1. Nguyên văn
伏以
瑞逸蓮臺、仰眞如之慧鑒、香浮寶篆、憑相佑之慧 光、一念至誠、十方感格。拜疏為越南國…省…縣 (郡)…社…村、家居奉
佛修香諷經…事。今弟子…等、惟日仰干
金相光中、俯垂照鑒。竊念、弟子等叨生下品、幸遇 勝緣、荷二儀覆載之恩、感
三寶護持之德、思無片善、慮有餘愆。茲者肅陳素 悃、披瀝丹心、稽首投誠、翹勤懺悔、諷誦…加持… 諸品神呪。頂禮
三身寶相、萬德金容、集此善因祈增福壽。今則謹具 疏文、和南拜白。
南無十方常住三寶作大證明。
南無道場教主本師釋迦牟尼佛作大證明。
南無消災增延壽藥師琉璃光王佛作大證明。
南無大慈悲救苦難靈感觀世音菩薩。恭奉、遍法 界諸尊菩薩摩訶薩、道場會上無量聖賢、共降威光、 同垂加護。伏願、十方鑒格、
三寶證明。俾弟子等、多生業障以冰消、一切善根而 成就。念念菩提果結、生生般若花開、常居四序之中、必獲萬全之福。仰賴
佛慈加護之不可思議也。謹疏。
佛曆…歲次…年… 月…日時、弟子眾等和南上疏
(疏)奉白佛金章弟子眾等和南上疏
2. Phiên âm
Phục dĩ
Thoại nhiễu liên đài, ngưỡng Chơn Như1 chỉ huệ giám; hương phù bảo triện, bằng tướng hựu chi tuệ quang; nhất niệm chí thành, thập phương cảm cách.
Bái sớ vị: Việt Nam quốc … Tinh, … Huyện (Quận), … Xã, Thôn, gia cư phụng Phật tu hương phúng kinh … sự. Kim đệ tử … đẳng, duy nhật ngưỡng can, kim tướng quang trung, phủ thùy chiếu giám.
Thiết niệm: Đệ tử đẳng, thao sanh hạ phẩm, hạnh ngộ thắng duyên; hà Nhị Nghi2 phú tải chi ân, cảm Tam Bảo hộ trì chi đức. Tư vô phiến thiện, lự hữu dư khiên. Tư giả túc trần tố khổn, phi lịch đơn tâm, khể thủ đầu thành, kiều cần sám hối4; phúng tụng … gia trì… chư phẩm thần chú. Đảnh lễ Tam Thân bảo tướng, vạn đức kim dung; tập thử thiện nhân, kỳ tăng phước thọ. Kim tắc cẩn cụ sở văn, hòa nam bái bạch.
Nam Mô Thập Phương Thường Trú Tam Bảo tác đại chứng minh.
Nam Mô Đạo Tràng Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tác đại chứng minh.
Nam Mô Tiêu Tai Tăng Diên Thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật tác đại chứng minh.
Nam Mô Đại Từ Bi Cứu Khổ Nạn Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát.
Cung phụng: Biến pháp giới chư tôn Bồ Tát Ma Ha Tát, đạo tràng hội thượng vô lượng thánh hiền, cọng giáng oai quang, đồng thùy gia hộ.
Phục nguyện: Thập phương giám cách, Tam Bảo chứng minh, tỷ đệ tử đẳng, đa sanh nghiệp chướng dĩ băng tiêu, nhất thiết thiện căn nhi thành tựu; niệm niệm Bồ Đề quả kết5, sanh sanh Bát Nhã6 hoa khai; thường cư Tứ Tự7 chỉ trung, tất hoạch vạn toàn chỉ phước. Ngưỡng lại Phật từ gia hộ chi bất khả tư nghì dã. Cẩn sớ.
Phật lịch … Tuế thứ … niên … nguyệt … nhật thờị.
Đệ tử chúng đẳng hòa nam thượng sớ.
