Một số bạn bè của tôi là Phật tử có quan niệm rằng, bệnh tật của bản thân (nhất là những bệnh nan y) đều do nghiệp xấu của cá nhân và một phần của cộng đồng tạo ra, trong đó nghiệp của cá nhân trong quá khứ (đời trước và đời này) là chính yếu. Vậy nên, song hành với việc trị liệu theo y học thì cần nỗ lực chuyển nghiệp bằng cách sám hối thật nhiều và tạo phước thật lớn để hồi hướng mới có thể giải nghiệp và mong khỏi bệnh. Tôi không biết quan niệm này có đúng với Chánh pháp? Mong được quý Báo chia sẻ thêm để tôi hiểu rõ hơn về vấn đề này.

(VĂN PHÁP, ngphap…@gmail.com)

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1272 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Bạn Văn Pháp thân mến!

Về căn bản thì quan niệm trên là đúng Chánh pháp. Theo tinh thần thừa tự nghiệp (Kinh Trung bộ, số 135. Tiểu kinh Nghiệp phân biệt) thì “các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp”. Tất cả những biểu hiện của mỗi cá nhân trong hiện tại phản ánh trung thực sự kế thừa nghiệp lực thiện ác trong quá khứ của họ.

Nghiệp gồm biệt nghiệp là nghiệp riêng của cá nhân, cộng nghiệp là nghiệp chung của cộng đồng. Đối với bệnh tật, biệt nghiệp là những nghiệp nhân chủ yếu xuất phát từ các hành vi sát sinh, hại vật, không nuôi dưỡng từ bi. Cộng nghiệp là sự hủy hoại môi trường, gây ô nhiễm thực phẩm, không khí, tiếng ồn… ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Cần lưu tâm là nghiệp thì có nghiệp cũ và nghiệp mới. Khái quát thì nghiệp cũ được tạo ra trong quá khứ (xa thì đời trước, gần thì đời này), nghiệp mới được tạo ra trong hiện tại hoặc gần đây. Nhiều người thường nghĩ rằng bệnh tật do nghiệp cũ gây ra nhưng nghiệp mới tạo lối sống thiếu lành mạnh, ăn uống không chừng mực và không tiết độ trong các sinh hoạt… cũng là những tác nhân quan trọng tạo ra bệnh tật.

Chuyển nghiệp là lối sống hướng thượng, nỗ lực tự hoàn thiện bản thân rất đáng trân trọng. Trong mười nghiệp bất thiện (thân: sát sinh, trộm cướp, tà hạnh; miệng: nói dối, nói thô ác, nói chia rẽ, nói dua nịnh; ý: tham lam, sân hận, si mê), nghiệp nào nổi trội hơn thì lưu tâm cố gắng giảm bớt và hướng đến chấm dứt. Những nghiệp xấu khác cũng để ý nhằm phát hiện sớm, ngăn chặn kịp thời, chuyển xấu thành trung bình hoặc tốt hơn.

Khi lâm bệnh, tin tưởng và hợp tác với thầy thuốc để trị liệu theo y học chính là chuyển nghiệp. Hầu hết các trường hợp bệnh, thầy thuốc sẽ chỉ ra khá chính xác những nguyên nhân gây nên bệnh tật. Đơn cử như uống quá nhiều rượu, thường thức quá khuya, thù hận hay buồn khổ lâu ngày, ít vận động, ăn uống kham khổ v.v… Những nghiệp nhân gây bệnh này chủ yếu là nghiệp mới. Người bệnh dùng thuốc phối hợp với kiêng cữ, điều chỉnh lối sống lành mạnh thì bệnh tật được thuyên giảm và chấm dứt. Đây chính là chuyển nghiệp.

Có những loại bệnh phát sinh từ cấu trúc cơ địa, do lỗi gen di truyền hoặc không rõ nguyên nhân dù đã thăm khám nhiều nơi. Y học hiện đại dù phát triển nhưng vẫn có giới hạn. Trường hợp này, ngoài việc trị liệu theo y học thì sám hối và làm phước để hồi hướng khắp cả nhằm nâng cao phước báo là điều nên làm. Kinh nghiệm trị liệu bệnh tật cho thấy đủ duyên gặp thầy, gặp thuốc rồi lành bệnh cũng thường xảy ra. Khi phước đức được vun bồi và tăng lên thì sự đủ duyên ấy mới có cơ hội thành hiện thực.

