản ngã là dị tưởng …”. “Bản ngã là thiểu tưởng …”, “Bản ngã là vô lượng tưởng …”, “Bản ngã là thuần lạc …”, “Bản ngã là thuần khổ …”, “Bản ngã là khổ lạc”. Chúng chủ trương : “Bản ngã là không khổ khônglạc, không có bệnh, sau khi chết có tưởng”.
39. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn này chủ trương hữu tưởng sau khi chết, chấp bản ngã có tưởng sau khi chết với mười sáu luận chấp. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn này chủ trương Hữu tưởng luận sau khi chết, chúng sẽ chấp cả mười sáu luận chấp trên, hay một trong những luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.
40. Này các Tỷ-kheo, Như Lai tuệ tri như thế này : “Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, sẽ đưa đến cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy”. Như Lai tuệ tri như vậy, Ngài lại tuệ tri hơn thế nữa, và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấptrước sơ tri ấy, nội tâm được tịch tịnh. Ngài như thật tuệ tri sự tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ tuệ tri vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ. Những pháp ấy, này các Tỷ-kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể phân biệt. Những pháp ấy Như Lai đã tự chứng tri, giác ngộ và truyền thuyết. Và chính những pháp ấy, những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.
Tụng phẩm thứ ba
1. Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Vô tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã không có tưởng sau khi chết với tám luận chấp. Và những Sa-môn, Bà-la-môn này, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương Vô tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã không có tưởng sau khi chết với tám luận chấp?
2. Những vị này chủ trương : “Bản ngã có sắc, không có bệnh, sau khi chết không có tưởng”, “Bản ngã không có sắc …”, “Bản ngã có sắc và cũng không có sắc …”, “Bản ngã không có sắc và cũng không không có sắc …”, “Là hữu biên …”, “Là vô biên …”, “Là hữu biên và vô biên …”. Các vị này chấp bản ngã là phi hữu biên và phi vô biên, không có bệnh, sau khi chết không có tưởng.
3. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn này chủ trương Vô tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã không có tưởng sau khi chết với tám luận chấp. – Này các Tỷ-kheo, nếu có những Sa-môn hay Bà-la-môn nào chủ trương Vô tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã không có tưởng sau khi chết, chúng sẽ chấp cả tám luận chấp trên, hay một trong những luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.
4. Này các Tỷ-kheo. Như Lai tuệ tri như thế này : “Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, chấp thủ như vậy, sẽ đưa đến những cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy”. Như Lai tuệ tri như vậy. Ngài lại tuệ tri hơn thế nữa, và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm được tịch tịnh. Ngài như thậttuệ tri sự tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ tuệ tri vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ.
Những pháp ấy, này các Tỷ-kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể nhận biết. Những pháp ấy Như Lai tự chứng tri, giác ngộ và truyền thuyết; và chính những pháp ấy những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.
5. Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Phi Hữu tưởng Phi Vô tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã phi hữu tưởng phi vô tưởng với tám luận chấp. Và những Sa-môn, Bà-la-môn này, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương Phi Hữu tưởng Phi Vô tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã phi hữu tưởng phi vô tưởng với tám luận chấp?
6. Những vị này chấp: “Bản ngã có sắc, không có bệnh, sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng… “, “Bản ngã là vô sắc… “, “Bản ngã có sắc và cũng không có sắc… “, “Bản ngã là phi hữu sắc và cũng phi vô sắc… “, “Bản ngã là hữu biên… “, “Bản ngã là vô biên… “, “Bản ngã là hữu biên và vô biên… “.
7. Những vị này chấp rằng. Bản ngã là phi hữu biên và cũng phi vô biên, không có bệnh, sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng, với tám luận chấp. Này các Tỷ-kheo, nếu có Sa-môn hay Bà-la-môn nào, chủ trương phi hữu tưởng phi vô tưởng, chúng sẽ chấp cả tám luận chấp trên, hay một trong những luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.
8. Này các Tỷ-kheo, Như Lai tuệ tri như thế này: “Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, sẽ đưa đến những cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy”. Như Lai tuệ tri như vậy. Ngài tuệ tri hơn thế nữa, và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm được tịch tịnh. Ngài như thật tuệ tri sự tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ tuệ tri vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ. Những pháp ấy, này các Tỷ-kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể nhận biết. Những pháp ấy Như Lai tự chứng tri, giác ngộ và truyền thuyết; và chính những pháp ấy những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.
9. Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Đoạn diệt luận, chấp trước sự đoạn diệt, sự tiêu thất, sự hủy hoại của loài hữu tình với bảy luận chấp. Và những Sa-môn, Bà-la-môn này, y chỉ gì, căn cứ gì, chấp trước sự đoạn diệt, sự tiêu thất, sự hủy hoại của loài hữu tình với bảy luận chấp?
10. Này các Tỷ-kheo, có Sa-môn hoặc Bà-la-môn chủ trương lý thuyết và ý kiến: “Vì bản ngã này có sắc, do bốn đại hợp thành, do cha mẹ sanh ra, khi thân hoại bị hủy nát tiêu diệt, sau khi chết không còn nữa, nên bản ngã này như thế hoàn toàn đoạn diệt”. Như vậy một số người chủ trương sự đoạn diệt, sự tiêu thất và sự hủy hoại của loài hữu tình.
11. Một vị khác lại nói: “Này ông, thật có bản ngã như ông nói. Tôi không nói bản ngãấy không có, nhưng bản ngã ấy như thế không bị hoàn toàn đoạn diệt. Lại còn một bản ngã khác có thiên tánh, có sắc, thuộc dục giới, ăn các đồ ăn đoàn thực. Bản ngãấy ông không biết, ông không thấy. Bản ngã ấy tôi biết, tôi thấy. Bản ngã ấy khi thân hoại, bị hủy nát tiêu diệt, sau khi chết không còn nữa, nên bản ngã ấy như thế hoàn toàn đoạn diệt”. Như vậy có một số người chủ trương sự đoạn diệt, tiêu thất và hủy hoại của loài hữu tình.
12. Một vị khác lại nói: “Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói. Tôi không nói bản ngã ấy không có. Nhưng bản ngã ấy như thế không bị hoàn toàn đoạn diệt. Lại còn một bản ngã khác có thiên tánh, có sắc, do ý tạo thành, mọi chi tiết tay chân lớn nhỏ đều đầy đủ, không khuyết một căn nào. Bản ngã ấy ông không biết, ông không thấy. Bản ngã ấy tôi biết, tôi thấy. Bản ngã ấy khi thân hoại bị hủy nát, tiêu diệt, sau khi chếtkhông còn nữa, nên bản ngã ấy như thế hoàn toàn đoạn diệt”. Như vậy có một số người chủ trương sự đoạn diệt, tiêu thất và hủy hoại của loài hữu tình.
13. Một vị khác lại nói: “Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói. Tôi không nói bản ngã ấy không có. Nhưng bản ngã ấy như thế không bị hoàn toàn đoạn diệt. Lại còn một bản ngã khác vượt ngoài tất cả sắc tưởng, diệt trừ các tưởng chống đối, không ức niệm các dị tưởng, nhận hiểu hư không là vô biên. Đạt đến không vô biên xứ. Bản ngãấy ông không biết, ông không thấy. Bản ngã ấy tôi biết, tôi thấy. Bản ngã ấy khi thân hoại, bị hủy nát tiêu diệt, sau khi chết không còn nữa, nên bản ngã ấy như thế hoàn toàn đoạn diệt”. Như vậy có một số người chủ trương sự đoạn diệt, tiêu thất và hủy hoại của loài hữu tình.
14. Một vị khác lại nói: “Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói. Tôi không nói bản ngã ấy không có. Nhưng bản ngã ấy như thế không bị hoàn toàn đoạn diệt. Lại còn một bản ngã khác vượt ngoài tất cả không vô biên xứ, nhận hiểu: Thức là vô biên. Đạt đến Thức vô biên xứ. Bản ngã ấy ông không biết, ông không thấy. Bản ngã ấy tôi biết, tôi thấy. Bản ngã ấy khi thân hoại, bị hủy nát, tiêu diệt, sau khi chết không còn nữa, nên bản ngã ấy như thế hoàn toàn đoạn diệt”. Như vậy có một số người chủ trương sự đoạn diệt, tiêu thất và hủy hoại của loài hữu tình.
