I. KHÁI QUÁT VỀ BUỔI LỄ

Đặt đá xây dựng hay lễ khởi công/động thổ xây dựng chùa là một buổi lễ có ý nghĩa công bố cho quần chúng biết bắt đầu xây dựng một công trình tâm linh và kêu gọi sự đóng góp, ủng hộ cúng dường của Tăng Ni tín đồ Phật tử.

Buổi lễ có thể tổ chức lớn hoặc nhỏ, số lượng người tham dự đông hoặc ít tùy thuộc vào quan điểm tổ chức và sức ảnh hưởng của ngôi chùa đó.

II. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỀ XUẤT

  1. Ổn định đạo tràng
  2. Cung thỉnh chư tôn đức quang lâm
  3. Thông qua chương trình
  4. Niệm Phật cầu gia hộ
  5. Phút tưởng niệm
  6. Tuyên bố lý do
  7. Giới thiệu thành phần tham dự
  8. Múa Dâng hoa
  9. Diễn văn chào mừng/Nguyện ước kiến tạo Già lam
  10. Trình bày kế hoạch xây dựng
  11. Lời phát nguyện hộ trì của đại diện Phật tử
  12. Đạo từ của Hòa thượng chứng minh
  13. Cảm tạ hồi hướng
  14. Nghi thức lễ đặt đá
  15. Dâng hương cầu nguyện, sái tịnh, đặt đá
  16. Hồi hướng
  17. Dùng cơm thân mật

III. PHẦN DẪN CHƯƠNG TRÌNH

Dưới đây là phần dẫn mẫu, do chúng tôi thực hiện tại Lễ Đặt đá xây dựng chùa Trúc Lâm Thiên Sơn thiền tự, Bình Phước.

1. Ổn định Đạo tràng

Vào giờ phút này, đạo tràng đã trang nghiêm thanh tịnh, xin mời ban Cung nghinh, ban Chung cổ và sẵn sàng để cung thỉnh chư tôn đức Tăng Ni quang lâm. Xin kính mời chư Tăng bốn tự đối trước chư tôn đức Tăng Ni tác pháp thỉnh sư.

2. Cung thỉnh Tăng Ni quang lâm

Hiện tiến chư Tăng đã hoan hỷ hứa khả bằng cách mặc nhiên niệm Phật, cử chuông trống Bát nhã cung nghinh chư tôn đức Tăng quang lâm hội trường. Xin mời quý Phật tử đồng khởi thân chắp tay cung đón quý Ngài.

3. Thông qua chương trình

Kính bạch chư tôn đức Tăng Ni, kính thưa quý liệt vị. Chương trình lễ Đặt đá kiến tạo Trúc Lâm Thiên Sơn thiền tự hôm nay bao gồm các nội dung như sau:

4. Văn nghệ chào mừng

Tiếp theo là chương trình văn nghệ chào mừng. Tối hôm qua đã diễn ra buổi lễ văn nghệ chào mừng sự kiện trọng đại của chùa, trong vô vàn những lời ca điệu múa đó, chúng con đã tuyển chọn ra ba tiết mục đặc sắc nhất để chào mừng sáng hôm nay.

Xin mời các tiết mục văn nghệ.

5. Niệm Phật cầu gia hộ

Bây giờ là phần lễ chính thức, trước tiên xin cung thỉnh hiện tiến Tăng cùng toàn thể quý liệt vị đồng khởi thân, niệm Phật cầu gia hộ. Xin cung thỉnh hòa thượng chứng minh khởi xướng niệm Phật.

6. Phút tưởng niệm

Tây Thiên đông độ đời đời lịch đại tổ sư truyền trao giáo pháp Tổ quốc non sông oanh liệt hiên ngang sừng sững biết bao đời.

Để tưởng nhớ công đức sâu dày của lịch đại tổ sư truyền thừa, chư vị tiền bối hữu công, anh linh các anh hùng liệt sĩ, anh linh chư thánh tử đạo, xin hãy dành một phút để cùng tưởng niệm.

Phút tưởng niệm bắt đầu.