Giữ tinh thần lạc quan cũng là liệu pháp chữa bệnh vô cùng quan trọng. Lạc quan ở đây không phải tự an theo kiểu ám thị mà chính là thấy ra sự thật nên bình thản. Khổ Thánh đế có thể thân chứng thông qua bệnh tật của chính mình. Khổ sinh già bệnh chết là hiện thực của thân này vốn không quá khó để nhận ra nhưng không phải ai cũng chứng nghiệm về chúng. Vì có sinh ra nên có già bệnh và chết đi. Không đợi đến khi ta chết mới gọi là diệt mà sự sinh diệt liên tục xảy ra trong từng tế bào, nơi mỗi ý niệm. Sự sống, cái chết và tái sinh là một dòng sông sinh diệt trôi chảy vô tận, vô cùng.

Thấy ra như vậy rồi thì lành bệnh cũng vui mà không chữa hết bệnh cũng chẳng sao, bình thản chấp nhận mọi nhân duyên hiện hữu trong đời sống hiện tại. Nếu phát huy cái thấy sâu sắc hơn về bệnh khổ sẽ thấy ra thân tâm này giả hợp, vô thường, vô chủ mà vượt thoát sự bám víu và chấp thủ tự ngã, ngay đó được tự do hoàn toàn.

Chúc bạn tinh tấn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Vong nhập có thật không?
Vấn đáp

Hỏi: Thần thức con người sau khi chết có sinh trưởng, phát triển và chết không? Tôi thấy có nhiều người hay kể chuyện các thai nhi chết rồi sau đó vong (thần thức) đi theo người nhà (dân gian gọi là vong dựa, vong nhập), chuyện ấy có đúng không? Đáp:  Theo Phật giáo...

Bồ-tát Quán Thế Âm – huyền thoại và lịch sử
Vấn đáp

GNO - Dù vẫn giữ niềm tin vào năng lực cứu độ của Bồ-tát Quán Thế Âm cũng như cõi giới hóa đạ o của Ngài ở đâu đó trong mười phương pháp giới vô tận, nhiều khi tôi vẫn nghĩ Bồ-tát là nhân vật huyền thoại, không thể tìm gặp trong thế giới này.

Quy y ở tuổi nào là phù hợp?
Vấn đáp

Quy y Tam bảo là một việc hệ trọng của đời người nên cần nhận thức đầy đủ vấn đề để giữ vững đức tin và thực hành đời sống đạo. Cháu mong quý Báo cho biết, trong Phật giáo, độ tuổi nào phát tâm quy y Tam bảo là phù hợp? Có trường hợp...

Tết Trung thu có phải là một lễ lớn trong Phật giáo không?
Vấn đáp

Chúng cháu rất thích Tết Trung thu vì được chơi lồng đèn, ăn bánh và ngắm trăng nhưng không biết nhiều lắm về nguồn gốc và ý nghĩa của Tết này. Chùa mà chúng cháu thường đi lễ cũng tổ chức Trung thu cho trẻ em, vậy Trung thu có phải là một lễ lớn...

Cách nào để chuyển hóa tâm bực bội và nóng giận?
Vấn đáp

Thời gian gần đây, tôi bị bức bối nên dễ dàng giận dữ với bản thân mình và mọi người chung quanh. Tôi hay bực tức, nói năng cộc cằn vì những chuyện nhỏ nhặt. Đơn cử như một số đồng nghiệp hay hỏi tôi về chuyên môn bình thường (chỉ cần chịu khó tra...

Tại sao khi lễ Phật phải chắp tay?
Vấn đáp

Hỏi: Bạch Thầy, con có một thắc mắc nho nhỏ mong được quý Thầy giải đáp giúp con. Bản thân con cũng chưa được học Phật mà chỉ tín tâm với Phật, mùng 1 và ngày Rằm hay những dịp lễ, Tết con cũng thường lên chùa nhưng con luôn thắc mắc là tại sao...

Có cần cầu siêu và cúng cơm vào ngày giỗ?
Vấn đáp

Gia đình tôi theo đạo Phật, nay tôi muốn hỏi quý Báo những điều sau: Người thân của tôi đã mất cách đây 8 năm, nay sắp đến ngày giỗ, vậy gia đình tôi có cần lên chùa nhờ quý thầy tụng kinh cầu siêu và cúng cơm vào ngày giỗ không? Vì sao? Quan...

