THƯỢNG TỌA
(Tạp A-hàm, kinh số 1071)

Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở tại tịnh xá Cấp cô độc, vườn Kỳ-đà, gần thành Xá-vệ. Bấy giờ có tỳ-khưu tên là Thượng Tọa, chỉ thích sống một mình tại một nơi, thường hay ca ngợi người sống một mình, đi khất thực một mình, thọ trai xong trở về một mình và ngồi hành thiền một mình.

Bấy giờ có một số tỳ-khưu đi đến gặp Phật, cúi đầu đảnh lễ, rồi lui ngồi một bên, bạch với Ngài:

“Bạch Thế Tôn, có tôn giả tên là Thượng Tọa chỉ thích sống một mình tại một nơi, thường hay ca ngợi người sống một mình, đi khất thực một mình, thọ trai xong trở về một mình và ngồi hành thiền một mình.”

Đức Thế Tôn bảo một vị tỳ-khưu:

“Ông hãy đến chỗ tỳ-khưu Thượng Tọa và nói rằng Ta gọi ông ta.”

Vị tỳ-khưu ấy vâng lời Phật dạy, đến nói lời như trên với tỳ-khưu Thượng Tọa. Tỳ-khưu Thượng Tọa liền đi đến gặp Phật, cúi đầu đảnh lễ, rồi lui ngồi một bên. Thế Tôn hỏi tỳ-khưu Thượng Tọa:

“Có phải ông chỉ thích sống một mình tại một nơi, thường hay ca ngợi người sống một mình, đi khất thực một mình, thọ trai xong trở về một mình và ngồi hành thiền một mình chăng?”

Tỳ-khưu Thượng Tọa đáp:

“Bạch Thế Tôn, thật như vậy.”

Phật hỏi tỳ-khưu Thượng Tọa:

“Ông sống một mình như thế nào?”

Tỳ-khưu Thượng Tọa đáp:

“Con sống một mình tại một nơi, thường hay ca ngợi người sống một mình, đi khất thực một mình, thọ trai xong trở về một mình và ngồi hành thiền một mình. Chỉ thế thôi.”

Phật dạy:

“Ông đúng là người thích sống một mình, Ta không nói là chẳng phải sống một mình. Nhưng có lối sống một mình cao thượng hơn. Vì sao gọi là lối sống một mình cao thượng? Đó là tỳ-khưu quán chiếu để thấy rằng quá khứ đã không còn, tương lai thì chưa tới, an nhiên sống trong hiện tại mà không bị vướng mắc vào các tham dục. Đó là vị tu sĩ với tâm không còn do dự, bỏ hết mọi lo âu, xa lìa mọi tham dục, đoạn tận các kết sử. Đây mới là thật sự sống một mình, không có lối sống nào cao thượng hơn nữa.”

Rồi đức Thế Tôn nói lên bài kệ:

Quán chiếu vào cuộc đời,  
thấy rõ được vạn pháp, 
không chấp vào pháp nào, 
lìa xa mọi ái nhiễm.
Sống an lạc như thế, 

tức là sống một mình.

Phật giảng xong, tôn giả Thượng Tọa hoan hỷ đón nhận lời Phật dạy, cung kính đảnh lễ cáo từ.

VỊ TỲ-KHƯU TÊN THERA
(Theranāmaka Sutta, SN 21.10)

Một thời, Thế Tôn trú ở Trúc Lâm gần thành Vương Xá, tại nơi nuôi dưỡng các con sóc. Lúc bấy giờ có một tỳ-khưu tên là Thera (Trưởng Lão, Thượng Tọa) sống độc trú và tán thán hạnh sống độc trú. Vị ấy đi vào làng khất thực một mình, đi về một mình, ngồi vắng lặng một mình, và đi kinh hành một mình.

Rồi có nhiều vị tỳ-khưu đi đến gặp Thế Tôn. Sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, ngồi xuống một bên, rồi  bạch Thế Tôn:

“Bạch Thế Tôn, có vị tỳ-khưu tên là Thera sống độc trú và tán thán hạnh sống độc trú.

Thế Tôn bảo một tỳ-khưu:

“Này tỳ-khưu, hãy đến gặp ông ấy và nói Ta gọi ông ấy.”

“Thưa vâng, bạch Thế Tôn”, vị tỳ-khưu vâng đáp rồi đi đến gặp tỳ-khưu Thera và nói:

“Này hiền giả Thera, bậc Đạo Sư gọi hiền giả.”

“Thưa vâng, hiền giả.” Tôn giả Thera vâng đáp tỳ-khưu ấy và đi đến gặp Thế Tôn. Sau khi đến, vị ấy đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Thế Tôn hỏi tôn giả Thera:

“Có thật chăng, này Thera, ông sống độc trú và tán thán hạnh độc trú?