3. Dịch nghĩa
Cúi nghĩ:
Điềm lành quanh tòa, ngưỡng đấng chơn như soi xét, khói hương quyện ấn, nương theo tướng tốt chiếu soi; một niệm chí thành, mười phương cảm ứng.
Sớ tâu: Nay tại Thôn …, Xã …, Huyện (Quận)…, Tỉnh, nước Việt Nam; có gia đình thờ Phật, dâng hương tụng kinh, cầu nguyện … Đệ tử … hôm nay, mong tướng hào quang, rũ lòng thương xót.
Nép nghĩ: Đệ tử chúng con, được sanh cõi dưới, may gặp duyên lành; vốn mang ơn che chở đất trời, nương đức giúp đỡ nơi Tam Bảo; nghĩ chẳng tấc thiện, e mang tội khiên. Con nay khẩn thiết bộc bạch, phơi bày chân tâm; muôn lạy củi đầu, chí thành sám hối; trì tụng …, gia trì … các phẩm thần chú; đảnh lễ Ba Thân tướng báu, muôn đức dung vàng; lấy nhân tốt này, cầu thêm phước thọ. Nay xin dâng trọn sớ văn, kính thành thưa thỉnh:
Kính lạy Ba Ngôi Báu Thường Trú Trong Mười Phương chứng giám cho. Kính lạy Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, giáo chủ đạo tràng chứng giám cho.
Kính lạy Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, tiêu trừ tai họa tăng tuổi thọ, chứng giám cho.
Kính lạy Quan Thế Âm Bồ Tát, có từ bi lớn, cứu khổ nạn, linh cảm ứng, chứng giám cho,
Cùng xin các vị Bồ Tát Ma Ha Tát khắp pháp giới, vô lượng thánh hiền trong đạo tràng, cùng giảng oai quang, xót thương gia hộ.
Lại nguyện: Mười phương xét thấu, Tam Bảo chứng minh; khiến nghiệp chướng nhiều đời của đệ tử tiêu tan, hết thảy căn lành thảy thành tựu, từng niệm Bồ Đề kết trái, đời đời Bát Nhã nở hoa; bốn mùa thường sống an vui, tất được vẹn toàn phước đức. Ngưỡng trông chư Phật gia hộ, không thể nghĩ bàn. Kính dâng sở.
Phật lịch … Ngày … tháng … năm …
Đệ tử chúng con kinh thành dâng sớ.
4. Chú thích
- Chơn Như (s: bhūta-tathatā, tathatā, 眞如): chơn nghĩa là chơn thật, không hư vọng, như là như thường bất biển. Chơn như là bản thể chân thật trùm khắp vũ trụ vạn vật, là chân lý vĩnh cửu bất biến, căn nguyên của hết thảy vạn hữu. Từ này còn được gọi là Như Như (如如), Như Thật (如實), Pháp Giới (法界), Pháp Tánh (法性), Thật Tế (實際), Thật Tướng (實相), Như Lai Tạng (如來藏), Pháp Thân (法身), Phật Tánh (佛性), Tự Tánh Thanh Tịnh Thân(自性清淨身), Nhất Tâm (一心), Bất Tư Nghỉ Giới (不思議界). Trong các Phật điển Hán dịch thời kỳ đầu, Chơn Như được dịch là Bản Vô (本無). Nếu nghiên cứu kỹ, các tông phái dùng từ này