I. Báo Quốc ngày ấy đôi nét sinh hoạt.

Phật học đường Báo Quốc là tên gọi của An Nam Phật học đường được thành lập năm 1932; thời kỳ đầu Phong trào Chấn Hưng Phật giáo.

Những năm bùng nổ thế chiến thứ II, đặc biệt là trận đói năm 1945, trường tạm ngưng và sơ tán hòng bảo tồn nhân mạng. Sau năm 1945, hội Phật học Trung Việt, hậu thân của An Nam Phật học hội, xúc tiến việc củng cố lại hoạt động Phật giáo miền Trung. Hội đã phát triển An Nam Phật học đường thành Phật học đường Báo Quốc vào năm 1947. Cũng năm đó tôi (Điệu Khánh) là “Tăng chúng” nhỏ nhất của Báo Quốc.

phv bao quoc

Ban Giám Đốc Phật học Đường Báo Quốc: Hàng trước từ trái qua: Ôn Đôn Hậu, Ôn trí Thủ, Ôn Mật Nguyện
Hàng sau: thầy Viên Giác, ôn Mật Hiển, thầy Tịnh Nghiêm, ôn Viên thông

Nhân một chuyến đi chơi theo chú Lan và Diệp, khi ra Báo Quốc gặp thầy Thanh Trí, Thầy gợi ý ở chùa, tôi mến Thầy và ở luôn. Thế là mấy hôm sau xuống tóc, để chỏm và theo hầu thầy Đốc, ôm tráp theo Thầy khi Thầy giảng kinh cho lớp lớn ở Diệu Đức, cho bà Từ Cung, bà Tân, bà Tiếp ở Đại Nội, cho các mệnh phụ ở Diệu Hỷ (Phủ Tôn nhơn). Bấy giờ tôi được giao cho thầy Hòang Thơ dạy Công phu và chữ Hán; thầy Trọng Ân dạy chữ quốc ngữ. Đến năm 1951, Bồ Đề Thành nội được lập, tôi theo học lớp ba tại đó.

Phật học đường Báo Quốc bấy giờ không có học Tăng ngoại trú, chỉ một vài vị đặc biệt. Phần lớn nội trú, kể cả những Thầy đã ra làm việc. Lề lối sinh hoạt tu học bấy giờ, nếu gọi là “Tu viện Báo Quốc” thì sát hơn.

Nhìn vào toàn thấy không khí tu học. Tuyệt đối ít thấy học Tăng đi ứng phó đạo tràng. Phật sự này có một số Thầy chuyên trách, song thực tế cũng rất ít. Vì các khuôn hội Phật học đều có Ban nghi lễ và các vị “Tu sĩ” lớp trước còn lại, sau này hình thành tên gọi là “Cổ Sơn Môn”. Những năm 1947 đến 1954 Tăng chúng lên đến bốn, năm chục vị. Các mùa An cư càng đông hơn, có khi sáu, bảy chục vị. Các buổi học được gọi là “nghe kinh”, Thầy đọc một đoạn kinh rồi diễn giảng; sau đó một, hai vị được gọi “trùng tuyên” lại cho cả lớp nghe. Thời gian ấy học toàn nội điển đến năm 1951 trở về sau mới có vài môn văn hóa xã hội như Văn, Sử, Địa.

Khoảng năm 1949 bắt đầu có dấu hiệu “nhảy rào”. Một số theo học ngoại điển, trốn về nhà bố mẹ, đi học. Một số đàn anh vào Sài Gòn, Đà Lạt vừa tự túc mưu sinh vừa theo học phổ thông. Có lẽ đây là một trong nhiều mối lo của Ban Quản Trị, nên đến năm 1953 Tiểu học Hàm Long ra đời trong khuôn viên Báo Quốc, đáp ứng nhu cầu thực tế. Và sau năm 1954 việc học nội điển và ngoại điển dần dần đi vào quân bình.

Nước sử dụng thì chúng Tăng phân công gánh từ giếng cuối dốc, về sau có vợ chồng chú Đới đảm trách. Đến những năm 1960 mới có được máy bơm. Vật chất thiếu thốn, ăn uống kham khổ. Đặc biệt có những món bây giờ tìm không thấy. Đó là vỏ chuối mốc (tên một loại chuối), vỏ trái thơm phơi khô, hoặc cọng rau muống già làm dưa chua, là những thức ăn cơ bản. Cơm độn khoai sắn là đương nhiên của thời kỳ ấy. Vì vậy, chúng ăn buổi trưa là chính, chiều và sáng là bất chừng khi củ, khi cháo…! Thế mà không khí học rất hăng, tinh thần hết sức lạc quan.

