Đại diện Ủy ban Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc (ICDV) đã không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của núi Bà Đen, Tây Ninh trong chuyến khảo sát nơi được chọn là điểm đến tham quan của hàng ngàn đại biểu từ 80 quốc gia trong đại lễ Vesak 2025

Hàng ngàn Phật tử quốc tế sẽ đến núi Bà Đen trong dịp đại lễ Vesak 2025. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain
Hàng ngàn Phật tử quốc tế sẽ đến núi Bà Đen trong dịp đại lễ Vesak 2025. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain

Biểu tượng linh thiêng của Phật giáo

Trong văn hoá Phật giáo, các ngọn núi cao được xem là một biểu tượng linh thiêng, gắn liền với các truyền thuyết về cuộc đời đức Phật. Những ngọn núi nổi tiếng nhất trên thế giới phải kể đến như núi Tu Di, cách thủ phủ Lhasa của Tây Tạng hơn 1.000km về hướng Tây. Ngọn núi được mường tượng như một đài sen nhô lên từ mặt nước này tương truyền là nơi đức Phật ngồi trên tảng đá giảng dạy giáo lý. Tại Ấn Độ, Linh Thứu Sơn nằm cách Bồ Đề Đạo Tràng khoảng 70km nổi tiếng với câu thơ “Khe núi khoá mây trời, nước biếc trào phỉ thuý”, cũng là một nơi Phật tử trên toàn thế giới khao khát được đặt chân đến bởi nơi đây từng là nơi Đức Phật thuyết giảng Kinh Pháp Hoa. Ở Trung Quốc, các ngọn núi được biết đến với những thư viện về Phật giáo, kiến trúc Phật giáo và phong cảnh tuyệt đẹp phải kể đến như núi Ngũ Đài Sơn, núi Nga Mi, hay núi Jiuhua.

Núi Bà Đen là một trong các huyệt đạo thiêng của Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Minh Tú
Núi Bà Đen là một trong các huyệt đạo thiêng của Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Minh Tú

Quay trở lại Việt Nam, trải từ Bắc vào Nam, có 4 ngọn núi được biết đến là các huyệt đạo thiêng gồm Fansipan (Lào Cai), núi Nưa (Thanh Hoá), núi Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội) và núi Bà Đen (Tây Ninh). Đây là các ngọn núi gắn liền với đời sống tâm linh của người Việt và có sự hiện diện đậm nét của văn hoá Phật giáo Việt.

Ở độ cao 986m so với mực nước biển, núi Bà Đen nổi lên sừng sững giữa vùng đồng bằng Đông Nam Bộ mênh mông, điều này càng khiến ngọn núi trở thành nơi hội tụ linh khí của đất trời. Theo GS.TS Trần Lâm Biền, vốn dĩ giữa cánh đồng mênh mông nổi lên ngọn núi đơn côi một mình, thì bao giờ núi ấy cũng thiêng: “Đây chính là ngọn núi hút sinh lực của trời cha xuống cho lòng đất để cho muôn loài sinh sôi. Đó cũng chính là một trục vũ trụ nối trời với đất để thúc đẩy cho hạnh phúc được tràn đầy trong tất cả mọi nhà, mọi nơi” – Giáo sư cho biết.

Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn cao nhất châu Á toạ lạc trên đỉnh núi. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain
Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn cao nhất châu Á toạ lạc trên đỉnh núi. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain

Lần đầu tiên đến núi Bà Đen tham quan và thảo luận về đại lễ Vesak 2025, Hoà thượng TS.Tampalawela Dhammaratana – Phó Chủ tịch ICDV đã vô cùng kinh ngạc khi tại Việt Nam lại có ngọn núi độc đáo này. Theo Hoà thượng, núi Bà Đen đã gợi nhắc đến các ngọn núi là biểu tượng của Phật giáo trên thế giới, gắn liền với các câu chuyện về cuộc đời và hành trình ban giáo lý của đức Phật. “Khi nhìn thấy bức tượng Phật Bà đứng uy nghiêm trên đỉnh Bà Đen, tôi đã cảm nhận được sự gia hộ của Bồ Tát lan tỏa từ nơi đây đến toàn bộ đất nước, đến tất cả mọi người, không chỉ là người Việt Nam, mà còn là các quốc gia trong khu vực châu Á”. “Đây là một nơi kỳ diệu, một nơi thật đẹp. Đối với tôi, đây không chỉ là một điểm đến tâm linh, mà là một trung tâm văn hóa, một nơi linh thiêng đến để chữa lành và cảm nhận sự gia hộ của Đức Phật” – Ngài nói.

