Trưởng lão Hòa thượng đã cống hiến trọn đời mình cho Đạo pháp và Dân tộc, ngài đã đóng góp nhiều công đức trong sự phát triển, ổn định của Phật giáo TP.Hồ Chí Minh. Là bậc Tông trưởng của Thiền Tịnh đạo tràng, ngài là bậc đống lương, nương tựa của tứ chúng, góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống thiền môn.

Pháp tướng Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh
Pháp tướng Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh

Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh
(1936-2024)
Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN;
Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Hồ Chí Minh;
Nguyên Ủy viên Hội đồng Trị sự GHPGVN;
Nguyên Phó Trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng ban Kinh tế – Tài chính GHPGVN TP.Hồ Chí Minh;
Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN Q.3;
Tông trưởng Thiền Tịnh đạo tràng;
Trụ trì tổ đình Phật Bửu (P.4, Q.3, TP.Hồ Chí Minh).

Hòa thượng thế danh Nguyễn Văn Dùng tự Trần Thành Tựu sinh năm Bính Tý (1936), tại xã An Hội, quận Trúc Giang, tỉnh Kiến Hòa (nay là P.7, TP.Bến Tre, tỉnh Bến Tre); thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Luông, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Đào. Ngài xuất thân trong gia đình trung lưu lễ giáo, là con út trong gia đình có 7 anh chị em (5 trai, 2 gái).

Thuở nhỏ, ngài thường theo mẹ đến chùa lễ Phật nghe kinh và được khai tâm mở trí của Sư cụ Trừng Thành, trụ trì chùa Phật Bửu Phóng Quang, Bến Tre.

Thời kỳ xuất gia tu học

Năm Kỷ Sửu (1949), nhân duyên hội đủ cậu ngài phát nguyện xuất gia với Sư cụ Trừng Thành, trụ trì chùa Phật Bửu Phóng Quang, xã An Hội, tỉnh Bến Tre, lúc này ngài vừa tròn 13 tuổi, được Sư cụ đặt pháp danh Tâm Hảo.

Ngài xuất gia được một năm thì Sư cụ Trừng Thành viên tịch, năm Tân Mẹo (1951), Tổ sư Chơn Như Minh Trực về chùa Phật Bửu Phóng Quang để chứng minh Phật sự và khai đàn truyền giới Sa-di; duyên này, chính thức thâu nhận ngài làm đệ tử và ban pháp hiệu là Tịnh Hạnh, được Tổ sư đưa về tổ đình Phật Bửu, Sài Gòn tiếp tục tu học.

Năm Tân Sửu (1961), ngài được Tổ sư cho phép đăng đàn thọ Cụ túc giới, do chính Tổ Chơn Như Minh Trực làm Hòa thượng Đường đầu, được ban pháp tự Thiện Lạc, hiệu Tịnh Hạnh, thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 41, theo tông chỉ Thiền Tịnh đạo tràng. Từ đó, ngài chuyên tâm tu học và chăm lo phụng sự Tam bảo, cùng Tổ sư và các bậc tôn đức góp phần phát triển Thiền Tịnh đạo tràng.

Quá trình hoằng pháp và tham gia các Phật sự của Giáo hội

Năm 1963, Hòa thượng là thành viên đại diện môn phái Thiền Tịnh đạo tràng tham gia Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo trong cuộc tranh đấu phản đối chính sách độc tài và đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam. Hòa thượng bị bắt đi tù, bị giam tại Rạch Cát (Q.8).

Năm 1967, Hòa thượng sáng lập Quan Âm Phật Đài (TP.Vũng Tàu). Hòa thượng cho xây dựng tượng đài Bồ-tát Quán Thế Âm cao 8m nhìn ra biển Nam Hải (TP.Vũng Tàu). Suốt quá trình hoàn thiện ngôi Quan Âm Phật Đài đã được sự chứng minh của Tổ sư Minh Trực và sự góp phần công đức của Sư cụ Pháp Thiền, Sư cụ Chơn Thành, cùng các cư sĩ Chánh Đẳng, Từ Lưu, Chánh Định, Từ Nghiêu, cư sĩ Pháp Đức ­­Trần Văn Thới… Năm 1970, sau 3 năm xây dựng, công trình Quan Âm Phật Đài hoàn thành.

Năm 1976, Hòa thượng tham gia Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước Q.3.