II. Báo Quốc ngày ấy các lớp học Tăng.

Ban Quản Trị và các vị Giáo thọ khi củng cố hoạt động trở lại và chuyển tên thành Phật học đường Báo Quốc, thì Báo Quốc có một Ban Quản Trị gồm Ôn Linh Mụ, Ôn Châu Lâm và Ôn Trí Thủ. Ôn Trí Thủ trực tiếp làm Giám đốc kiêm Đốc giáo; Ôn Thanh Trí làm Tri sự. Quý vị Giáo thọ có các Ôn Mật Nguyện, Mật Hiển, Đôn Hậu, Hòang Thơ, Trọng Ân, Định Tuệ, Quy Thiện, Thiện Siêu, Thiện Minh, Quang Phú…

Lớp lớn tại Báo Quốc tiếp tục chương trình Đại học có các Thầy Minh Châu, Thiên Ân, Đức Tâm, Chơn Trí, Đức Phong, Đức Thiệu, Trí Không, Nhất Hạnh, Thiện Tấn, Khánh Nghiêm, Tinh Nghiêm, Tinh Huy, Châu Ninh, Đức Nhẫn, Mãn Giác, Thuyền Ấn,Viên Giác, Hòa Dinh, Như Tuyên, Đức Trạm.

Trên đây là các bậc huynh Trưởng của Phật học đường, vừa là các vị Giáo thọ cho các lớp kế dưới, là giảng sư Tỉnh hội, cố vấn giáo hạnh các gia đình Phật tử. Khi có Trường Bồ Đề, là Giáo sư giáo lý. Dù đã ra làm việc, nhưng thường gọi bằng chú.

Lớp kế cận có các Thầy Đức Nhuận, Thanh Long, Tâm Hy, Thanh Hiển (chỉ ở Báo Quốc thời gian ngắn sau đó ra Bắc) Thiện Phước A, Thiện Phước B, Châu Sơn, Quang Thể, Chánh Lạc, Thiện Giải, Thiện Lộc, Tánh Huyền, Châu Toàn, Đồng Bổn, Châu Đức, Viên Nhơn, Thiện Châu, Minh Chiếu, Minh Tánh, Châu Đức, Đức Lân, Đức Tạng, Thanh Trúc, Huyền Minh.

on tri thu on thanh triÔn Trí Thủ và ôn Thanh Trí

hoc tang lop dau

Một số Học tăng những năm đầu thành lập Phật học đường Báo Quốc: 
Như Đạt, Đức Trạm, Đức Tường, Đức Tịnh, Phước Hải và Thiện Hạnh

Tiếp cận lớp này có các Thầy: Thiên Chơn, Chánh Lạc, Minh Tuấn, Thiện Đức, Chơn Không, Thiện Bình, Đức Phương, Minh Tuệ, Chơn Ngữ, Thiện Hạnh, Đức Tịnh, Từ Mẫn, Đức Hải, Đức Chơn, Từ Niệm, Chánh Trực, Giác Ngộ, Thiện Quang, Như Đạt, Trí Chơn, Chánh Nguyên, Trí Giác, Trí Diệu.

Lớp điệu nhỏ bấy giờ có: Thuyết, Thành, Tùng, Sính, Khiển, Khiêm, Lời, Thanh, Tùng, Hiếu, Khánh (nhỏ và kỳ cựu nhất). Thời gian từ 1953 Tăng sinh các Tự viện trong tỉnh theo học ngoại trú càng đông.

Lớp cuối này, kỳ cựu có Khánh và Hiếu, tức Phước Hải, Đức Tường. Sau đó, năm vị của lớp dự bị xuất gia tại Từ Đàm gồm: Huệ Minh, Hạnh Minh, Hải Thanh, Hải Tịnh và Đạo Dung… vào Báo Quốc một thời gian, rồi vào Phật học Viện Trung Phần Nha Trang. Cùng với lớp này có các Thầy Chánh Liêm, Chánh Nghiêm, Huyền Giác, Minh Trang, Trí
Siêu, Thanh Huyền, Quán Tâm, Chơn Thức, Chí Thành, Trí Trí, Nguyên Hạnh, Quang Minh, Chơn An, Thiện Đạo, Đức Thanh, Nguyên Tịnh, Hải Ấn,Tâm Khai, Như Mãn…

Kế tiếp trên đây có các Thầy Huệ Tánh, Huệ Chí, Huệ Trí, Đức Tánh, Huệ Thông, Quang Huy, Nguyên Thảo, Đức Trạch… rồi đến Phước Minh, Phước Chánh, Phước Nghiêm, phước Định, Phước Hiền, Minh Đạo, Minh Chí, Phước Hạnh, Xuân Khánh…

III. Báo Quốc ngày ấy mùa An Cư.

Đến mỗi mùa An cư, Tăng chúng các chùa trong và ngoài tỉnh Thừa Thiên về nhập hạ rất đông. Từ Quảng Ngãi có Thầy Giải An, Giải Hậu. Quảng Nam có Thầy Trí Hữu, Bát Nhã, Tịnh Diệu (Phú Yên) Quảng Trị có Thầy Lương Bậc …

Các chùa nội tỉnh có Thầy Quang Diệp, Viên Dung, Chí Niệm, Diệu Hoằng, Chánh Kiến, Tương Ưng, Chánh Pháp, Thiện Phát, Thiện Hỷ, Thiên Hỷ, Như Ý, Khánh Sơn.