Có được thờ Phật và gia tiên nơi tầng trệt?
Vấn đáp

Người lớn tuổi như tôi muốn đến phòng thờ thường xuyên thì lên xuống rất khó khăn, vất vả. Bàn thờ Phật quá cao rất bất tiện cho việc thắp hương và dâng đồ thờ cúng. Xin hỏi, trước mắt có thể hạ thấp bàn thờ Phật xuống vừa tầm có được không? Có thể...

Tôn kính là gì? Những điều cần tôn kính?
Kiến thức, Vấn đáp

Trong cuộc sống hàng ngày chắc hẳn bạn sẽ không thể không có những lúc thể hiện sự tôn kính đến ai đó, đấng thần linh nào đó. Điều này rất dễ hiểu! Vậy tôn kính là gì? Trong Phật giáo có những điều nào cần tôn kính? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp...

Phát huy chánh kiến trước những luận điệu xuyên tạc đạo Phật
Điểm nhìn, Vấn đáp

HỎI: Tôi là một Phật tử trẻ, đang tìm hiểu về Phật pháp để ứng dụng trong đời sống. Hiện tôi đang phân vân về giá trị của đạo Phật bởi một số ý kiến phản biện như sau: Họ nói, đạo Phật chỉ thích hợp với người già, người lớn tuổi, người về hưu… vì những người này gần như đã buông bỏ tất cả các nhu cầu về cuộc sống, cần...

Có Nên Tin Vào Duyên Số?
Vấn đáp

HỎI: Tôi có xem sách bói toán nói về tuổi tác nam nữ khi lập gia đình, rồi nghiệm bản thân cùng bốn người bạn bị phạm vào tháng “Cô thần”, “Cô quả” hiện tại đều gặp trục trặc trong đời sống hôn nhân. Dù rằng, họ là những người có nhân cách tốt, là giảng viên giỏi, nhà quản lý tài năng và có đời sống vật chất khá đầy đủ. Vậy có...

Phật tử có được buôn bán thực phẩm “mặn” (sử dụng thịt làm thức ăn)
Vấn đáp

HỎI: Tôi được nghe, trong 5 nghề Phật cấm người Phật tử không nên làm có nghề bán thú vật và bán thịt. Vậy điều này có đúng không? Xuất xứ từ kinh sách nào? Người Phật tử kinh doanh buôn bán thực phẩm có sử dụng thịt thì có rơi vào trường hợp này không?  ĐÁP: Bạn thân mến! Kinh Tăng chi bộ, Đức Phật dạy:  “Có năm nghề buôn bán, này...

Linh hồn người chết đi về đâu?
Vấn đáp

Hỏi: Kính bạch Thầy, con nghe người ta nói, con người sau khi chết có một cái hồn tồn tại và rồi đi đầu thai, chứ không có nghiệp báo gì hết. Họ nói như thế có đúng không? Kính xin Thầy giải đáp cho chúng con được rõ. Trả lời: Vấn đề sau khi chết, linh hồn tồn tại hay không tồn tại và linh hồn người chết sẽ đi về đâu?...

Lạy Phật cách nào đúng?
Vấn đáp

HỎI: Tôi được biết lạy Phật nên theo cách “ngũ thể đầu địa”, đại thể là hai chân, hai tay và đầu đụng mặt đất, tâm thanh tịnh và trang nghiêm. Tuy nhiên thực tế tôi thấy nhiều người lạy Phật với những cách thức khác nhau: Có người ngửa hai lòng bàn tay, trán cúi đặt vào lòng bàn tay. Có người thì úp hai bàn...

Sự Linh Ứng Của Bồ-tát Có Mâu Thuẫn Với Luật Nhân Quả?
Vấn đáp

HỎI: Tôi là Phật tử, hiện đang là sinh viên. Gia đình tôi thờ Bồ-tát Quán Thế Âm. Trong quá trình tu học, tôi thường trì chú Đại bi, niệm danh hiệu Bồ-tát và nhận được nhiều sự nhiệm mầu linh ứng không thể nghĩ bàn. Tôi chỉ thắc mắc một điều là, theo luật nhân quả, những gì xảy đến với con người trong hiện tại là do nhân duyên đã gieo trồng...

Phải làm gì khi ta gây tổn thương cho người và họ trở thành kẻ thù của ta?
Đời sống, Vấn đáp

Hỏi: Ta phải làm gì khi ta gây tổn thương cho người khác và khi họ trở thành kẻ thù của ta? Người đó có thể là một người thân trong gia đình hay là một người bạn. Ta chẳng cần phải làm gì nhiều. Điều trước tiên là ta phải có thì giờ để...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.