(Phút tưởng niệm đã qua, cung thỉnh chư tôn đức chứng minh cùng toàn thể đạo tràng an tọa)

7. Tuyên bố lý do

Kính lạy Phật, Pháp, Tăng, Tam bảo chứng minh.

Kính bạch hiện tiền chư tôn đức chứng minh.

Kính thưa quý liệt vị.

Nhớ thời Phật còn tại thế, sau khi dẫn Tăng đoàn trở về thành Ma Kiệt Đà, nước Vương Xá để giáo hóa độ sinh, vua Tần Bà Sa La đã dâng cúng cả khu vườn Trúc Lâm xanh mát ngay giữa lòng thủ đô để làm Tịnh xá Trúc Lâm, làm cơ sở tu học và giáo hóa của đức Phật và Tăng đoàn. Rồi sau đó, hàng trăm mảnh đất được dâng cúng, hàng trăm Tịnh xá được dựng lên: Tịnh xá Kỳ Viên của ông Cấp Cô Độc và Thái tử họ Kỳ, cho đến vườn Xoài của bà Visākhā.

Tất cả những việc làm ấy đều tạo nên công đức hà sa, muôn đời không đứt đoạn. Đã gần 30 thế kỷ trôi qua, loài người trên quả địa cầu này vẫn còn nhắc đến vua Tần Bà Sala với Tịnh xá Trúc Lâm, vẫn ngợi ca Trưởng lão Cấp Cô Độc và Tịnh xá Kỳ Viên và thiếu phụ Visākhā với vườn Xoài huyền thoại.

Bởi vì, kiến tạo ngôi chùa, là kiến tạo một thế giới Tịnh độ giữa nhân gian, là kiến tạo nhiều thế hệ con người tránh khỏi lầm đường lạc lối, là vườn ươm những vị Phật giác ngộ tuyệt vời.

Thế mới biết, xây chùa tô tượng đúc chuông.

Công đức thật lớn, mười phương nên làm.

Kính thưa quý vị, cách đây 20 năm có lẽ nơi đây là một vùng rừng núi âm u rậm rạp, chỉ thỉnh thoảng có bóng dáng người dân tộc Xtiêng canh tác.

Có một vị Tăng nhân, sau nhiều năm tu tập tại Thiền viện Thường Chiếu, muốn sống đời du phương, và nhân duyên đưa đấy, Thầy đã đến nơi này mua lại mảnh rừng, làm nơi hôm sớm tọa Thiến, bắt mạch chữa bệnh cho hàng vạn người thoát khỏi trần ai bệnh hoạn.

Hữu xạ tự nhiên hương, tín đồ đến lui ngày càng đông, và theo sự đề nghị thiết tha của bà con Phật tử địa phương, sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền sở tại, tháng 8 năm 2014, UBND tỉnh Bình Phước đã ra quyết định công nhận mảnh đất này là cơ sở Tôn giáo, trực thuộc sự điều hành và quản lý của Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Phước, mang tên Trúc Lâm Sơn Thiền Tự, và giao cho Thầy Chiếu Hòa tiếp tục trực tiếp trông coi và chăm sóc với tư cách là trụ trì.

Đã bao năm trôi qua, mái tranh ngày càng thêm xiêu vẹo. Chánh điện tạm ngày nào giờ đã rỉ sét mốc meo. Theo tâm nguyện của Đại đức trụ trì, muốn biến nơi đây thành một đạo tràng trang nghiêm và thanh tịnh, đủ không gian để tổ chức tu tập và khám chữa bệnh nhân.

Hôm nay, ngày 19 tháng 2 năm Mậu Tuất, nhắm ngày 22/3/2018, Tăng nhân và Phật tử chùa Trúc Lâm Thiên Sơn long trọng tổ chức buổi lễ Đặt viên đá, chính thức khởi động việc đại trùng tu, kiến tạo Trúc Lâm Thiên Sơn Thiền Tự, mở ra một kỷ nguyên xán lạn cho Phật giáo nơi đây.

Đó cũng là lý do của buổi lễ sáng hôm nay.