An cư ngày ấy là một khóa tu học nghiêm tịnh. Ngoài việc trì tụng, Đại chúng được nghe những bộ kinh lớn, nhằm nâng cao kiến thức Phật học về kinh, luật, luận cho chư Tăng.

Có thể nói đây là những khóa bồi dưỡng hằng năm. Trong các thời kinh sáng, chiều ngoài hai thời Công phu và Tịnh độ, các Thầy sau khi trì tụng kinh bộ, có thời tụng thầm. Nghĩa là tùy sở đắc mỗi người nghiên cứu, đọc tụng bộ kinh theo sở nguyện.

Những mùa An cư như thế này đúng là tu trì Giới – Định – Huệ, tăng trưởng nội lực, trang nghiêm pháp thân người Tăng sĩ. Bình thường còn không ứng phó, huống nữa trong mùa An cư. Ngay những vị ở các nơi về nhập hạ cũng nghiêm túc Phật sự nầy.

IV. Báo Quốc ngày ấy những vị ân nhân.

1. Ôn Thanh Trí về sau nầy gọi là Ôn Báo Quốc: cùng lớp với các Thầy Minh Châu, Thiên Ân… nhưng Ôn Thanh Trí đã gác lại mọi sở cầu của riêng mình, mà đảm đương phần vụ Tri sự chăm lo mọi mặt về đời sống cho học Tăng hết lớp này đến lớp khác. Những vị xuất thân Báo Quốc từ những năm cuối của thập kỷ 40 thế kỷ 20, cho đến về sau này không ai là không hàm ân Ôn Thanh Trí.

Đặc biệt giai đoạn đầu sau 1945 kinh tế khó khăn trăm phần, Báo Quốc vừa mới củng cố, thế mà hằng ba, bốn chục Tăng sinh ăn chưa ngon, chưa thật đầy đủ, nhưng không hề đói.

Không những chỉ lo cho Tăng chúng từ cái ăn, cái mặc, mà còn công việc tu sửa chùa, hỗ trợ công tác Phật sự cho Sơn môn, cho các tổ chức. Nhất là các Đại hội, Hội nghị của Phật giáo lúc bấy giờ. Lúc nào Thầy Đốc có yêu cầu, là Thầy Tri sự lo chu toàn đầy đủ trong niềm hoan hỷ, miễn là lợi lạc cho việc Phật.

image090

Đài thọ cho học Tăng lộ phí đi giảng tập, sở phí cho các Thầy du học hàng tháng. Thầy Minh Châu du học tại Ấn Độ, Thầy Trí Không du học tại Anh, Thầy Thiên Ân du học tại Nhật và Thầy Thiện Châu đi Ấn Độ… thậm chí cả gói thuốc Cẩm lệ hằng tháng cho Thầy Thiên Ân, Ôn cũng không quên, nhằm chia sẻ niềm vui với các vị. Đọc kinh Duy Ma thấy rằng Bồ Tát hạnh là người tạo ra của cải, tích lũy tiền của, không vì cá nhân mình mà lợi lạc tập thể, cho mọi người; đó là hành Bồ Tát đạo giữa đời thường vậy.

2. Ôn Khánh Nghiêm: Ôn là người Bắc, từ khi tôi vào hành điệu tại Báo Quốc năm 1947, đã có Ôn, giữ chức tuần chúng. Tính khí nhu hòa vui vẻ nhưng rất nghiêm. Tăng chúng từ lớn chí nhỏ đều tôn kính thương mến. Ôn chỉ hành động chứ ít nói và chính hành động của Ôn là bài học cho Đại chúng. Từ việc đi đứng nằm ngồi đều toát lên ánh sáng của giới luật.

Trời xứ Huế, mùa đông lạnh là thế nhưng Ôn vẫn mong manh tấm áo vải thô. Những khi rét đậm mới thấy Ôn choàng thêm trên người chiếc ngọa cụ. Tăng chúng bấy giờ mặc quần áo vá là thường, nhưng với Ôn, vá nhiều hơn. Vậy mà lại có một bộ đồ riêng dành để đi đại tiện, được vắt ở cành cây. Mỗi lần đi vệ sinh là thay bộ đồ ấy để vào nhà vệ sinh. Xong rồi, tắm rửa, thay quần áo, mới vào phòng.