Kết nối giữa thế giới tâm linh và thế giới thực

Được mệnh danh là “đệ nhất thiên sơn”, núi Bà Đen vốn nổi tiếng với khung cảnh hùng vĩ, nơi từng được Nữ sĩ Sương Nguyệt Ánh – ái nữ của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu tán dương:“Non linh đất phước trổ hoa thần/Riêng chiếm vườn hồng một cảnh xuân”. Ngọn núi quanh năm mây phủ này còn là một thiên đường hoa rực rỡ bốn mùa, cùng rất nhiều công trình văn hoá tâm linh kỳ vĩ như tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn cao nhất châu Á toạ lạc trên đỉnh núi, tượng Di Lặc bằng đá sa thạch lớn hàng đầu thế giới, hay các khu vườn với lối đi rải sỏi cùng tiếng nước chảy róc rách và các bức tiểu tượng nở nụ cười hoan hỉ mang đến cảm giác an nhiên, thư thái tựa như đi lạc miền tiên cảnh.

Dâng đăng trước tôn tượng Di Lặc Bồ Tát. Ảnh Sun World Ba Den Mountain
Dâng đăng trước tôn tượng Di Lặc Bồ Tát. Ảnh Sun World Ba Den Mountain

Khi đến núi Bà Đen trong chuyến tham quan và làm việc về đại lễ Vesak 2025, Hòa thượng GS.TS Phra Brahmapundit, Chủ tịch ICDV đã nhận định núi Bà Đen là một viên ngọc báu, một điểm nhấn chính cho toàn bộ sự kiện Vesak 2025. Theo Hoà thượng Phra Brahmapundit, đây là nơi rất hiếm hoi trên thế giới tìm thấy sự kết hợp hoàn chỉnh giữa thế giới tâm linh và thế giới thực. “Hầu hết các địa điểm thu hút khách du lịch nói chung đều hoặc là công viên giải trí, hoặc để phụng sự đời sống tâm linh. Núi Bà Đen thì khác, đây là nơi để bạn đến chiêm bái Đức Phật và nuôi dưỡng đời sống tâm linh. Nhưng hành trình này lại không hề nhàm chán chút nào, với khung cảnh êm đềm, đẹp đẽ để nâng niu tâm hồn”.

Theo Chủ tịch ICDV, núi Bà Đen là điểm đến hoàn hảo cho Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 còn bởi hiếm có điểm đến tâm linh nào phù hợp hơn với chủ đề “Hòa hợp và Bao hàm vì Nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững” của Vesak 2025. Và núi Bà Đen thực sự là thiên đường nơi hạ giới, là điểm khởi đầu của hoà bình, khi con người tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn và gắn kết với nhau.

Thiên đường hoa rực rỡ trên đỉnh núi Bà Đen. Ảnh Sun World Ba Den Mountain
Thiên đường hoa rực rỡ trên đỉnh núi Bà Đen. Ảnh Sun World Ba Den Mountain

Bên cạnh đó, sự phát triển bền vững, hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh cũng là điều rất được Liên Hợp Quốc quan tâm, và điều này được thể hiện rất rõ ở núi Bà Đen. “Tôi thực sự ngạc nhiên khi đến đây, thấy núi Bà Đen rất xanh, khắp nơi đều là màu xanh của cỏ cây, của non nước dù có rất nhiều du khách và cả một không gian văn hoá tâm linh độc đáo được kết hợp bởi công nghệ hiện đại” – Hoà thượng nói thêm.