với nghĩa khác nhau. Theo A Hàm Kinh (阿含經), lý pháp của Duyên Khởi là chân lý vĩnh viễn bất biến, nên gọi đó là Chơn Như. Lại nữa, căn cứ vào thuyết Cửu Vô Vi (九無為,9 loại Vô Vi) do Hóa Địa Bộ (s: Mahīsāsaka,化地部) trong Dị Bộ Tông Luân Luận (異部宗輪論), có Thiện Pháp Chơn Như (善法真 如), Bất Thiện Pháp Chơn Như (不善法眞如), Vô Ký Pháp Chơn Như (無記法 眞如), Đạo Chỉ Chơn Như (道支眞如), Duyên Khởi Chơn Như (緣起真如), v.v. Theo chủ trương của Phật Giáo Đại Thừa, bản tánh của tất cả tồn tại như người và pháp đều vô ngã, vượt qua các tướng sai biệt vốn có; nên gọi là Chơn Như. Tỷ dụ sự tự tại của Pháp Thân Như Lai là Chơn Như. Theo Phật Địa Kinh Luận (佛地 經論) quyền 7, Chơn Như là thật tánh của tất cả vạn tượng; tướng của nó tuy có nhiều loại khác nhau, nhưng thể của nó cùng một vị, cùng với các pháp không một cũng không khác, vượt ra ngoài những phạm trù của ngôn ngữ, tư duy. Từ quan điểm xa lìa những sai khác, hư ngụy, Chơn Như còn được gọi là Giả Danh Chơn Như(假名眞如). Hay nếu là nơi nương tựa của tất cả các điều thiện, nó có tên là Pháp Giới. Nếu là chỗ sở ngộ của trí vô phân biệt, nó có tên là Thắng Nghĩa (勝 義). Về các tên gọi khác nhau của Chơn Như, Đại Bát Niết Bàn Kinh (大般涅槃 經) quyển 360, có nêu 12 từ như Chơn Như, Pháp Tánh, Bất Hư Vọng Tánh (不虛 妄性), Bình Đẳng Tánh (平等性), Ly Sanh Tánh (離生性), Pháp Định (法定), Pháp Trú (法住), Thật Tế, Hư Không Giới (虛空界) và Bất Tư Nghì Giới. Đại Thừa A Tỳ Đạt Ma Tạp Tập Luận (阿毘達磨雜集論) quyền 2 có liệt ra 6 từ như Chơn Như, Không Tánh (空性), Vô Tướng (無相), Thật Tế, Thắng Nghĩa, Pháp Giới. Pháp Hoa Huyền Nghĩa (法華玄義) quyền 8 cũng nêu lên 14 từ khác nhau như Thật Tướng, Diệu Hữu (妙有), Chơn Thiện Diệu Sắc (眞善妙色), Thật Tế, Tất Cánh Không (畢竟空), Như Nhu, Niết Bàn (涅槃), Hư Không (虛空), Phật Tánh, Như Lai Tạng (如來藏), Trung Thật Lý Tâm (中實理心), Phi Hữu Phi Vô Trung Đạo (非有非無中道), Đệ Nhất Nghĩa Đế (第一義諦), Vi Diệu Tịch Diệt (微妙寂滅). Theo Thành Duy Thức Luận (成唯識論) quyền 10, Pháp Tướng Tông lập ra 10 loại Chơn Như khác nhau, tùy theo cấp độ giác ngộ sâu cạn của vị Bồ Tát, gồm: Biến Hành Chơn Như (變行真如), Tối Thắng Chơn Như (最勝真如), Thắng Lưu Chơn Như (勝流眞如), Vô Nhiếp Thọ Chơn Như (無攝受眞如), Loại Vô Biệt Chơn Như (類無別眞如), Vô Nhiễm Tịnh Chơn Như (無染淨眞如), Pháp Vô Biệt Chơn Như (法無別真如), Bất Tăng Giảm Chơn Như (不增減頭如), Trí Tự Tại Sở