Điệu không có tiêu chuẩn phòng ốc giường ngủ. Những bộ trường kỷ, những bộ phản ở nhà khách và mùa giá rét có chiếc bao bố, thòng cả người vào, là có một giấc ngủ ngon.

Đôi lúc lười biếng, điệu nào nằm lăn ra ngủ theo kiểu “khéo ăn no, khéo nằm co thì ấm”, sáng mai dậy lại thấy mình được đắp chiếc chăn lông vịt của Ôn. Nghĩ đến tấm lòng của Ôn mà lòng mình càng ấm! Càng chăm ngoan học tập.

Không la rầy, roi vọt, vậy mà chúng lý đều răm rắp. Có lẽ tấm lòng, uy đức của Ôn phủ kín hết những nghịch ngợm, lỗi lầm của tuổi trẻ.… Rồi Ôn trở về miền Bắc vào năm nào không nhớ được.

3. Các Dì công quả đối với học Tăng

a. Dì Huyến: chỉ biết tên của Dì, còn quê quán tộc họ đành chịu. Ngày tôi vào hành điệu đã có Dì. Công việc của Dì khó có ai thay thế. Dì chỉ lo chợ búa, nấu thức ăn. Cơm cháo thì do chúng trị nhật. Thế nhưng cũng khá vất vả. Ba giờ sáng Dì đã thức dậy lo thức ăn bữa sáng. Bữa ăn sáng chẳng có gì, chỉ vỏ thơm, vỏ chuối mốc phơi khô, kho lên với muối và nước tương. Bữa trưa, thỉnh thoảng có rau lang luộc hoặc nấu canh vả kho, đều đều như thế.

Giờ nghỉ trưa của Đại chúng, Dì gom vả, cây me đất nấu canh chua, chột môn … khoảng 3h chiều gánh ra chợ đổi được thứ gì, thì tốt thứ đó. Vài lát đậu khuôn , xác đậu, giá, đôi lúc đổi được chai xì dầu… Bữa nào hoán đổi được thức ăn kha khá, hôm sau đại chúng có được bát canh tương đối. Sinh hoạt ăn uống ngày ấy chỉ có thế. Cơm độn khoai, sắn.

Chỉ những ngày lễ Vía thì được ăn cơm trắng. Thuở ấy, cơm cũng phải lường, mỗi người hai chén úp một. Dì chỉ giúp mấy năm, vì tuổi lớn già yếu, Dì trở về với con cháu. Dì có bệnh liệu, hể bất chợt chọc Dì một tiếng là Dì vất cả những gì đang cầm trên tay. Thế hệ học tăng đầu tiên ở Báo Quốc mang nặng công ơn của Dì nhiều lắm. Bái niệm công đức Dì nhân tập kỷ yếu này ra đời.

b. Thím Cửu: Thím là mẹ kế của Thầy Thiên Ân, Đức Tạng, mẹ ruột của Thầy Đức Tường, người làng An Truyền. Thím ít khắt khe với chúng điệu, nhưng khi nổi nóng hay chửi mấy điệu nhỏ như tôi chẳng hạn. Nhưng có lẽ cũng “chửi chay” thôi. Vì sau đó là cười dã lã, không để bụng. Có lẽ nhờ vậy mà
Thím mập hơn Dì Huyến ngày trước. Công quả của Dì là đi chợ, nấu thức ăn. Hằng ngày cả hằng mấy chục người ăn, nhưng việc làm của Thím không lấy gì bận rộn tất bật. Có lẽ thức ăn như đã có sẵn, hết dưa môn kho, thì đến vã kho, rồi chột nưa kho hoặc vỏ thơm vỏ chuối mốc kho…. Cứ thế mà đổi thời vụ. Chỉ bữa trưa thêm một món canh. Thực đơn soạn sẵn, mặn nhạt đã có chừng, bao nhiêu muối, mấy gáo tương đã có chừng mực rồi.

Ngày lại ngày qua, không mệt mỏi, cặm cụi phục vụ Tăng chúng, chẳng than thở, hết lớp này tiếp lớp học Tăng khác. Cho đến khi các lớp lớn chuyển vào Già Lam, Hải Đức, Thím cũng theo vào Già Lam làm công quả phục vụ tăng chúng. Thím Cửu đã mãn phần và thờ tại Già Lam.

c. Thím Năm: một Dì nuôi đặc biệt. Hay quát tháo nhưng vô tâm. Mà quát tháo là phải. Thử hỏi với bao công việc mệt nhọc suốt ngày, từ hai, ba giờ sáng đến tối mịt mới nghỉ tay.
Phải chi như ngày nay, bếp ga, bếp điện, nước máy… vặn vòi là có nước tận nơi.