“Vâng, đúng như thế, bạch Thế Tôn.”

“Như thế nào, này Thera, ông sống độc trú và tán thán hạnh sống độc trú?”

“Bạch Thế Tôn, con đi vào làng khất thực một mình, con đi về một mình, con ngồi vắng lặng một mình, rồi con đi kinh hành một mình. Đó là cách con sống độc trú và tán thán hạnh sống độc trú.”

“Đó là sống độc trú, này Thera, Ta không nói không phải vậy. Tuy nhiên, có một cách làm viên mãn sống độc trú đầy đủ với các chi tiết. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói.”

“Thưa vâng, bạch Thế Tôn.”

“Này Thera, thế nào là độc trú được làm viên mãn với đầy đủ các chi tiết? Ở đây, cái gì thuộc quá khứ thì đoạn tận; cái gì thuộc tương lai thì từ bỏ; ngã ái và dục ái trong hiện tại được nhiếp phục. Như vậy, này Thera, là độc trú được làm viên mãn với các chi tiết.”

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Xong rồi, Thiện Thệ, bậc Đạo Sư lại nói thêm:

Ai chiến thắng tất cả,
Ai hiểu biết tất cả,
Ai là bậc thiện trí,
Mọi pháp không ô nhiễm.
Ai từ bỏ tất cả,
Ái tận, được giải thoát,
Ta nói chính người ấy,
Thật là vị độc trú.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Một Thời Truyền Luật
Luật, Phật học

Nguyễn Du khi cho Kiều đi tu phía sau vườn của nhà Hoạn Thư, chỉ cho cô thọ tam quy ngũ giới. Nhiều Thầy của chúng ta phản đối, cho là Nguyễn Du không hiểu luật xuất gia cho nên nói như vậy, vì người xuất gia, theo luật, thấp nhất là thọ mười giới sa-di. Sự phản đối này thiếu cơ sở lịch sử về vấn đề truyền thọ...

Tư tưởng Tam giáo nhất trí luận trong tác phẩm Lý Hoặc Luận
Luận, Phật học

Tóm tắt: Lý Hoặc Luận (理惑论) là một tác phẩm của thời kỳ đầu Phật giáo truyền vào Trung Quốc, do một học sĩ tên là Mâu Tử (Mâu Bác) trước tác. Nội dung chính là giảng giải và lý luận về Phật giáo ngoại lai, nhằm kết hợp Phật giáo với tư tưởng Nho giáo và...

Giảng kinh Phước Đức
Kinh, Phật học

PHẦN 1 (Đây là bài pháp thoại Sư Ông giảng ngày 29.12 tại chùa Cam Lộ – Xóm Hạ trong thiền đường Hội Ngàn Sao trong mùa An Cư 2009-2010) Trong sách Nhật Tụng Thiền Môn, chúng ta có Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng...

Tìm hiểu tư tưởng bình đẳng của Phật giáo qua tác phẩm Khoá Hư Lục
Luận, Phật học

DẪN NHẬP Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, vào thời Trần, vua Trần Thái Tông đã tỏ ngộ lý thiền, thắp lên ngọn đuốc chân lý, soi đường cho người hữu duyên cùng tiến lên trên con đường giác ngộ, giải thoát. Trong số các trước tác của ngài, tác phẩm Khóa hư lục chứa đựng...

Duyên khởi và ý nghĩa của Kiết hạ An cư
Kiến thức, Luật, Phật học

Theo luật Tứ phần[1] duyên khởi của Ðức Phật qui định mùa an cư của chúng tỳ kheo xảy ra khi Ngài đang trú tại Xá Vệ, trong vườn của Ông Cấp Cô Ðộc. Nguyên do của việc chế định này là bởi vì sự than phiền của các người cư sĩ đối với nhóm 6...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Năm Và Sáu
Luật, Phật học

LỊCH SỬ KẾT TẬP PHÁP TẠNG LẦN THỨ V Sau lần kết tập pháp tạng thứ tư đúng 2015 năm thì đến lần kết tập pháp tạng thứ 5. Theo sự ghi chép của Pàli giáo sử chương 6 và sử Miến Điện; thì vào năm 1871, quốc vương Miến Điện là Mẫn Đông (Mindon – tại vị từ 1853 – 1878) đứng ra triệu tập 2400 vị cao tăng, cử hành kết...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Tư
Luật, Phật học

I– Thuyết thứ nhất Sau Phật Niết bàn khoảng 400 năm, tại nước Kiền Đà La (Gandhàra) có vua Ca Nị Sắc Ca (Kanishca) trị vì, đất nước phú cường, danh vang khắp nơi ,các nước xung quanh đều quy phục. Trong những lúc rảnh rỗi việc triều đình, nhà vua thường đọc kinh Phật. Mỗi ngày vua thỉnh một vị cao tăng vào cung thuyết pháp. Nhưng vua thấy quan...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Ba
Luật, Phật học