Y Chon Nhu (智自在所依真如) và Nghiệp Tự Tại Đẳng Sở Y Chơn Như (黑自在等所依真如). Còn Địa Luận Tông thì chủ trương tự thế của A Lại Da Thức (s: alaya-vijñāna, 阿賴耶識) thứ 8 là Tự Tánh Thanh Tinh Tâm (自性清淨 2) và đó là chơi như. Thức này do bị Vô Minh huân tập, nên xuất hiện các hiện tượng ô nhiễm, thanh tịnh, v.v. Hoa Nghiêm Tông lại chủ trương “bán thế là hiện tượng”, có nghĩa rằng Chơn Như vốn là vạn pháp và vạn pháp cũng là Chơn Như. Cho nên, tông này nêu ra 2 loại Chơn Như: Nhất Thừa Chơn Như (一乘眞如, gồm Biệt Giáo Chơn Như [別教真如] và Đồng Giáo Chơn Như [同教眞如]) và Tam Thừa Chơn Như (三乘真如, gồm Đốn Giáo Chơn Như [頓教眞如] và Tiệm Giáo Chơn Như [漸教眞如]). Trong khi đó, Thiên Thai Tông thì dựa trên thuyết Tánh Cụ (性具, tánh có đầy đủ các pháp) mà cho rằng bản thân Chơn Như xưa nay vốn đầy đủ các pháp ô nhiễm, thanh tịnh, thiện ác, v.v. Từ đó, tự tánh thanh tịnh của chư Phật được gọi là Vô Cấu Chơn Như (無垢眞如), hay Xuất Triền Chơn Như (出總眞如); còn thể tánh của chúng sanh bị phiền não làm cho cấu nhiễm, nên gọi là Hữu Cầu Chơn Như (有垢眞如), hoặc Tại Triền Chơn Như (在總眞如); cả hai có tên là Lưỡng Cấu Chơn Như (兩垢眞如), v.v. Tổ Giác Tiên (覺先,1880-1936), người khai sáng An Nam Phật Học Hội (安南佛學會) ở miền Trung và cũng là vị tổ khai sơn Chùa Trúc Lâm tại Huế, có làm bài thơ rằng: “Phù sanh ký thác chơn như mộng, đáo xứ năng an tiện thị gia (浮生寄托真如夢、到處能安便是家, phù sanh tạm gởi chơn như mộng, đến chốn khéo an ấy là nhà).”
- Nhị Nghi (二儀): hay còn gọi là Lưỡng Nghi (兩儀), gồm trời và đất (nghĩa trong bài), hay âm và dương. Trong bài Thiên Địa Phú (天地賦) của Thành Công Tuy (成公綏) có câu: “Hà âm dương chi nan trắc, vĩ Nhị Nghỉ chi xa khoát (何陰陽 之難測、偉二儀之奢闊, Sao âm dương thật khó xét, lớn đất trời quả bao la).” Trong bài thơ Thu Hồ Hành (秋胡行) của Tào Tháo (曹操,155-220) cũng có đoạn rằng: “Mình minh nhật nguyệt quang, hà sở bất quang chiêu, minh minh nhật nguyệt quang, hà sở bất quang chiêu, Nhị Nghỉ hợp thánh hóa, quỷ giả độc nhân phú (明明日月光、何所不光昭、明明日月光、何所不光昭、二儀合聖 化、貴者獨人不, rực rỡ ánh trời trăng, nơi nào không chiếu sáng, rực rỡ ánh trời trăng, nơi nào không chiếu sáng, đất trời hợp hóa thánh, người quý một mình chăng ?).”
- Tam Bảo (s: tri-ratna, p: ti-ratana, 三寶): ba ngôi báu, gồm Phật (s, p: buddha, 佛), Pháp (s: dharma, p: dhamma, 法) và Tăng (s, p: sangha, 僧).