Với Báo Quốc ngày ấy, đèn dầu, nước giếng, củi phải mót từng ngày, lá phải gom từng buổi. Công việc làm của Thím, thời nay, có lẽ không ai dám đảm. Một, hai giờ sáng đã lò mò thức dậy, nhóm bếp lửa có khi cả tiếng đồng hồ, nhất là trời mưa lạnh, lá ướt củi ẩm!

Rồi vo gạo, xong đặt nồi lên, sau đó mới xách nước đổ vào, nước sôi, múc từng tô gạo trút vào nồi. Thổi lửa, lùa rác vào bếp. Chụm bằng lá thì phải ngồi canh và luôn luôn tiếp hơi thì lá mới cháy đều. Bên cạnh nồi cơm to đùng, kèm thêm nồi nước lá dùng để uống cả ngày.

Rồi bới cơm, xong rửa nồi niêu chén bát, phong phơi là tiếp tục đặt nồi cơm cho giấc trưa. Đại chúng cơm nước xong, giờ nghỉ trưa, thì Thím lội ra vừa mót củi, bẻ cành, hốt lá chuẩn bị cho ngày hôm sau. Điệu hầu Thầy cũng phải tự mót củi, để đun nước.

Ngày nào vui vẻ, leo nhãn bẻ cành khô cho Thím, thì sáng hôm sau, Thím ưu tiên cho ấm nước đặt sát lỗ thông khói của bếp lò, mình thức dậy là đỡ chổng mông thổi lửa.

Hồi tưởng lại công việc của Thím, con người gầy gò lấm lem của Thím, nhất là nhớ tay chân của Thím, nước, dầu mỡ, muội khói, lọ nghẹ ăn trùi cả móng.

Công việc phục vụ chúng Tăng Báo Quốc đều đặn hằng ngày như thế và qua gần hết đời người của Thím. Cho đến khi Tăng sinh lớp lớn chuyển vào Già Lam, Hải Đức, Thím xin theo vào Già Lam tiếp tục hạnh nguyện.

Khi sức cùng lực kiệt, Thím về nhà ở với con gái và ra đi sau một cơn trúng gió, mãi đến một tuần sau trên truyền hình thông báo, Thầy Huyền Giác nhìn ảnh của Thím mới tất tả đi lo hậu sự…

Viết lại đôi nét về nhiều lớp Tăng sinh Báo Quốc, những sinh hoạt trong cuộc sống vật chất, tinh thần về một thời của Báo Quốc. Đồng thời ghi lại đôi hình ảnh đặc biệt về những con người chăm lo cho các thế hệ Tăng sinh Báo Quốc ngày ấy để có được nhiều lớp Tăng tài mà ngày nay đã và đang làm rạng đạo pháp, phục vụ dân tộc.

image092

Học tăng Phật Học Đường Báo Quốc tại Non Nước, Đà Nẵng

image093

Ban Giáo Thọ và học tăng PHV Báo Quốc trước chùa (năm 1969)

image096

Các điệu lớp cuối của PHV Báo Quốc (từ 1970 – 1975) Hàng trước từ trái sang:
Thương, Xứng, Thái; 
Hàng sau: Mảnh, Thanh, Tâm, Tùng, Châu

Nhân kỷ niệm 55 năm, ngày xây dựng, tiếp bước con đường và sự nghiệp đào tạo Tăng tài của Phật học Viện Trung Phần Hải Đức Nha Trang, tất cả những gì đã được viết ra trên đây là xuất phát từ niềm tri ân sâu sắc của những người hôm nay.

Tất cả những gì ghi lại đều từ ký ức, rất mong sự thông cảm, nếu có chỗ sai lệch thời gian các lớp Tăng sinh Báo Quốc ngày ấy. Vì đến 1956 tôi được theo hầu Thầy Đốc vào tiếp nhận chùa Hải Đức, thành lập Phật học Viện Trung Phần Hải Đức Nha Trang.