15. Một vị khác lại nói: “Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói. Tôi không nói bản ngã ấy không có. Nhưng bản ngã ấy như thế không bị hoàn toàn đoạn diệt. Lại còn một bản ngã khác vượt ngoài tất cả Thức vô biên xứ, nhận hiểu: không có sở hữu. Đạt đến Vô sở hữu xứ. Bản ngã ấy ông không biết, ông không thấy. Bản ngã ấy tôi biết, tôi thấy. Bản ngã ấy khi thân hoại bị hủy nát, tiêu diệt, sau khi chết không còn nữa, nên bản ngã ấy như thế hoàn toàn đoạn diệt”. Như vậy có một số người chủ trương sự đoạn diệt, tiêu thất và hủy hoại của loài hữu tình.
16. Một vị khác lại nói: “Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói. Tôi không nói bản ngã ấy không có. Nhưng bản ngã ấy như thế không bị hoàn toàn đoạn diệt. Lại còn một bản ngã khác vượt ngoài tất cả Vô sở hữu xứ, nhận hiểu: Đây là tịch tịnh, đây là mỹ diệu. Đạt đến Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. Bản ngã ấy ông không biết, ông không thấy. Bản ngã ấy tôi biết, tôi thấy. Bản ngã ấy khi thân hoại, bị hủy nát tiêu diệt, sau khi chết không còn nữa, nên bản ngã ấy như thế hoàn toàn đoạn diệt”. Như vậy có một số người chủ trương sự đoạn diệt, tiêu thất và hủy hoại của loài hữu tình.
17. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn ấy, chủ trương Đoạn diệt luận, chấp trước sự đoạn diệt, tiêu thất, hủy hoại của loài hữu tình với bảy luận chấp. Này các Tỷ-kheo, nếu có những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào chủ trương Đoạn diệt luận, chấp trước sự đoạn diệt, tiêu thất, hủy hoại của loài hữu tình, chúng chấp cả bảy luận chấp trên, hay một trong những luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.
18. Này các Tỷ-kheo. Như Lai tuệ tri như thế này: “Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, sẽ đưa đến những cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy”. Như Lai tuệ tri. Như vậy, Ngài tuệ ti hơn thế nữa, và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm được tịch tịnh. Ngài như thật tuệ tri sự tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ tuệ tri như vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ. Những pháp ấy, này các Tỷ-kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể nhận biết. Những pháp ấy Như Lai tự chứng tri, giác ngộ và truyền thuyết: và chính những pháp ấy những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.
19. Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hiện tại Niết Bànluận, chấp trước sự tối thượng hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình với năm luận chấp. Và những Sa-môn, Bà-la-môn này, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương Hiện tại Niết bànluận, chấp sự tối thượng hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình với năm luận chấp?
20. Này các Tỷ-kheo, có Sa-môn hay Bà-la-môn chủ trương và quan niệm: “Khi nào bản ngã này tận hưởng, sung mãn năm món dục lạc, như thế bản ngã ấy đạt đến tối thượng Niết Bàn của loài hữu tình”.
21. Một vị khác lại nói: “Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói. Tôi không nói bản ngã ấy không có. Nhưng bản ngã ấy như thế, không phải hoàn toàn đạt đến tối thượng Niết Bàn. Vì cớ sao? Vì rằng tính của dục lạc và vô thường, khổ, biến dịch. Vì tánh của chúng là biến dịch, chuyển hóa, nên ưu, bi, khổ, muộn, não phát sanh. Khi nào bản ngã ấy ly các dục lạc, ly các ác pháp, đạt đến và an trú vào đệ nhất thiền; thiền định này có tầm, có tứ, có hỷ và có lạc, do ly dục sanh. Như thế, bản ngã ấy đạt đến tối thượng hiện tại Niết Bàn”. Như vậy có người chủ trương tối thượng hiện tạiNiết Bàn của loài hữu tình.
22. Một vị khác lại nói: “Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói. Tôi không nói bản ngã ấy không có. Nhưng bản ngã ấy như thế, không phải hoàn toàn đạt đến tối thượng hiện tại Niết Bàn. Vì cớ sao? Vì ở đây thiền định ấy có tầm, có tứ nên gọi là thô tháo. Khi nào bản ngã ấy có tầm và tứ, đạt đến và an trú đệ nhị thiền. Thiền địnhnày nội tâm yên tỉnh, trí chuyên nhất cảnh, không tầm, không tứ, hỷ lạc do định sanh. Như thế, bản ngã ấy đạt đến tối thượng hiện tại Niết Bàn”. Như vậy có người chủ trương tối thượng hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình.