8. Giới thiệu thành phần tham dự

Buổi Lễ sáng hôm nay được đặt dưới sự chứng minh của Hòa thượng đạo hiệu Thích Nhuận Thanh, ủy viên HĐTS, trưởng BTS PG tỉnh Bình Phước.

Chúng con xin đảnh lễ và cung kính giới thiệu: Thượng tọa …

Về phía quan khách lãnh đạo chính quyền

Chúng tôi xin chào đón và trân trọng giới thiệu: ….

Chúng tôi xin nhiệt liệt chào đón và giới thiệu gần 1.000 Phật tử xa gần đã trở về đây tham dự buổi lễ hôm nay, xin hãy dành một tràng vỗ tay thật lớn và nồng nhiệt.

9. Múa Dâng hoa

Tiếp theo chương trình là tiết mục múa dâng hoa.

Kính bạch chư tôn đức, kính thưa quý liệt vị.

Biết bao thanh cao, đóa hoa ưu đàm Một lần hoa nở sắc hương rực rỡ Muôn hoa xinh tươi hiến dâng cho đời Nguồn hoa siêu thoát bản chất tinh khôi.

Để bày tỏ niềm tôn kính vô biên với Phật, Pháp, Tăng, ba viên ngọc báu của thế gian, các em thiếu nữ trong đoàn dâng hoa sẽ dâng những lẵng hoa tươi thắm lên chư tôn đức thông qua tiết mục múa dâng hoa. Tiết mục múa dâng hoa xin phép được bắt đầu.

10. Diễn văn chào mừng/Nguyện ước kiến tạo chùa

Vâng, xin cảm ơn các em trong đoàn dâng hoa. Tiếp theo chương trình là trình bày nguyện ước kiến tạo ngôi Phạm vũ Già lam.

Tôi nhớ làm sao những buổi chiều

Lời kinh giải thoát vọng cao siêu

Đây ngôi chùa nhỏ ngày hai buổi

Cầu nguyện dân làng sống mến yêu.

Có những cây mai sống trọn đời

Bên hàng tùng bách mãi xanh tươi

Nhìn lên phảng phất hương trầm tỏa

Đức Phật từ bi miệng mỉm cười.

Vâng, mơ ước kiến tạo một ngôi Phạm vũ huy hoàng, làm hồn cho dân cho nước, đã từ lâu canh cánh trong lòng thầy trò chùa Trúc Lâm Thiên Sơn. Chúng ta hãy cùng lắng nghe tâm tư nguyện ước của họ. Xin trân trọng kính mời Đại đức Thích Chiếu Hòa, trụ trì Trúc Lâm Thiên Sơn Thiền Tự sẽ phát biểu nguyện ước của mình.

11.Trình bày kế hoạch xây dựng

Vâng, thật xúc động, thật tuyệt vời. Chúng ta sẽ cùng nhau nguyện cầu cho tâm nguyện của Thầy sớm thành hiện thực. Tiếp theo chương trình, chúng ta sẽ lắng nghe kế hoạch xây dựng và dự thảo tài chính cho các hạng mục của công trình. Xin trân trọng kính mời kiến trúc sư, Phật tử Lê Hoàng Sơn sẽ thay mặt Ban Xây dựng trình bày.

12. Lời phát nguyện hộ trì của đại diện Phật tử

Kính bạch chư tôn đức, kính thưa quý liệt vị.

Cổ nhân dạy rằng:

Phật Pháp xương minh do Tăng già hoằng hóa

Thiền môn hưng thịnh bởi tín thí phát tâm.

Sự nghiệp xây dựng ngôi Già Lam Trúc Lâm Tây Thiên này sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự đồng hành, phát tâm đóng góp, ủng hộ của thập phương bá tánh xa gần. Trong buổi Lễ này, chúng tôi xin trân trọng kính mời Phật tử, nghệ sĩ Việt Trinh cùng các Phật tử trong Ban hộ trì Tam bảo, sẽ thay mặt cho hàng ngàn, hàng triệu tín đồ Phật tử xa gần, đối trước chư tôn đức Tăng Ni và toàn thể quý Phật tử, dâng lời Phát nguyện hộ trì Tam bảo. Xin trân trọng kính mời.

