Thời gian gần đây, tôi bị bức bối nên dễ dàng giận dữ với bản thân mình và mọi người chung quanh. Tôi hay bực tức, nói năng cộc cằn vì những chuyện nhỏ nhặt. Đơn cử như một số đồng nghiệp hay hỏi tôi về chuyên môn bình thường (chỉ cần chịu khó tra cứu là được) tôi liền cáu gắt, mắng mỏ họ. Người thân hỏi đường đi trong khi tôi đã cung cấp địa chỉ rõ ràng (chỉ cần nhờ google map chỉ đường là được), tôi liền bực mình la mắng.

Nhiều chuyện đại loại như thế cứ liên tục diễn ra khiến mất lòng nhiều người, kết quả là tôi bị mọi người xa lánh. Những lúc bình tâm, nghĩ về những chuyện đã qua tôi cảm thấy mình thật xấu xa, tự hổ thẹn với sự nóng giận vô cớ của mình. Nhưng khi đối diện với những gì đang xảy ra thì tôi vẫn nóng nảy không làm chủ được. Tôi mong muốn được bình an và vui vẻ cùng mọi người. Mong quý Báo hướng dẫn cho tôi để vượt qua tình trạng này.

(NHƯ QUANG, jka…@yahoo.com)

Bạn Như Quang thân mến!

Theo như bạn trình bày, hiện thân và tâm bạn đang có một số trục trặc cần điều chỉnh thông qua việc thăm khám và trị liệu. Thân và tâm có liên hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau. Có thể do cơ thể bạn có một số thay đổi về tiết tố, do ăn uống và lối sống dẫn đến tứ đại mất cân bằng (Đông y gọi là hỏa vượng). Có thể do áp lực công việc, kinh tế, tình cảm, gia đình,… khiến bạn lo lắng, căng thẳng. Tuy chỉ mới ở giai đoạn đầu nhưng nếu không điều chỉnh kịp thời, các trở ngại này theo thời gian có thể nặng hơn, khó trị liệu hơn. Nên việc đầu tiên bạn cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe và trị liệu theo y học.

Kế đến, bạn cần sống chậm lại và quan sát nhiều hơn về thân tâm của mình. Vì nhịp sống tất bật nên người ta cứ lao về phía trước, tâm hướng ra bên ngoài, ít khi quay về để thấy rõ bên trong. Tự nhắc mình hãy chậm lại, chú ý đến hơi thở sẽ giúp bạn bình tĩnh để thấy rõ con người mình hơn. Đây là chìa khóa của vấn đề làm chủ thân tâm trước các biến động thuận nghịch của cuộc sống. Bạn sẽ thấy ra một sự thật, đó là sự nóng giận có nguồn gốc chính yếu từ bên trong, nơi thân và tâm. Cảnh không vừa ý bên ngoài chỉ là tác nhân sau cùng làm giọt nước tràn ly, khiến cơn giận bùng vỡ.

“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Cùng một hoàn cảnh, người khác thì bình thường, còn ta thì không vui, cáu gắt, bực bội, nóng giận. Tại sao? Tại mình không vui! Thân tâm mình đang như bếp than đỏ rực, thứ gì rơi vào liền cháy rụi, ở gần thì bị hong khô. Nếu bếp than nguội lạnh, mọi thứ xung quanh sẽ an toàn. Người sống chậm và hướng nội, thấy rõ thân tâm sẽ nhận ra sự thật này. Bấy giờ họ nhận ra nếu thân tâm mát mẻ thì những điều trái ý lặt vặt bên ngoài khó làm mình phiền lòng hay nóng giận.

Sau khi điều chỉnh cơ thể bằng các liệu pháp y học, ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp, thân được mát mẻ, không còn bức bối (hạ hỏa), bạn cần tưới mát tâm bằng thiền rải tâm từ. Ngồi yên, thả lỏng thân tâm, nguyện thương yêu hết thảy mọi người và chúng sinh. Rải lòng từ khắp mười phương (nguyện cho các chúng sinh ở phương Đông – Đông Nam, Nam, Tây Nam, Tây, Tây Bắc, Bắc, Đông Bắc, Trên, phương Dưới – được hạnh phúc, an vui). Có thể rải lòng từ, nguyện cho cha mẹ, thầy bạn, anh chị em, bà con, mọi người được hạnh phúc, an vui. Cứ rải tâm từ như vậy, yêu thương trong bạn được đánh thức và nuôi lớn.

Sau một thời gian thiền rải tâm từ, bạn sẽ nhận ra lòng mình mát mẻ, tình thương ngày một lớn thêm. Duy trì việc sống chậm và theo dõi hơi thở, bạn sẽ thấy các diễn biến sinh diệt của tâm. Bấy giờ bạn là bầu trời, tâm sinh diệt là đám mây. Thân tâm mát mẻ, chánh niệm hiện tiền, bạn từng bước làm chủ được mình, bình an và tĩnh tại trước mọi biến động.