Theo dự kiến, hàng ngàn Phật tử quốc tế sẽ đến tham quan và chiêm ngưỡng không gian văn hoá Phật giáo sống động tại núi Bà Đen trong dịp Đại lễ Vesak 2025 – ngày hội quan trọng nhất của Phật giáo thế giới diễn ra từ ngày 6-8/5/2025. Điều này cho thấy sự quan tâm của cộng đồng Phật giáo quốc tế đến những giá trị truyền thống của Phật giáo Việt Nam nói chung và núi Bà Đen – ngọn núi thiêng đã đi vào lịch sử và đời sống tín ngưỡng lâu đời của người Việt.

Trung Nghĩa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Dẫn chương trình Phật Giáo
Sự kiện

Lời Phi Lộ Trong mọi sự sinh hoạt lễ hội Đạo cũng như Đời phải có Người Dẫn Chương Trình.  Cho nên vai trò Người Dẫn Chương Trình vô cùng quan trọng. Thất bại hay thành công  trong buổi lễ ấy phần lớn phụ thuộc sự khéo léo , nhạy cảm của người Dẫn Chương...

Kỹ năng dân chương trình Phật Giáo – Lễ đặt đá xây dựng Chùa
Sự kiện

I. KHÁI QUÁT VỀ BUỔI LỄ Đặt đá xây dựng hay lễ khởi công/động thổ xây dựng chùa là một buổi lễ có ý nghĩa công bố cho quần chúng biết bắt đầu xây dựng một công trình tâm linh và kêu gọi sự đóng góp, ủng hộ cúng dường của Tăng Ni tín đồ...

Kỹ năng dẫn chương trình Phật Giáo – Lễ Bổ Nhiệm Trụ Trì
Sự kiện

I. KHÁI QUÁT VỀ LỄ BỔ NHIỆM TRỤ TRÌ Bổ nhiệm trụ trì, nói chính xác là công bố quyết định bổ nhiệm (vị nào) trụ trì chùa (gì đó), đây là một lễ hành chính quan trọng trong Phật giáo, thường có sự chứng minh và tham dự của đông đảo chư tôn đức...

Kỹ Năng Dẫn chương trình Phật Giáo – Lễ Hằng Thuận
Sự kiện

LỄ HẰNG THUẬN 1 (ĐÁM CƯỚI TẠI CHÙA) I. KHÁI QUÁT VỀ BUỔI LỄ Lễ Hằng thuận là lễ thành hôn được tổ chức tại chùa. Cũng như các tôn giáo khác, muốn gắn bó những cột mốc quan trọng trong cuộc đời các tín đồ bằng những dấu ân tâm linh. Hằng thuận có...

Kỹ Năng Dẫn chương trình Phật Giáo – Đêm hội trăng rằm
Sự kiện

I. KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH Đêm hội trăng rằm là chương trình tết thiếu nhi dành cho các cháu thiếu niên nhi đồng. Trong gần mười năm trở lại, các chùa có xu hướng tổ chức đêm hội trăng rằm, trước hết cho con em Phật tử, và rộng ra là cho thiếu niên...

Kỹ Năng Dẫn chương trình Phật Giáo – Lễ Vu Lan
Sự kiện

I. KHÁI QUÁT LỄ VU LAN Vu lan hay Vu lan bồn, Vu lan Thắng hội là một trong những dịp lễ lớn của Phật giáo trong năm, diễn ra vào ngày rằm tháng 7. Sau này, vì tính chất phổ biến của nó, chùa nào cũng tổ chức quy mô, nên lễ Vu lan...

Hào khí anh hùng bảo hộ trời Nam
Sự kiện

Không khí nước nhà những ngày này như đặc quánh lại vì nỗi thương tiếc cho một sự ra đi lớn. Nước mắt dân đã đổ, hiển lộ mọi cung bậc tri ân và hun đúc tinh thần yêu nước của các thế hệ người Việt. Duyên trời khéo sắp, ngày tiễn Bác về đất...

Góc quan điểm: XU HƯỚNG MINH TUỆ – KHÔNG PHẢI CHUYỆN MỚI MẺ
Điểm nhìn, Sự kiện

Đối với người Việt xưa nay, tính hướng ngoại và chạy theo các trào lưu mới không phải chuyện sớm sủa gì, từ nhu cầu sử dụng vật chất, đến tiếp nhận văn hóa ngoại lai, … thậm chí là tiếp nhận luồng tư tưởng mới trong một tôn giáo, cụ thể là đạo Phật....