13. Đạo từ của Hòa thượng chứng minh

Kính bạch chư tôn đức, kính thưa quý liệt vị. Để cho buổi Lễ hôm nay được thêm phần linh thiêng và ý nghĩa, chúng con xin cung thỉnh Hòa Thượng Thích Nhuận Thanh, ủy viên HĐTS GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Bình Phước, đệ nhất chứng minh ban đạo từ.

14. Cảm tạ hồi hướng

Tiếp theo chương trình, trước khi chuyển sang nghi thức Đặt đá, chúng tôi xin trân trọng kính mời Phật tử pháp danh Tâm Quang, Trưởng Ban Hộ trì Tam bảo Trúc Lâm Thiên Sơn thiền tự, sẽ có lời cảm tạ. Xin trân trọng kính mời đạo hữu.

Cảm tạ của Ban tổ chức.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính bạch chư tôn đức Tăng Ni.

Kính thưa quý Phật tử.

Vậy là, buổi lễ Đặt đá xây dựng Trúc Lâm Thiên Sơn thiển tự đến nay đã thành tựu viên mãn.

Chúng con, xin thay mặt Ban Tổ chức, thành tâm đảnh lễ cảm tạ chư tôn đức Tăng Ni đã đáp lời thỉnh cầu của chúng con, chấn tích quang lâm, chứng minh tham dự lễ.

Nguyện cầu Tam bảo gia hộ, sáng soi, quý Ngài pháp thể khinh an, tuệ đăng thường chiếu, Phật sự viên thành.

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: Quý vị Phật tử trong các chi hội đạo tràng, cũng như toàn thể quý Phật tử xa gần cùng đóng góp tâm lực, trí lực và vật lực cũng như đã trở về tham dự lễ hôm nay.

Trong lúc tổ chức, cung đón và diễn ra lễ, không sao tránh khỏi những thiếu sót, kính xin quý Ngài, xin quý Phật tử từ bi hoan hỷ cho.

Cầu chúc quý vị thân khỏe tâm an, đạo tâm kiến cố, mãi tinh tấn tu hành theo lời Phật dạy.

Nam mô Thường Tinh Tấn Bồ tát Ma ha tát.

15. Nghi thức lễ Đặt đá

Tiếp theo là nghi thức lễ Đặt đá, xin kính mời toàn thể hội chúng đồng khởi thân; chúng con xin cung thỉnh chư tôn đức chứng minh, quý vị đại biểu đồng đối trước Phật đài dâng hương cầu nguyện. Xin cung thỉnh quý thấy Ban Kinh sư thực hiện phần nghi lễ.

Nghi lễ: Dâng hương cầu nguyện, sái tịnh, đặt đá.

Mời dùng cơm thân mật.

Trích Kỹ năng Dẫn chương trình trong Phật Giáo (Thích Quảng Tịnh)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Sự kiện lịch sử của Phật giáo Việt Nam
Điểm nhìn, Sự kiện

Mục lục bài viếtI. KHÁI QUÁT VỀ BUỔI LỄII. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỀ XUẤTIII. PHẦN DẪN CHƯƠNG TRÌNH Sau khi đất nước được độc lập và hòa bình, thống nhất Phật giáo là nguyện vọng của tất cả Tăng Ni, Phật tử trong cũng như ngoài nước. Lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo...

Nét đẹp khất thực tại khóa xuất gia gieo duyên ở Huế
Sự kiện

Mục lục bài viếtI. KHÁI QUÁT VỀ BUỔI LỄII. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỀ XUẤTIII. PHẦN DẪN CHƯƠNG TRÌNH Khoá Xuất gia gieo duyên mùa Đông năm 2024 (Khóa 22) do chùa Huyền Không (TP.Huế, tỉnh TT-Huế) tổ chức có trên 100 thiện tín, nam nữ Phật tử tham dự, đang diễn ra kể từ ngày...