(trích KỶ YẾU NGÀY VỀ CỘI | 08 THÁNG CHẠP NĂM TÂN MÃO (01 – 01 – 2012) | Kỷ Niệm 55 năm, ngày thành lập PHV TRUNG PHẦN HẢI ĐỨC NHA TRANG)phv bao quoc 2

KHÁI QUÁT VỀ PHẬT HỌC ĐƯỜNG BÁO QUỐC

“Sắc Tứ Báo Quốc Tự”, một Tổ đình nổi tiếng của đất Thần Kinh. Nơi đây, vào năm 1935 (dời từ Trúc Lâm ra BQ), Hội Tăng già Thừa Thiên quyết định mở trường đào tạo Tăng tài lấy tên là “Phật Học Đường Báo Quốc”. Trực tiếp điều hành trường là Pháp sư Thích Trí Độ đảm nhận chức vụ Đốc giáo, cùng với các bậc Cao tăng và nhiều Thiện Trí thức khác trong đó có Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám trực đã tiếp giảng dạy và góp công đức vào việc điều hành nhà trường. Bước đầu trường mở  lớp sơ cấp. Theo “Trí Quang tự truyện” (TTTQ) thì giai đoạn đầu: “Viện thành lập Pl. 2477 (1933), chủ yếu do hòa thượng Giác tiên (khai sơn chùa Trúc lâm) và bác sĩ Tâm Minh (Lê Đình Thám, đệ tử ngài). Ban  đầu đặt tại chùa Trúc lâm, kế tại Quan công, sau mới tại Báo quốc” (trang 24, nhà xbTHtpHCM năm 2011), sau đó “trường đủ 4 cấp : sơ đẳng 6 năm, cao đẳng và siêu đẳng, mỗi cấp 2 năm…” (trang 27 sđd). Tám năm sau, tức năm 1943 trường dời về chùa Kim Sơn ở làng Lựu Bảo cách TP Huế chừng 10 cây số về phía Tây. Trường lấy tên là “Cao Đẳng Phật Học Đường Kim Sơn”. Nhưng bốn năm sau, tức năm 1947, vì an ninh, vì kinh tế khó khăn…, trường lại dời về chốn cũ lấy lại danh xưng cũ. Khoảng giữa giai đoạn này, theo TTTQ thì “năm 1944, 2 lớp sơ đẳng và trung đẳng của Phật học viện (mà bấy giờ gọi là Kim sơn) được tạm dời vào Nam, với thân giáo sư là thầy Trí Tịnh, quản lý là thầy Thiện Hoa, hộ chủ là Trương Hoàng Lâu. Vào đó liền gặp 1945, trường rã luôn.” (T.29, sđd).

Bấy giờ, Ngài Thích Trí Thủ, bậc cao tăng trong Giáo H
ội Tăng Già Thừa Thiên Huế, trụ trì chùa Báo Quốc, thay ngài Trí Độ làm Giám đốc kiêm Đốc giáo. Thời trước, thời của ngài Trí Độ, trường đào tạo được những vị Tăng ưu tú như quí ngài: Trí Quang, Trí Nghiễm (Thiện Minh), Trí Đức, Trí Thuyên, Trí Tịnh, Trí Hữu, Trí Thành, Thiện Hoa, Thiện Hòa, Trí Nghiêm…Thời sau, thời của ngài Trí Thủ, đào tạo được các thầy: Thuyền Ấn, Thiên Ân, Mãn Giác, Nhất Hạnh, Minh Châu, Nguyên Hồng, Đức Tâm, Chơn Trí, Thanh Trí (sau Tri sự Báo Quốc), Trí Không (Trần Quang Thuận), Đức Thiệu, Đức Tạng… và nhiều hậu học nối tiếp nhau, tiêu biểu như các thầy: Đức Phương, Minh Chiếu, Thiên Chơn, Thiện Châu, Thiện Hạnh, Châu Đức, Từ Mẫn, Đức Tạng, Đức Chơn, Thiện Bình, Chánh Trực, Chánh Lạc, Chánh Kế, Nhật Lệ, Thiện Phước (A), Thiện Phước (B), Thiện Đức, Như Đạt, Trí Tánh, Giác Đức, Diệu Tánh… cũng như hàng trăm Tăng tài xuất thân từ PHVHĐNT, PHĐBQ, từ Già Lam Quảng Hương trong hậu bán thế kỷ 20, một số như: Chánh Liêm, Huệ Tánh, Đức Thanh, Trí Siêu (Lê Mạnh Thát), Tuệ Sĩ (Nguyên Chứng), Nguyên Tánh, Minh Tuấn, Phước Sơn, Phước Đường, Phước Niệm, Đồng Tiến, Phước An, Đức Thắng, Trung Hậu, Nguyên Giác, Nguyên Hạnh, Trí Hoằng (Bình), Đỗng Tuyên, Nguyễn Văn Lộc (?), Phước Hạnh, Thiện Đạo, Không Tánh, Hải Ấn, Hải Mẫn, Nguyên Đức, Huệ Trí, Đạt Đạo, Minh Thông, Trí Viên, Minh Châu, Giác Viên, Chơn Trí (Nguyên Siêu), Thiện Nhơn (B), Nguyên Quang, Bảo Quang, Quang Đạo, Phước Tú, Đức Nghi, Thiện Vinh, Thiện Dương, v.v…