- Sám hối (s: deśanā, kşama, pați karoti, āpatti-pratideśanā, 懺悔): còn gọi là hối quả (悔過, ăn năn những điều sai lầm), là hành vi bộc bạch trước chư Phật và các vị tỷ kheo về những tội lỗi, sai lầm tự mình phạm phải và cầu xin được công nhận. Nguyên ngữ tiếng Sanskrit của từ này có mấy loại khác nhau. Kşama (悔摩, hối ma) nghĩa là cầu xin tha tội và ăn năn, hối lỗi với những tội lỗi của quá khứ. Trong Luật, khi thuyết giới vào mỗi nửa tháng hay vào ngày chấm dứt kỷ An Cư (安居), có nghi thức tụng giới bồn và phát lộ những tội lỗi đã vi phạm trước đại tăng từ 1 người (Đối Thủ Sám [對首懺]) cho đến 4 người (Chúng Pháp Sám [眾 法懺]); hình thức này được gọi là đpatti-pratideśanā (đối trước người khác bộc bạch). Trong A Hàm Kinh (阿含經), có nhiều trường hợp bộc bạch tội lỗi lên đức Thế Tôn và cầu xin tha tội. Trong Phật Giáo Đại Thừa, có nghỉ thức lễ bái mười phương chư Phật, phát lộ những tội lỗi của Ba Nghiệp thân, miệng, ý cũng như các tội lỗi khác và cầu xin sám hối. Tại Trung Quốc, sám hối đã trở thành một nghỉ lễ đặc biệt, cho nên nghi thức Sám Pháp (懺法) được hình thành và rất phổ cập, tỷ dụ như Lương Hoàng Sám (梁皇懺), Thủy Sám (水懺), Đại Bi Sám (大悲懺), Dược Sư Sám (藥師懺), Tịnh Độ Sám (淨土懺), Địa Tạng Sám (地藏懺), v.v. Thiên Thai Trí Khải Đại Sư (天台智頭大師) chia sám hối thành Sự Sám (事懺, thể hiện sám hối bằng hành động), Lý Sám (理懺, nhờ quán pháp về lý của thật tướng mà diệt được tội lỗi) và phân ra 3 loại: Tác Pháp (作法, sám hối theo Luật), Thủ Tướng (取相, quán pháp), Vô Sanh (無生, lý sám hối). Đạo Tuyên (道宣) của Nam Sơn Luật Tông (南山律宗) cho rằng Chế Giáo Sám (制教懺) của giới luật là thuộc về Tiểu Thừa, còn Hóa Giáo Sám (化教懺) với hình thức sám hối các tội của nghiệp đạo là cọng thông tất cả Phật Giáo, không giới hạn ở thừa nào cả. Y cứ vào Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận (十住毘婆沙論), trong giáo học của Thiên Thai Tông có nội dung của sám hối với 5 giai đoạn là Sám Hối (懺悔), Khuyến Thỉnh (勸請), Tùy Hỷ (隨喜), Hồi Hướng (廻向), Phát Nguyện (發願). Bải kệ văn sám hối rất phổ biến được lấy từ quyển 4, Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện (普賢行願 品) của Hoa Nghiêm Kinh (s: Buddhāvatamsaka-nāma-mahāvaipulya-sūtra, 華 嚴經,Taisho 10, 847) là: “Ngã tích sở tạo chư ác nghiệp, giai do vô thi tham sân si, tùng thân ngữ ý chỉ sở sanh, nhất thiết ngã kim giai sám hối (我昔所造諸惡 業、皆由無始貪瞋癡、從身語意之所生、一切我今皆懺悔,con xưa vốn tạo các nghiệp ác, đều do từ trước tham sân si, do thân miệng ý mà sanh ra, hết thảy con nay xin sám hối).”
- Bồ Đề (s, p: bodhi, 菩提): ý dịch là đạo (道, con đường, giáo lý), giác (覺, giác ngộ, sự tỉnh thức), hay trí (智, trí tuệ) và thông thường nó chỉ cho chánh giác, quả vị của chư Phật, và phân biệt thành 3 loại Bồ Đề là Thanh Văn Bồ Đề (聲聞 菩提, tức A La Hán Bồ Đề), Bích Chi Bồ Đề (辟支菩提, tức Bích Chỉ Phật Bồ Đề) và Chánh Đẳng Bồ Đề (正等菩提, tức Phật Bồ Đề). Hai loại đầu chỉ đoạn phiền não chướng mà thôi, còn Phật Bồ Đề thì đoạn tận phiền não và sở tri, cho nên được gọi là Vô Thượng Chánh Đằng Bồ Đề (無上正等菩提), Vô Thượng Chánh Đẳng Giác (無上正等覺), Vô Thượng Chánh Chơn Đạo (無上正眞道), A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (阿耨多羅三藐三菩提), Chánh Đằng Bồ Đề (正等菩提), v.v. Trong Đại Thừa Phật Giáo thì chỉ đề cập đến Phật Bồ Đề mà thôi, còn hai loại kia rất ít khi thấy. Thiền Sư Huệ Trung (慧忠,683-769), vị tổ thứ 6 của Ngưu Đầu Tông, có bài kệ an tâm rằng: “Nhân pháp song tịnh, thiện ác lưỡng vong, chơn tâm chơn thật, Bồ Đề đạo tràng(人法雙淨、善惡兩 忘、真心真實、菩提道場, người pháp vắng lặng, thiện ác đều quên, chơn tâm chân thật, Bồ Đề đạo tràng).”