23. Một vị khác lại nói: “Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói. Tôi không nói bản ngã ấy không có. Nhưng bản ngã ấy như thế, không phải hoàn toàn đạt đến tối thượng hiện tại Niết Bàn. Vì cớ sao? Vì ở đây tâm trí có hỷ và bị kích động nên gọi là thô tháo. Khi nào bản ngã ấy không tham hỷ, trú xã, chánh niệm, chánh trí, thân hưởng lạc mà các bậc thánh gọi là Hỷ niệm lạc trú – đạt đến và an trú đệ tam thiền. Như thế, bản ngã ấy đạt đến tối thượng hiện tại Niết Bàn”. Như vậy, có người chủ trương tối thượng hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình.
24. Một vị khác lại nói: “Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói. Tôi không nói bản ngã ấy không có. Nhưng bản ngã ấy như thế, không phải hoàn toàn đạt đến tối thượng hiện tại Niết bàn. Vì cớ sao? Vì ở đây tâm thọ lạc nên gọi là thô tháo. Khi nào bản ngã ấy xả lạc và xả khổ, diệt trừ hỷ và ưu về trước, đạt đến và an trú vào đệ tứ thiền. Thiền này không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Như thế, bản ngã ấy đạt đến tối thượng hiện tại Niết Bàn”. Như vậy có người chủ trương tối thượng hiện tạiNiết Bàn của loài hữu tình.
25. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương Hiện tại Niết-bàn luận, chấp trước sự tối thượng hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình với năm luận chấp. Này các Tỷ-kheo, nếu có những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương Hiện tại Niết-bàn luận, chấp sự tối thượng hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình, những vị này sẽ chấp cả năm luận chấp trên, hay một trong năm luận chấp trên, ngoài ra không còn một luận chấp nào khác nữa.
26. Này các Tỷ-kheo, Như Lai tuệ tri như thế này: “Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy sẽ đưa đến những cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy”. Như Lai tuệ tri như vậy. Ngài tuệ tri hơn thế nữa, và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm được tịch tịnh. Ngài như thật tuệ tri sự tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ tuệ tri như vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn không có chấp thủ. Những pháp ấy, này các Tỷ-kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể nhận biết. Những pháp ấy Như Lai tự chứng tri, giác ngộ và truyền thuyết; và chính những pháp ấy những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.
27. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn ấy luận bàn về tương lai, chấp kiếnvề tương lai, y cứ về tương lai, sẽ đề xướng nhiều sở kiến sai khác với bốn mươi bốn luận chấp. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, luận bàn về tương lai, chấp kiến về tương lai, y cứ về tương lai, đề xướng nhiều sở kiến sai khác. Chúng sẽ chấp bốn mươi bốn luận chấp trên, hay một trong những luận chấp trên, ngoài rakhông có luận chấp nào khác nữa.
28. Này các Tỷ-kheo, Như Lai tuệ tri như thế này: “Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, sẽ đưa đến những cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy”. Như Lai tuệ tri như vậy. Ngài tuệ tri hơn thế nữa, và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm được tịch tịnh. Ngài như thật tuệ tri sư tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ tuệ tri như vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ.
29. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn ấy luận bàn về quá khứ tối sơ và luận bàn về tương lai, luận bàn về quá khứ tối sơ và tương lai, chấp kiến về quá khứtối sơ và tương lai, y cứ về quá khứ tối sơ và tương lai, đề xướng nhiều sở kiến sai khác với sáu mươi hai luận chấp. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, luận bàn về quá khứ tối sơ, luận bàn về tương lai, luận bàn về quá khứ tối sơ và tương lai, chấp kiến về quá khứ tối sơ và tương lai, y cứ về quá khứ tối sơ và tương lai, đề xướng nhiều sở kiến sai khác. Những vị ấy sẽ chấp sáu mươi hai luận chấp trên, hay một trong những luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.
30. Này các Tỷ-kheo, Như Lai tuệ tri như thế này: “Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, sẽ đưa đến những cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mệnh như vậy”. Như Lai tuệ tri như vậy. Ngài tuệ tri hơn thế nữa, và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm được tịch tịnh. Ngài như thật tuệ tri sự tập khởi sự diệt trừcủa các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ tuệ tri như vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ.