Tháng 5 năm Bính Thìn (1976), Tổ sư Chơn Như Minh Trực viên tịch, ngài được Tổ sư ủy thác và chư sơn thiền đức trong hệ phái chọn suy cử kế vị trụ trì tổ đình Phật Bửu, tiếp tục sự nghiệp và duy trì tông chỉ Thiền Tịnh song tu. Đồng thời ngài hiệu đính, các thi kệ, kinh điển do Tổ sư phiên dịch. Từ đây, tông chỉ đạo tràng lan tỏa tại Sài Gòn đến các tỉnh miền Trung và vùng Tây Nam Bộ.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh là người quan tâm, độc giả trung thành của Báo Giác Ngộ gần 50 năm kể từ ngày báo ra số đầu tiên - Ảnh: Bảo Thiên
Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh là người quan tâm, độc giả trung thành của Báo Giác Ngộ gần 50 năm kể từ ngày báo ra số đầu tiên – Ảnh: Bảo Thiên

Ngài tiếp tục tâm huyết, phát triển đạo nghiệp của Tổ sư, cùng chư tôn đức trong tông phong trùng kiến phục dựng các ngôi tự viện trực thuộc và được cung thỉnh làm viện chủ như chùa Phật Bửu (xã Phước Vân, Long An); chùa Phật Bửu (xã Sơn Đông, Bến Tre); chùa Phật Bửu (Hóc Môn); chùa Phật Bửu (Long Hải, Bà Rịa – Vũng Tàu); Quan Âm Phật Đài (TP.Vũng Tàu); tu viện Quan Âm (Bến Tre); Phật Bửu tự (Bến Gỗ, Đồng Nai), Phật Bửu tự (H.Mỏ Cày Bắc, Bến Tre); trụ trì chùa Phật Bửu Phóng Quang (P.7, Bến Tre)…

Năm Mậu Thìn (1988), sau khi Trưởng lão Hòa thượng Pháp Triều viên tịch, ngài được chư sơn thiền đức suy tôn làm Tông trưởng của Thiền Tịnh đạo tràng.

Năm 1982-1991, Ban Đại diện Phật giáo Q.3 thành lập, ngài được suy cử đảm nhiệm Thư ký, rồi Phó ban.

Năm 1992, ngài được tín nhiệm của Tăng Ni, Phật tử Q.3, suy cử đảm nhiệm Chánh Đại diện Phật giáo Q.3 hai nhiệm kỳ và tham gia Ủy viên MTTQVN, Đại biểu HĐND Q.3 hai nhiệm kỳ (từ năm 1992-2002). Đồng thời, ngài thành lập Lớp Sơ cấp Phật học Q.3, làm Chủ nhiệm liên tục 4 khóa (1994-2002). Tại Đại hội đại biểu Phật giáo TP.Hồ Chí Minh lần III (1992), ngài được suy cử Ủy viên Thường trực đặc trách Kinh tế – Tài chính.

Tháng 11-1997, tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IV, nhiệm kỳ 1997-2002, ngài được tấn phong giáo phẩm Hòa thượng. Tại Đại hội đại biểu Phật giáo TP.Hồ Chí Minh lần thứ V, ngài được suy cử làm Phó Trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng ban Kinh tế – Tài chính Thành hội Phật giáo TP.Hồ Chí Minh.

Từ năm 2002 đến năm 2017, Hòa thượng được suy cử Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng ban Kinh tế – Tài chính GHPGVN GHPGVN TP.Hồ Chí Minh 3 nhiệm kỳ liên tiếp; ngài cũng được cung thỉnh Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN Q.3.

Năm 2017, tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII, Hòa thượng được suy tôn Thành viên Hội đồng Chứng minh và cung thỉnh vào Ban Chứng minh GHPGVN TP.Hồ Chí Minh cho đến ngày về cõi Phật.

Với công đức và đạo hạnh, ngài đã được cung thỉnh vào ngôi vị làm giới sư, Hòa thượng Đường đầu truyền trao giới pháp cho Tăng Ni, Phật tử tại các Đại giới đàn tổ chức tại Bến Tre, Sóc Trăng, Tiền Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Bà Rịa – Vũng Tàu, Vĩnh Long, v.v…

Vị Tông trưởng của Thiền Tịnh đạo tràng - Ảnh: Đăng Huy
Vị Tông trưởng của Thiền Tịnh đạo tràng – Ảnh: Đăng Huy

Với uy tín và vốn Phật pháp uyên thâm, ngài thường được cung thỉnh ban đạo từ tại các Phật sự của Phật giáo Q.3, các quận, huyện tại TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

Với trách nhiệm là Tông trưởng Thiền Tịnh đạo tràng, ngài trực tiếp trùng tu các ngôi tự viện, đặc biệt là ngôi chùa Phật Bửu nơi quê hương của Tổ sư (xã Phước Vân, H.Cần Đước, tỉnh Long An), Phật Bửu tự (Hóc Môn), Phật Bửu tự (Long Hải), Quan Âm Phật Đài (Bà Rịa – Vũng Tàu), tu viện Quan Âm, Phật Bửu Phóng Quang, Phật Bửu tự (H.Mỏ Cày Bắc), Phật Bửu tự – Sơn Đông (tỉnh Bến Tre), An Thành tự… làm cho các ngôi già-lam được trang nghiêm và tố hảo.