- Bát Nhã (s: prajñā, p: paññā, 般若): âm dịch là Ba Nhã (波若), Bát Nhã (鉢若), Bát La Nhã (般羅若); ý dịch là tuệ, trí tuệ. Với tác dụng của tâm, đây là trí tuệ lấy sự liễu đạt làm tánh, biết cảnh của Tứ Đế và đoạn trừ hết thảy phiền não sanh tử. Nó còn là trí tuệ đoạn trừ phiền não chướng, sở tri chướng và biết tất cả các pháp hữu vi cũng như vô vi. Là một trong Sáu Ba La Mật, Bát Nhã được tán thán như là mẹ của chư Phật, là yếu tố quan trọng nhất để đạt được quả vị Phật. Nó còn là một trong những hạnh của Bồ Tát, là trí tuệ để tạo nhân thành Phật. Từ thời Huệ Năng (慧能hay惠 能,Enō, 638-713) trở đi, Bát Nhã được xem đồng nghĩa với Thiền định. Thiền sư Thiên Thai Đức Thiều (天台德韶,891-972) có thuyết bài kệ tại Bát Nhã Tự (般若寺) rằng: “Tạm hạ cao phong đĩ hiến dương, Bát Nhã viên thông biến thập phương, nhân thiên hạo hạo võ sai biệt, pháp giới tung hoành xứ xứ chương (暫下高峯已顯揚、般若圓通遍十方、人天浩浩無差別、法界縱橫 處處彰, tạm xuống núi cao để xiển dương, Bát Nhã tròn đầy khắp mười phương, trời người lồng lộng không sai biệt, pháp giới tung hoành chốn chốn nương).”
- Tứ Tự (四序): tức bốn mùa Xuân, Hạ, Thu và Đông. Như trong bài thơ Đăng Nam Thần Quang Tự Tháp Viện (登南神光寺塔院) của Hàn Óc (韓偓,844-923) nhà Đương có câu: “Tử Tự hữu hoa trường kiến vũ, nhất Đông vô tuyết khước văn lôi (四序有花長見雨、一冬無雪卻聞雷, bốn mùa có hoa mưa lâu gặp, Đông về chẳng tuyết lại sấm vang).” Hay như trong Thập Môn Biện Hoặc Luận (+門辯 惑論, Taishō No. 2111) quyển Trung, có đoạn: “Phù Nhị Nghi phú tài, Tứ Tự sanh thành, Hạ khí trường luy, Lũng mạch dĩ chi tiều tụy, Thu phong thê khẩn, nham quế dĩ chỉ phương phi, Xuân nhật trì trì, vị khả sử cúc hoa vinh diệu; Đông sương lẫm lẫm, cự năng khiến tùng trinh diêu lạc(夫二儀覆載、四序生成、夏氣長 赢、隴麥以之憔悴、秋風凄緊、巖桂以之芳菲、春日遲遲、未可使菊華榮 曜、冬霜凜凜、詎能遣松貞搖落,phàm trời đất che chở, bốn mùa sinh thành, khí Hè yếu lâu, lúa Lũng theo đó tiều tụy; giỏ Thu thê thảm, quế núi nhờ vậy tổ tươi, ngày Xuân chầm chậm, chưa đủ khiến hoa cúc vươn mạnh; sương Đông buốt giá, sao lại khiến hoa tùng rơi rụng).”