Giáo sư Nguyễn Lang tác giả Việt Nam Phật Giáo Sử Luận đã ghi nhận: “Phật Học Đường Báo Quốc do Thiền sư Trí Thủ chủ trì là một đạo tràng rất hưng thịnh. Từ năm 1950 trở đi, Phật học đường này đã bắt đầu thu nạp nhiều học tăng từ Hà Nội và Sài Gòn gửi tới. Trong số các giáo sư giảng dạy tại Phật học đường, có các Thiền sư Bích Phong, Mật Nguyện, Đôn Hậu, Trí Thủ, Quang Phú, Trọng Ân, Hoằng Thơ, Trí Quang và Trí Đức. Phật học đường này đã cung cấp giảng sư cho các Tỉnh hội Phật học miền Trung, cố vấn giáo lý cho các đơn vị Gia Đình Phật Tử và giáo sư Phật pháp cho các tư thục Bồ Đề.” (VNPGSL quyển III, xb 1994 trang 289) | Thích Minh Thông, Giác Tuệ và Phước Hải biên tập[/box]

PHƯỚC HẢI


QUAN TÂM VÀ HỖ TRỢ
Chúng tôi cung cấp mọi tư liệu về Phật giáo một cách hoàn toàn miễn phí.
Mong nhận được sự hỗ trợ và đóng góp của bạn để Website được duy trì hoạt động.

STK: 102 867 430 455
Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank)
(Nội dung: Họ tên + ho tro website)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Biểu tượng hoa sen trong trang trí chùa ở Huế
Kiến trúc-Mỹ thuật, Nghiên cứu, Văn hóa

PHẦN MỞ ĐẦU Đã là công dân nước Việt thì dù có ở đâu đi chăng nữa mà khi nghe ai đó nhắc nhắc đến sông Hương, núi Ngự thì mỗi người con đất Việt đều nghĩ ngay đến một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, thơ mộng và hoài cổ. Nơi mảnh đất thần...

“Bản Sắc Hóa” Pháp Phục Phật Giáo Việt Nam
Nghiên cứu, Văn hóa

I. Y PHỤC LÀ BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC Nếu trang phục truyền thống của một dân tộc hay quốc gia biểu đạt bản sắc văn hóa về y phục của dân tộc hay quốc gia đó, thì pháp phục Phật giáo thể hiện bản sắc đặc thù, khác hẳn với và vượt lên trên các quốc phục và thường phục của người đời, dù ở phạm vi dân tộc hay quốc gia. Lễ phục tôn...

A Dục, Ashoka -Một Vị Vua Phật Tử
Lịch sử, Nghiên cứu

Hoàng đế A-dục trị vì nước Ấn vào thế kỷ thứ III trước Tây lịch và cũng là một trong những nhân vật sáng chói nhất trong lịch sử Phật giáo. Là vị hoàng đế nổi tiếng nhất của triều đại Maurya ông đã thống nhất gần toàn thể bán lục địa Ấn độ. Dưới triều đại của ông, văn hóa được phát triển cao độ và cũng là lần...

Biểu tượng Phật giáo trong kiến trúc chùa Việt ở Bắc bộ
Kiến trúc-Mỹ thuật, Nghiên cứu, Văn hóa

1. Vị trí, vai trò biểu tượng Phật giáo trong kiến trúc chùa Việt ở Bắc Bộ Trong kiến trúc một ngôi chùa Việt, các biểu tượng Phật giáo được hiện diện ở khắp mọi nơi, từ các hoa văn trên từng viên gạch, viên ngói, đến trên các trang trí cửa võng, y môn,...

Góp thêm những tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh với Phật giáo
Lịch sử, Nghiên cứu

Nghiên cứu cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, điều chúng ta dễ dàng bắt gặp là ở chỗ Người có nhiều mối quan hệ gắn bó với Phật giáo, không chỉ ở mặt tư tưởng, tình cảm mà cả chính bằng những việc làm cụ thể. Trên bình diện...

Hôn nhân hạnh phúc trên nền tảng đạo đức Phật giáo
Nghiên cứu, Văn hóa

Việc ứng dụng giáo lý nhà Phật vào cuộc sống lứa đôi mang lại rất nhiều tích cực cho cuộc sống gia đình của các phật tử, hướng phật tử đến một cuộc hôn nhân tốt đẹp trên nền tảng đạo đức Phật giáo. A. Mở đầu Trong muôn vàn giá trị mà con người...