Hòa thượng đã được Giáo hội, chính quyền các cấp khen thưởng, nhận Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, Huân chương Đại đoàn kết dân tộc, Huân chương Lao động hạng Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Thời kỳ viên tịch

Trưởng lão Hòa thượng đã cống hiến trọn đời mình cho Đạo pháp và Dân tộc, ngài đã đóng góp nhiều công đức trong sự phát triển, ổn định của Phật giáo TP.Hồ Chí Minh. Là bậc Tông trưởng của Thiền Tịnh đạo tràng, ngài là bậc đống lương, nương tựa của tứ chúng, góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống thiền môn.

Huyễn thân tứ đại đến hồi suy yếu, dù bệnh duyên nhưng ngài vẫn thản nhiên giữ chánh niệm, luôn giữ công phụ niệm Phật, sắp xếp chu toàn mọi việc của tông phong và bốn chúng đệ tử.

Thời khắc vô thường, sanh thân đã tận, mọi việc đã thành, công đức hóa duyên viên mãn, Trưởng lão Hòa thượng đã an nhiên thâu thần viên tịch vào lúc 9 giờ 30 phút, ngày 3 tháng 10 năm Giáp Thìn (3-11-2024) tại tổ đình Phật Bửu, Q.3, TP.Hồ Chí Minh; trụ thế 90 năm, 64 mùa An cư kiết hạ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Bậc Thầy của những vị Thầy
Danh Tăng, Tuỳ bút, Văn học

Cách đây hơn hai mươi năm, vào khoảng cuối thiên niên kỷ trước, tôi có dịp gặp và trò chuyện với thầy Tuệ Sỹ lần đầu tiên. Tôi cùng đi với Đỗ Quốc Bảo, đến thăm thầy khi ấy đang ở trên một căn gác trong khuôn viên chùa Quảng Hương Già Lam. Lúc ấy thầy...

Những câu nói hay của Hòa thượng Thích Chơn Thiện
Danh Tăng

Trưởng lão Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Huế, viên tịch ngày 8-11-2016 (9-10-Bính Thân) tại tổ đình Tường Vân (Thừa Thiên Huế).

Hòa thượng Tâm An phụng sự Đạo pháp và Dân tộc
Danh Tăng, Lịch sử, Nghiên cứu

Từ những buổi đầu Phật giáo suy vi, dân tộc chịu ách thống trị của thực dân Pháp, ngài tham gia cuộc chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ. Khi có Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, ngài tích cực tham gia phong trào Phật giáo Cứu Quốc. Dẫn nhập Phật...

Hòa Thượng Thích Viên Mãn (1922 – 2001) khai sơn chùa Kỳ Viên Quảng Nam
Danh Tăng

Hòa thượng thế danh Nguyễn Thanh Tịnh, pháp húy Tâm Trì, tự Chánh Không, hiệu Viên Mãn, sinh năm Nhâm Tuất (1922), trong một gia đình trung nông có truyền thống mộ đạo, nơi miền quê yên tỉnh thuộc thôn Dạ Lê, ngoại vi cố đô Huế. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Thanh Bòng...

Hòa Thượng Thích Viên Quang – Vĩnh Thừa (Chùa Châu Lâm – Huế)
Danh Tăng

Hòa Thượng thế danh Nguyễn Hữu Ký, sinh ngày 20 tháng 11 năm Ất Dậu niên hiệu Thành Thái (1895), nguyên quán làng Đa Nghi, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị nhưng sinh trưởng tại làng Lang Xá Bàu, xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thân phụ là cụ ông Nguyễn...

Tiểu sử Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Đàm (1924-2022) – Phó Pháp chủ GHPGVN
Danh Tăng

Cả cuộc đời của ngài sống hết mình, bình dân, giản dị, hòa nhã, nhẫn nhục, tuy rất nghiêm khắc với bản thân nhưng đối với tứ chúng lại khiêm cung hòa nhã và thường dạy các đệ tử noi gương Tổ Bách Trượng “ngày không làm thời cũng không ăn”. Phó pháp chủ Hội...