Sau Phật Niết bàn 100 năm thì Đại hội kết tập Pháp Tạng lần thứ hai diễn ra, và sau lần kết tập lần thứ 2 đúng 118 năm lại diễn ra cuộc kết tập lần thứ 3. Như vậy lần kết tập này xảy ra sau Phật Niết bàn 218 năm, tức là 325 năm trước Tây lịch. Đại hội lần này do Hoàng đế A Dục (Asoka) đề xướng và bảo trợ . Vua...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Hai
Luật, Phật học

Sau khi Phật Niết bàn độ 100 năm, các Tỳ kheo Bạt Kỳ ở Tỳ Xá Ly đề ra 10 điều phi pháp như sau: 1/ Tỳ kheo ăn muối gừng để dành qua đêm vẫn hợp pháp, 2/ Tỳ kheo ăn xong, nhận được thức ăn khác, dùng hai ngón tay cầm thức ăn để ăn vẫn hợp pháp, 3/ Tỳ kheo ăn xong, rời khỏi chỗ, rồi ngồi ăn lại vẫn hợp pháp, 4/ Tỳ kheo ăn xong, đi sang nơi...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Nhất
Luật, Phật học

Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật. Trong số 500 Tỳ kheo này, 499 vị đã đắc quả A La Hán, chỉ trừ tôn giả A Nan. Bấy giờ, tôn giả Đại Ca Diếp nói với các vị Tỳ kheo:...

Tu tập tịnh giới và pháp môn Tịnh Độ
Luận, Phật học

Thầy Thích Thái Hòa giảng tại trường Hạ chùa Vạn-đức, Thủ-đức, Phật lịch 2564  I. Im lặng 1- Pháp môn Tịnh độ được thiết lập trên nền tảng của Tịnh giới Chúng ta muốn công cụ Tịnh độ thành công nên phải đặt nền tảng của Tịnh giới. Bởi vì, thế giới Tịnh độ của Phật...

Căn Bản Giới Bồ Tát Của Phật Giáo Tây Tạng
Luật, Phật học

CĂN BẢN GIỚI BỒ TÁT CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG Nguyên tác: Root Bodhisattva Vows modified, March 2002, from Berzin, Alexander. Taking the Kalachakra Initiation Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – Thursday, March 05, 2015 Giới Thiệu Giới là một hình thức vi tế không thấy trong sự tương tục tinh thần, là thứ hình thành thái độ. Một cách đặc biệt, nó là một sự kềm chế khỏi “một hành...

Phổ Hiền nguyện qua cái nhìn Phật tử sơ cơ
Phật học

Phật tử tu học theo truyền thống Bắc tông thường tụng niệm mười Phổ Hiền hạnh nguyện trong mỗi khoá lễ. Hầu như ai cũng thuộc lòng, tụng như cháo chảy nhưng nhiều khi chỉ là đọc tụng theo quán tính, theo trí nhớ chứ ít khi tìm hiểu thấu đáo, hoặc là thật sự...

Hạnh nguyện của Đức Bồ tát Quán Thế Âm
Luận, Phật học

Hiện tướng bản thể vũ trụ là một trò chơi vừa có tính thực và bất thực, hay vừa có tính hòa âm và bất hòa âm. Nếu người biết được trò chơi này, là người nắm được thực tại trên mười đầu ngón tay; thì trái lại, kẻ không nắm được thực tại trên...

Tánh Khởi Luận: Lý thuyết phân phối trật tự trong Hoa Nghiêm Tông
Luận, Phật học

(I) Sự thành tựu tối thượng mà những vị đang đi trên con đường độc nhất tiến tới giác ngộ, là khả năng thành tựu tất cả từ hư vô. Họ khởi đầu bằng nỗ lực nghe và thấu hiểu mọi lời được nói ra. Họ nỗ lực để thấy hiểu mọi chiều hướng tác...

Bài Kinh Dài Về Tánh Không
Kinh, Phật học

BÀI KINH DÀI VỀ TÁNH KHÔNG Kinh Mahasunnata-sutta-sutta (dựa theo các bản tiếng Pháp của Môhan Wijayaratna và tiếng Anh của Thanissaro Bikkhu) Bản dịch Việt: Hoang Phong Tôi từng được nghe như thế này: Có lần Đấng Thế Tôn ngụ tại vùng của bộ tộc Thích-ca (Sakka) tại thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavatthu) trong khu vườn Ni-câu-đà (Nigrodha). Vào buổi...