Dẫn chương trình Phật Giáo
Sự kiện

Mục lục bài viếtI. KHÁI QUÁT VỀ BUỔI LỄII. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỀ XUẤTIII. PHẦN DẪN CHƯƠNG TRÌNH Lời Phi Lộ Trong mọi sự sinh hoạt lễ hội Đạo cũng như Đời phải có Người Dẫn Chương Trình.  Cho nên vai trò Người Dẫn Chương Trình vô cùng quan trọng. Thất bại hay thành công ...

Vì sao núi Bà Đen, Tây Ninh được chọn là điểm đến của 1.000 đại biểu trong đại lễ Vesak 2025?
Sự kiện

Mục lục bài viếtI. KHÁI QUÁT VỀ BUỔI LỄII. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỀ XUẤTIII. PHẦN DẪN CHƯƠNG TRÌNH Đại diện Ủy ban Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc (ICDV) đã không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của núi Bà Đen, Tây Ninh trong chuyến khảo sát nơi được chọn là điểm đến...

Kỹ năng dẫn chương trình Phật Giáo – Lễ Bổ Nhiệm Trụ Trì
Sự kiện

Mục lục bài viếtI. KHÁI QUÁT VỀ BUỔI LỄII. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỀ XUẤTIII. PHẦN DẪN CHƯƠNG TRÌNH I. KHÁI QUÁT VỀ LỄ BỔ NHIỆM TRỤ TRÌ Bổ nhiệm trụ trì, nói chính xác là công bố quyết định bổ nhiệm (vị nào) trụ trì chùa (gì đó), đây là một lễ hành chính quan...

Kỹ Năng Dẫn chương trình Phật Giáo – Lễ Hằng Thuận
Sự kiện

Mục lục bài viếtI. KHÁI QUÁT VỀ BUỔI LỄII. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỀ XUẤTIII. PHẦN DẪN CHƯƠNG TRÌNH LỄ HẰNG THUẬN 1 (ĐÁM CƯỚI TẠI CHÙA) I. KHÁI QUÁT VỀ BUỔI LỄ Lễ Hằng thuận là lễ thành hôn được tổ chức tại chùa. Cũng như các tôn giáo khác, muốn gắn bó những cột...

Kỹ Năng Dẫn chương trình Phật Giáo – Đêm hội trăng rằm
Sự kiện

Mục lục bài viếtI. KHÁI QUÁT VỀ BUỔI LỄII. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỀ XUẤTIII. PHẦN DẪN CHƯƠNG TRÌNH I. KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH Đêm hội trăng rằm là chương trình tết thiếu nhi dành cho các cháu thiếu niên nhi đồng. Trong gần mười năm trở lại, các chùa có xu hướng tổ chức...

Kỹ Năng Dẫn chương trình Phật Giáo – Lễ Vu Lan
Sự kiện

Mục lục bài viếtI. KHÁI QUÁT VỀ BUỔI LỄII. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỀ XUẤTIII. PHẦN DẪN CHƯƠNG TRÌNH I. KHÁI QUÁT LỄ VU LAN Vu lan hay Vu lan bồn, Vu lan Thắng hội là một trong những dịp lễ lớn của Phật giáo trong năm, diễn ra vào ngày rằm tháng 7. Sau này,...

Hào khí anh hùng bảo hộ trời Nam
Sự kiện

Mục lục bài viếtI. KHÁI QUÁT VỀ BUỔI LỄII. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỀ XUẤTIII. PHẦN DẪN CHƯƠNG TRÌNH Không khí nước nhà những ngày này như đặc quánh lại vì nỗi thương tiếc cho một sự ra đi lớn. Nước mắt dân đã đổ, hiển lộ mọi cung bậc tri ân và hun đúc tinh...