31. Những pháp ấy, này các Tỷ-kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể nhận biết. Những pháp ấy Như Lai tự chứng tri, giác ngộ và tuyên thuyết, và chính những pháp ấy những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.
Kết luận
32. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Thường trú luận, chấp bản ngã và thế giới là thường trú với bốn luận chấp. Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.
33. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình và vô thường đối với một hạng hữu tình khác với bốn luận chấp. Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọcủa những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.
34. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hữu biên Vô biên luận, chấp thế giới là hữu biên vô biên với bốn luận chấp. Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.
35. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Ngụy biện luận. Khi bị hỏi vấn đề này hay vấn đề khác dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn với bốn luận chấp. Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.
36. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Vô nhân luận, chấp bản ngã và thế giới do vô nhân sanh với hai luận chấp. Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.
37. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn, luận bàn về quá khứ tối sơ, chấp kiến về quá khứ tối sơ, y cứ về quá khứ tối sơ, đề xướng nhiều ý kiến sai khác với mười tám luận chấp. Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.
38. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hữu tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã có tưởng sau khi chết với mười sáu luận chấp. Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.
39. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Vô tưởng luậnsau khi chết, chấp bản ngã không có tưởng sau khi chết với tám luận chấp. Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.
40. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Phi Hữu tưởng Phi Vô tưởng sau khi chết, chấp bản ngã phi hữu tưởng phi vô tưởng sau khi chết với tám luận chấp. Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.
41. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Đoạn diệt luận, chấp trước sự đoạn diệt, tiêu mất, hủy hoại của loài hữu tình với bảy luận chấp. Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.
42. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hiện tại Niết Bàn luận, chấp trước sự hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình với năm luận chấp. Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.
43. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn, luận bàn về tương lai, chấp kiến về tương lai, y cứ về tương lai, đề xướng nhiều sở kiến sai khác với bốn mươi bốn luận chấp. Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạccủa những vị bị tham ái chi phối.
44. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn, luận bàn về quá khứ tối sơ, luận bàn về tương lai, luận bàn về quá khứ tối sơ và tương lai, chấp kiến về quá khứ tối sơ và tương lai, y cứ về quá khứ tối sơ và tương lai, đề xướng nhiều sở kiếnsai khác với sáu mươi hai luận chấp. Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.
45. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Thường trú luận, chấp bản ngã và thế giới là thường trú với bốn luận chấp. Chủ trương ấy phát khởi do sự xúc chạm (của các căn).
46. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình và vô thường đối với một hạng hữu tình khác với bốn luận chấp. Chủ trương ấy phát khởi do sự xúc chạm (của các căn).
47. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hữu biên Vô biên luận, chấp thế giới là hữu biên vô biên với bốn luận chấp. Chủ trương ấy phát khởi do sự xúc chạm (của các căn).
48. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Ngụy biện luận. Khi bị hỏi vấn đề này hay vấn đề khác dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn với bốn luận chấp. Chủ trương ấy phát khởi là do sự xúc chạm (của các căn).
49. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Vô nhân luận, chấp bản ngã và thế giới do vô nhân sanh với hai luận chấp. Chủ trương ấy phát khởido sự xúc chạm (của các căn).
50. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn, luận bàn về quá khứ tối sơ, chấp kiến về quá khứ tối sơ, y chỉ về quá khứ tối sơ, đề xướng nhiều ý kiến sai khác với mười tám luận chấp. Chủ trương ấy phát khởi do sự xúc chạm (của các căn).
51. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hữu tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã có tưởng sau khi chết với mười sáu luận chấp. Chủ trương ấy phát khởi do sự xúc chạm (của các căn).
52. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Vô tưởng luậnsau khi chết, chấp bản ngã không có tưởng sau khi chết với tám luận chấp. Chủ trương ấy phát khởi do sự xúc chạm (của các căn).
53. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Phi Hữu tưởng Phi Vô tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã phi hữu tưởng phi vô tưởng sau khi chết với tám luận chấp. Chủ trương ấy phát khởi do sự xúc chạm (của các căn).
54. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Đoạn diệt luận, chấp trước sự đoạn diệt, tiêu mất, hủy hoại của loài hữu tình với bảy luận chấp. Chủ trương ấy phát khởi do sự xúc chạm (của các căn).
55. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hiện tại Niết bàn luận, chấp trước sự hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình với năm luận chấp. Chủ trương ấy phát khởi do sự xúc chạm (của các căn).
56. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn, luận bàn về tương lai, chấp kiến về tương lai, y cứ về tương lai, đề xướng nhiều sở kiến sai khác với bốn mươi bốn luận chấp. Chủ trương ấy phát khởi do sự xúc chạm (của các căn).
57. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn, luận bàn về quá khứ tối sơ, luận bàn về tương lai, luận bàn về quá khứ tối sơ và tương lai, chấp kiến về quá khứ tối sơ và tương lai, y cứ về quá khứ tối sơ và tương lai, đề xướng nhiều sở kiếnsai khác với sáu mươi hai luận chấp. Chủ trương ấy phát khởi do sự xúc chạm (của các căn).
58. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Thường trú luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn với bốn luận chấp. Những vị này không có thể cảm thọ những chủ trương trên, nếu không có cảm xúc.
59. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận, chấp bản ngã và thế giới, là thường còn đối với một hạng hữu tình và vô thường đối với một hạng hữu tình khác với bốn luận chấp. Những vị này không có thể cảm thọ những chủ trương trên, nếu không có cảm xúc.
60. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hữu biên Vô biên luận, chấp thế giới là hữu biên vô biên với bốn luận chấp. Những vị này không có thể cảm thọ những chủ trương trên, nếu không có cảm xúc.
61. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Ngụy biện luận. Khi bị hỏi vấn đề này hay vấn đề khác dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn với bốn luận chấp. Những vị này không có thể cảm thọ những chủ trương trên, nếu không có cảm xúc.
62. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Vô nhân luận, chấp bản ngã và thế giới do vô nhân sanh với hai luận chấp. Các vị này không có thể cảm thọ những chủ trương trên, nếu không có cảm xúc.
63. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn, luận bàn về quá khứ tối sơ, chấp kiến về quá khứ tối sơ, y chỉ về quá khứ tối sơ, đề xướng nhiều ý kiến sai khác với mười tám luận chấp. Những vị này không có thể cảm thọ những chủ trương trên, nếu không có cảm xúc.
64. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hữu tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã có tưởng sau khi chết với mười sáu luận chấp. Các vị này không có thể cảm thọ những chủ trương trên, nếu không có cảm xúc.
65. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Vô tưởng luậnsau khi chết, chấp bản ngã không có tưởng sau khi chết với tám luận chấp. Các vị này không có thể cảm thọ những chủ trương trên, nếu không có cảm xúc.
66. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Phi Hữu tưởng Phi Vô tưởng sau khi chết, chấp bản ngã phi hữu tưởng phi vô tưởng sau khi chết với tám luận chấp. Các vị này không có thể cảm thọ những chủ trương trên, nếu không có cảm xúc.
67. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Đoạn diệt luận, chấp trước sự đoạn diệt, tiêu mất, hủy hoại của loài hữu tình với bảy luận chấp. Các vị này không có thể cảm thọ những chủ trương, trên, nếu không có cảm xúc.
68. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hiện tại Niết Bàn luận, chấp trước hiên tại Niết Bàn của loài hữu tình với năm luận chấp. Các vị này không có thể cảm thọ những chủ trương trên, nếu không có cảm xúc.
69. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn, luận bàn về tương lai, chấp kiến về tương lai, y cứ về tương lai, đề xướng nhiều sở kiến sai khác với bốn mươi bốn luận chấp. Các vị này không có thể cảm thọ những chủ trương trên, nếu không có cảm xúc.
70. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn, luận bàn về quá khứ tối sơ, luận bàn về tương lai, luận bàn về quá khứ tối sơ và tương lai, chấp kiến về quá khứ tối sơ và tương lai, y cứ về quá khứ tối sơ và tương lai, đề xướng nhiều sở kiếnsai khác với sáu mươi hai luận chấp. Những vị này không có thể cảm thọ những chủ trương trên, nếu không có cảm xúc.
71. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Thường trú luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn với bốn luận chấp; những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận; những Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Ngụy biện luận; những Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Vô nhân luận; những Sa-môn, Bà-la-môn, luận bàn về quá khứ tối sơ, những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hữu tưởng luận sau khi chết, những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Vô tưởng luận sau khi chết; những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Phi Hữutưởng Phi Vô tưởng sau khi chết; những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Đoạn diệt luận; những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương hiện tại Niết Bàn luận; những Sa-môn, Bà-la-môn luận bàn về quá khứ tối sơ; những Sa-môn, Bà-la-môn luận bàn về tương lai, chấp kiến về quá khứ tối sơ và tương lai, y cứ vào quá khứ tối sơ và tương lai, đề xướng nhiều sở kiến sai khác với sáu mươi hai luận chấp. Tất cả những vị này có những cảm thọ (những chủ trương trên) do sự xúc chạm qua sáu xúc xứ. Do duyên với những cảm thọ mà tham ái phát khởi; do duyên tham ái, thủ phát khởi; do duyên thủ, hữu phát khởi; do duyên hữu, sanh phát khởi, do duyên sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não phát khởi. Này các Tỷ-kheo, khi Tỷ-kheo như thật biết sự tập khởi, sự diệt trừ, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sáu chỗ xuất xứ, vị ấy sẽ có một sự hiểu biết vượt ra ngoài những điều trên.
72. Này các Tỷ-kheo, có những Sa-môn, Bà-la-môn nào luận bàn về quá khứ tối sơ, hay luận bàn về tương lai, hay luận bàn về quá khứ tối sơ và tương lai, chấp kiến về quá khứ tối sơ và tương lai, y cứ vào quá khứ tối sơ và tương lai, đề xướng nhiều sở kiến sai khác tất cả những vị này đều bị bao trùm bởi lưới của sáu mươi hai luận chấp này, dầu chúng nhảy vọt lên, chúng vẫn bị hạn cuộc bao phủ ở nơi đây.
Này các Tỷ-kheo, cũng ví như người đánh cá lành nghề hay người học đánh cá vung lưới trên mặt hồ nước nhỏ có mắt sít sao. Người ấy nghĩ: “Những con cá lớn ở trong hồ nước nhỏ này, tất cả chúng đều bị bao phủ trong tấm lưới này, dầu chúng có nhảy vọt lên, chúng vẫn bị hạn cuộc bao phủ ở nơi đây”. Cũng như vậy này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn nào, luận bàn về quá khứ tối sơ, hay luận bàn về tương lai, hay luận bàn về quá khứ tối sơ và tương lai, chấp kiến về quá khứ tối sơ và tương lai, đề xướng nhiều sở kiến sai khác, tất cả những vị này đều bị bao phủ trong lưới của sáu mươi hai luận chấp này; dầu có nhảy vọt lên, những vị này vẫn bị hạn cuộc bao phủ ở nơi đây.
73. Này các Tỷ-kheo, thân của Như Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến đời sốngkhác đã bị chấm dứt. Khi thân của vị này còn tồn tại thời chư Thiên và loài Người còn có thể thấy thân ấy. Khi thân hoại mạng chung, thời chư Thiên và loài Người không thể thấy được.
Này các Tỷ-kheo, như nhánh có một chùm, xoài bị chặt đứt, tất cả trái xoài dính với nhánh ấy đều bị chung một số phận với nhánh kia. Cũng như vậy này các Tỷ-kheo, thân của Như Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt. Khi thân của vị này còn tồn tại thời chư Thiên và loài Người có thể thấy thân ấy. Khi thân hoại mạng chung thời chư Thiên và loài Người không thể thấy được.
74. Khi nghe nói vậy, đại đức Ananda bạch đức Thế Tôn:
– Kỳ diệu thay, bạch Thế Tôn! Hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Pháp môn này gọi là gì, bạch Thế Tôn?
– Này Ananda, pháp môn này gọi là “Lợi Võng”, hãy như vậy mà phụng trì; gọi là “Pháp Võng”, hãy như vậy mà phụng trì; gọi là “Phạm Võng”, hãy như vậy mà phụng trì; gọi là “Kiếm Võng”, hãy như vậy mà phụng trì; gọi là “Vô thượng Chiến thắng”, hãy như vậy mà phụng trì.
Thế Tôn thuyết như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi kinh này được truyền thuyết, một ngàn thế giới đều rung động.
Trích: Đại Tạng Kinh Việt Nam KINH TRƯỜNG BỘ Dìgha Nikàya Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt – Phật Lịch 2535 – 1991 1. Kinh Phạm Võng (Brahmajàla sutta)