Suy Ngẫm Về Ngày Phật Đản Vesak (song ngữ)
Sự kiện

Hạnh phúc thay, Đức Phật ra đời. Hạnh phúc thay, bài giảng Phật Pháp đúng đắn. Hạnh phúc thay, Tăng Đoàn hòa hợp. Những lời nói trên đây, được trích dẫn từ buổi trình bày, và nói chuyện về Kinh Pháp Cú. Ngày Ra Đời Của Đức Phật (Ngày Phật Đản) là một cơ hội hiếm có, là một ngày vui vẻ bởi vì Đức Phật đã đem ánh sáng đến cho thế gian đang chìm trong màn...

Kỹ Năng Dẫn chương trình Phật Giáo – Lễ Phật Đản
Sự kiện

I. KHÁI QUÁT VỀ LỄ PHẬT ĐẢN Phật Đản là nói tắt của cụm từ “Phật đản sinh”, thường được tổ chức vào khoảng thời gian từ mùng 8 đến 15 tháng 4 âm lịch hàng năm, căn cứ theo lịch của người Ấn Độ cổ xưa. Về quy mô tổ chức, có thể tổ...

Đức Phật nhà văn hóa lớn của nhân loại
Lịch sử, Nghiên cứu, Sự kiện, Văn hóa - Xã hội

Đức Phật được Liên Hiệp Quốc tôn vinh là nhà văn hóa lớn của nhân loại của 25 thế kỷ qua, hẳn là cuộc đời hoằng hóa và hệ thống giáo lý của Ngài đã cống hiến cho nhân loại nhiều đóng góp quan trọng và ý nghĩa. Nhà Phật học H.W. Schumann đã phát biểu về Đức Phật trong tác phẩm thời danh của Ông, nhan đề Đức Phật lịch sử (The Historical Buddha) rằng: “Rất hiếm nhân vật trong lịch sử tư tưởng nhân...

Ngát Hương – Vô Ưu
Sự kiện, Tuỳ bút, Văn học

Hằng năm cứ độ tháng Tư lại về, bầu trời trong xanh tươi mát, gió thoảng đong đưa, người trời hân hoan đón mừng bậc Thế Tôn giáng trần. Là người con Phật ai ai cũng hiểu ngày đó, chính là ngày Đức Thế Tôn đản sanh tại thành Ca Tỳ La Vệ thuộc xứ Ấn Độ thời bấy giờ. Chúng ta một lòng hướng về cội...

Thực tập hạnh lắng nghe và thấu hiểu theo Bồ tát Quán Thế Âm
Đời sống, Sự kiện

Lắng nghe và thấu hiểu là hai chất liệu cần thiết để hiến dâng cho đời, có khả năng xóa đi những nỗi khổ niềm đau, nội kết và thù hận, mang lại an lạc hạnh phúc cho mọi người. Nỗi đau khổ của con người cần phải được xoa dịu bằng tình thương, chỉ...

Thành Kính Tưởng Niệm Ngày Đức Từ Tôn Nhập Niết Bàn
Sự kiện

Trên đường từ thành Tỳ-xá-ly về Câu-thi-na, sau khi thọ buổi cơm cúng dường cuối cùng của người thợ rèn Chunda (Thuần-đà), Thế Tôn đã nhiễm bệnh lỵ huyết rất nặng, song Ngài vẫn nhẫn nại chịu đựng cơn đau đi cùng tôn giả A-nan và một số tăng chúng, thỉnh thoảng Ngài dừng chân nghỉ. Trên đường, Thế Tôn nhận hai chiếc y kim sắc sáng rỡ do Pukkusa dâng cúng. Tôn...

Thông Điệp Thành Đạo Của Đức Phật
Phật học, Sự kiện

Vậy là hai mươi sáu thế kỷ đã trôi qua, kể từ một đêm khu rừng hoang vắng bên bờ sông Ni-liên-thuyền (Nairanjama), ánh trăng chiếu lờ mờ bàng bạc trong không gian hoàn toàn im ắng, cô tịch. Khu rừng chìm trong màn đêm huyền ảo, thỉnh thoảng có âm vang những tiếng muông thú kêu trong đêm trường nghe rờn rợn, tiếng côn trùng...