Góc quan điểm: XU HƯỚNG MINH TUỆ – KHÔNG PHẢI CHUYỆN MỚI MẺ
Điểm nhìn, Sự kiện

Mục lục bài viếtI. KHÁI QUÁT VỀ BUỔI LỄII. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỀ XUẤTIII. PHẦN DẪN CHƯƠNG TRÌNH Đối với người Việt xưa nay, tính hướng ngoại và chạy theo các trào lưu mới không phải chuyện sớm sủa gì, từ nhu cầu sử dụng vật chất, đến tiếp nhận văn hóa ngoại lai, …...

Suy Ngẫm Về Ngày Phật Đản Vesak (song ngữ)
Sự kiện

Mục lục bài viếtI. KHÁI QUÁT VỀ BUỔI LỄII. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỀ XUẤTIII. PHẦN DẪN CHƯƠNG TRÌNH Hạnh phúc thay, Đức Phật ra đời. Hạnh phúc thay, bài giảng Phật Pháp đúng đắn. Hạnh phúc thay, Tăng Đoàn hòa hợp. Những lời nói trên đây, được trích dẫn từ buổi trình bày, và nói chuyện về Kinh Pháp Cú. Ngày Ra Đời Của Đức Phật (Ngày Phật Đản) là một cơ...

Kỹ Năng Dẫn chương trình Phật Giáo – Lễ Phật Đản
Sự kiện

Mục lục bài viếtI. KHÁI QUÁT VỀ BUỔI LỄII. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỀ XUẤTIII. PHẦN DẪN CHƯƠNG TRÌNH I. KHÁI QUÁT VỀ LỄ PHẬT ĐẢN Phật Đản là nói tắt của cụm từ “Phật đản sinh”, thường được tổ chức vào khoảng thời gian từ mùng 8 đến 15 tháng 4 âm lịch hàng năm,...

Đức Phật nhà văn hóa lớn của nhân loại
Lịch sử, Nghiên cứu, Sự kiện, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtI. KHÁI QUÁT VỀ BUỔI LỄII. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỀ XUẤTIII. PHẦN DẪN CHƯƠNG TRÌNH Đức Phật được Liên Hiệp Quốc tôn vinh là nhà văn hóa lớn của nhân loại của 25 thế kỷ qua, hẳn là cuộc đời hoằng hóa và hệ thống giáo lý của Ngài đã cống hiến cho nhân loại nhiều đóng góp quan trọng và ý nghĩa. Nhà Phật học H.W. Schumann đã phát biểu về Đức Phật trong tác...

Ngát Hương – Vô Ưu
Sự kiện, Tuỳ bút, Văn học

Mục lục bài viếtI. KHÁI QUÁT VỀ BUỔI LỄII. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỀ XUẤTIII. PHẦN DẪN CHƯƠNG TRÌNH Hằng năm cứ độ tháng Tư lại về, bầu trời trong xanh tươi mát, gió thoảng đong đưa, người trời hân hoan đón mừng bậc Thế Tôn giáng trần. Là người con Phật ai ai cũng hiểu ngày đó, chính là...

Thực tập hạnh lắng nghe và thấu hiểu theo Bồ tát Quán Thế Âm
Đời sống, Sự kiện

Mục lục bài viếtI. KHÁI QUÁT VỀ BUỔI LỄII. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỀ XUẤTIII. PHẦN DẪN CHƯƠNG TRÌNH Lắng nghe và thấu hiểu là hai chất liệu cần thiết để hiến dâng cho đời, có khả năng xóa đi những nỗi khổ niềm đau, nội kết và thù hận, mang lại an lạc hạnh phúc...

Thành Kính Tưởng Niệm Ngày Đức Từ Tôn Nhập Niết Bàn
Sự kiện

Mục lục bài viếtI. KHÁI QUÁT VỀ BUỔI LỄII. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỀ XUẤTIII. PHẦN DẪN CHƯƠNG TRÌNH Trên đường từ thành Tỳ-xá-ly về Câu-thi-na, sau khi thọ buổi cơm cúng dường cuối cùng của người thợ rèn Chunda (Thuần-đà), Thế Tôn đã nhiễm bệnh lỵ huyết rất nặng, song Ngài vẫn nhẫn nại chịu đựng cơn đau đi cùng tôn giả A-nan và một...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.