Trưởng lão Giác Chánh – Đệ nhị Tổ sư Phật giáo Khất Sĩ: Một đời nghiêm trì giới luật
Danh Tăng

Trưởng lão Giác Chánh là một trong những cao đồ của đức Tổ sư Minh Đăng Quang – người khai sáng Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam. Trước khi vắng bóng, đức Tôn sư đã phó chúc cho Tỳ kheo Giác Chánh là người kế thừa trách nhiệm điều hành Tăng đoàn Khất Sĩ. Bởi thế về...

Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Trí (1952-2024)
Danh Tăng

Hòa thượng Thích Huệ Trí (1952-2024) Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN; Phó Trưởng ban Ban Tăng sự Trung ương; Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; Nguyên Phó Chánh Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN; Nguyên Trưởng ban Ban Pháp chế Trung ương; Nguyên Trưởng ban Ban Trị sự...

Sơ lược tiểu sử Đại lão Hòa thượng Thích Đạt Thanh, Pháp chủ Giáo hội Tăng-già Nam Việt
Danh Tăng

Thời niên thiếu Đại lão Hòa thượng thượng Đạt hạ Thanh, pháp danh Như Thông, thế danh Võ Minh Thông, sau đổi tên là Võ Bửu Đạt. Ngài sinh vào giờ Ngọ, một ngày trong tiết Mạnh Xuân năm Đinh Sửu (1877), tại làng Tân Thới Thượng thuộc tổng Bình Thạnh Hạ, H.Bình Long, phủ...

Lược sử Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909 – 1984)
Danh Tăng

Hòa thượng húy Văn Kính, pháp danh Tâm Như, tự Đạo Giám, hiệu Thích Trí Thủ. Hòa thượng sanh giờ Hợi ngày 19.9 năm Kỷ Dậu tức ngày 1 tháng 11 năm 1909. Xuất thân từ một dòng tộc nối đời sùng mộ Phật pháp. Hòa thượng thuộc thế hệ thứ tám của họ Nguyễn,...

Tiểu sử Cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa(1918-1973)
Danh Tăng

I-THẾ TỘC: Hòa thượng húy Trần Thiện Hoa, pháp danh Thiện Hoa, hiệu Hoàn Tuyên, sanh ngày 7-8 năm Mậu Ngọ (1918), tại làng Tân Quy (sau đổi tên là An Phú Tân), quận Cầu Kè, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Trà Vinh). Hòa thượng là con út (thứ chín) trong gia đình. Thân...

Nguồn càng sâu – Dòng càng dài
Danh Tăng, Lịch sử, Nghiên cứu

Tác giả bài viết: TT. Thích Tâm Hạnh* Tóm tắt: Tổ sư Liễu Quán ở tổ trên nhánh cây, ăn rong “sột soạt” mà thiền cơ dĩnh ngộ, xuất kệ lập nên thiền phái, đời đời nối thạnh. Từ xưa đến nay, bậc Tổ đức nào miên mật công phu, chứng ngộ, bảo nhậm rồi sáng...

HT Thích Phước Sơn với văn hóa và giáo dục
Danh Tăng

Kể từ khi con người mới bắt đầu xuất hiện trên quả địa cầu nầy. Trong trang nghiêm kiếp của quá khứ, hiền kiếp của hiện tại, hay tinh tú kiếp của tương lai thì sự tu học của chư Tăng Ni và Phật tử vẫn là những điều kiện cần thiết để xiển dương...

Thiền sư Vô Ngôn Thông
Danh Tăng

Vô Ngôn Thông là một vị sư người Trung Quốc, nhưng có công truyền bá Phật giáo vào Việt Nam. Sư đến Việt Nam vào năm 820, ở tại chùa Kiến Sơ, làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Vô Ngôn Thông là một thiền sư, cũng là tên một thiền phái Phật...

Tiểu sử Hoà thượng Tuệ Sỹ
Danh Tăng

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, thế danh Phạm Văn Thương, sinh ngày 15-2-1943 theo khai sanh (gia đình khai tăng tuổi để thầy đi học), tuổi thật sinh ngày 05 tháng 4 năm 1945 (nhằm ngày 23 tháng 02 năm Ất dậu), tại tỉnh Paksé, Lào; Thân phụ: Cụ ông Phạm Văn Phận, Pháp danh Trung Thảo, Thân mẫu: Cụ...

Cổ thụ trong rừng thiền (Hòa thượng Mật Hiển)
Danh Tăng

Hòa thượng Mật Hiển tại chánh điện chùa Trúc Lâm (ảnh 18/7/1989) 1.-    山有乔木 – Sơn hữu kiều mộc. Rừng già, vì trong đó có cổ thụ. Cây cao, bóng cả sừng sững giữa trời. Từ những mầm non mong manh, rồi chen chúc với cỏ dại, lau lách; năm tháng chồng chất bởi nắng, gió,...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.