Sơn môn Bổ Đà-Dấu thiêng còn vang mãi
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Tóm tắt: Thời kỳ Lê Trung Hưng (Thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII) dòng thiền Lâm Tế Trung Hoa được truyền vào Việt Nam và đã vô cùng phát triển ở cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài. Ngoài những sơn môn nổi tiếng của Lâm Tế Đàng Ngoài như: chùa Phật Tích (Bắc Ninh), chùa...

Hoạt động đào tạo Tăng tài trong phong trào chấn hưng PGVN giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX
Lịch sử, Nghiên cứu

Tăng sĩ không tu tập, không am hiểu giáo lý để hoằng pháp, điều này ảnh hưởng rất lớn trong quần chúng tín đồ phật tử. 1. Dẫn nhập    Phật giáo du nhập vào nước ta đã trải qua hơn 2000 năm, những giá trị tâm linh Phật giáo để lại trên mảnh đất...

Ứng dụng Kinh tạng Pali về đạo đức, xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả và bền vững
Nghiên cứu

Sự phát triển của kinh tế hôm nay và sự bình ổn của xã hội, sự an toàn của môi trường trong tương lai không thể tách rời nhau, có mối quan hệ hỗ tương cho nhau A. Dẫn nhập Kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận, nhưng kinh doanh như thế nào để tạo...

Vai trò của Phật giáo thời Lý trong lĩnh vực chính trị, tôn giáo và đoàn kết chống ngoại bang
Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt Khi đề cập đến sự tín ngưỡng tâm linh của người Việt thì không thể không nói đến Phật giáo. Phật giáo du nhập vào Việt Nam vòa khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên, tư tưởng từ bi, vị tha của đạo Phật nhanh chóng được cư dân bản địa tiếp...

Hành trạng và tư tưởng Phật học của Tổ sư Hoán Bích – Nguyên Thiều
Lịch sử, Nghiên cứu

Thiền sư Nguyên Thiều được biết là một vị tổ sư, cao tăng gốc Trung Hoa thuộc thế hệ thứ 33 dòng thiền Lâm Tế, đã sang Việt Nam hoằng đạo ở Đàng Trong vào thời Trịnh Nguyễn phân tranh (1627-1789) và giúp phục hồi Phật giáo Xứ Đàng Trong.  1. Vấn đề về hành...

Chùa Diệu Ðế và hai bài thơ liên quan vừa được tìm thấy trong Cống Thảo Viên Tập của Nguyễn Phúc Miên Cư
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Trong dòng chảy lịch sử, văn hóa, văn học Việt Nam, có không ít những công trình kiến trúc từ lâu đã trở thành kinh điển, đại diện cho tinh thần và tư duy của một triều đại với những thăng trầm bi hùng. Không chỉ thế, nó còn mang xu hướng linh thiêng, là...

Mối liên hệ về chữ “Hiếu” trong Nho giáo và văn hóa Lễ Vu Lan ở Trung Quốc: từ thế tục tới tính thiêng!
Nghiên cứu, Văn hóa

Tóm tắt Phật giáo được truyền bá từ Ấn Độ sang Trung Quốc vào thời nhà Hán (202 TCN – 220 CN); kết hợp các nền văn hóa bản địa cố hữu, Phật giáo dần trở thành một tôn giáo có sức ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc. Trong thời kỳ Phật giáo sơ truyền,...

Xu thế biến đổi trong Kiến trúc, cảnh quan chùa Huế
Kiến trúc-Mỹ thuật, Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt: Phật giáo Huế với một bề dày lịch sử, gắn liền với thăng trầm vùng đất Thuận Hóa – Phú Xuân xưa, đã hàm chứa, bảo tồn được nét riêng có trên nhiều mặt của yếu tính truyền thống Phật giáo. Tuy nhiên, trong chiều hướng phát triển của xã hội thì trong...

Tín ngưỡng thờ Long Vương trong Phật giáo Nam bộ
Nghiên cứu, Văn hóa

Tượng Long Vương ở Tổ đình Hội Khánh (Bình Dương). LONG VƯƠNG TRONG PHẬT GIÁO Trong Phật giáo, rồng là một trong Bát bộ chúng thủ hộ Phật pháp. Lãnh tụ của Long tộc gọi là Long Vương, có đầy đủ uy lực lớn mạnh, thường theo bảo vệ Phật. Trong các kinh sách Phật...

Vai trò nhập thế qua những biểu hiện, một số vấn đề đặt ra và giải pháp nhằm phát huy vai trò của nữ Phật tử
Nghiên cứu, Văn hóa

Tóm tắt: Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhân loại. Ở phương diện tích cực, chúng phục vụ nhiều nhu cầu, đem lại hiệu suất làm việc cao cho con người. Song ở phương diện tiêu cực, chúng khiến đời sống tinh thần đứng...