Chúc bạn tinh tấn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Chữa bệnh và giải nghiệp
Vấn đáp

Một số bạn bè của tôi là Phật tử có quan niệm rằng, bệnh tật của bản thân (nhất là những bệnh nan y) đều do nghiệp xấu của cá nhân và một phần của cộng đồng tạo ra, trong đó nghiệp của cá nhân trong quá khứ (đời trước và đời này) là chính...

Vong nhập có thật không?
Vấn đáp

Hỏi: Thần thức con người sau khi chết có sinh trưởng, phát triển và chết không? Tôi thấy có nhiều người hay kể chuyện các thai nhi chết rồi sau đó vong (thần thức) đi theo người nhà (dân gian gọi là vong dựa, vong nhập), chuyện ấy có đúng không? Đáp:  Theo Phật giáo...

Bồ-tát Quán Thế Âm – huyền thoại và lịch sử
Vấn đáp

GNO - Dù vẫn giữ niềm tin vào năng lực cứu độ của Bồ-tát Quán Thế Âm cũng như cõi giới hóa đạ o của Ngài ở đâu đó trong mười phương pháp giới vô tận, nhiều khi tôi vẫn nghĩ Bồ-tát là nhân vật huyền thoại, không thể tìm gặp trong thế giới này.

Quy y ở tuổi nào là phù hợp?
Vấn đáp

Quy y Tam bảo là một việc hệ trọng của đời người nên cần nhận thức đầy đủ vấn đề để giữ vững đức tin và thực hành đời sống đạo. Cháu mong quý Báo cho biết, trong Phật giáo, độ tuổi nào phát tâm quy y Tam bảo là phù hợp? Có trường hợp...

Tết Trung thu có phải là một lễ lớn trong Phật giáo không?
Vấn đáp

Chúng cháu rất thích Tết Trung thu vì được chơi lồng đèn, ăn bánh và ngắm trăng nhưng không biết nhiều lắm về nguồn gốc và ý nghĩa của Tết này. Chùa mà chúng cháu thường đi lễ cũng tổ chức Trung thu cho trẻ em, vậy Trung thu có phải là một lễ lớn...

Tại sao khi lễ Phật phải chắp tay?
Vấn đáp

Hỏi: Bạch Thầy, con có một thắc mắc nho nhỏ mong được quý Thầy giải đáp giúp con. Bản thân con cũng chưa được học Phật mà chỉ tín tâm với Phật, mùng 1 và ngày Rằm hay những dịp lễ, Tết con cũng thường lên chùa nhưng con luôn thắc mắc là tại sao...

Có cần cầu siêu và cúng cơm vào ngày giỗ?
Vấn đáp

Gia đình tôi theo đạo Phật, nay tôi muốn hỏi quý Báo những điều sau: Người thân của tôi đã mất cách đây 8 năm, nay sắp đến ngày giỗ, vậy gia đình tôi có cần lên chùa nhờ quý thầy tụng kinh cầu siêu và cúng cơm vào ngày giỗ không? Vì sao? Quan...

Có được thờ Phật và gia tiên nơi tầng trệt?
Vấn đáp

Người lớn tuổi như tôi muốn đến phòng thờ thường xuyên thì lên xuống rất khó khăn, vất vả. Bàn thờ Phật quá cao rất bất tiện cho việc thắp hương và dâng đồ thờ cúng. Xin hỏi, trước mắt có thể hạ thấp bàn thờ Phật xuống vừa tầm có được không? Có thể...

Tôn kính là gì? Những điều cần tôn kính?
Kiến thức, Vấn đáp

Trong cuộc sống hàng ngày chắc hẳn bạn sẽ không thể không có những lúc thể hiện sự tôn kính đến ai đó, đấng thần linh nào đó. Điều này rất dễ hiểu! Vậy tôn kính là gì? Trong Phật giáo có những điều nào cần tôn kính? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp...

Phát huy chánh kiến trước những luận điệu xuyên tạc đạo Phật
Điểm nhìn, Vấn đáp

HỎI: Tôi là một Phật tử trẻ, đang tìm hiểu về Phật pháp để ứng dụng trong đời sống. Hiện tôi đang phân vân về giá trị của đạo Phật bởi một số ý kiến phản biện như sau: Họ nói, đạo Phật chỉ thích hợp với người già, người lớn tuổi, người về hưu… vì những người này gần như đã buông bỏ tất cả các nhu cầu về cuộc sống, cần...

Có Nên Tin Vào Duyên Số?
Vấn đáp

HỎI: Tôi có xem sách bói toán nói về tuổi tác nam nữ khi lập gia đình, rồi nghiệm bản thân cùng bốn người bạn bị phạm vào tháng “Cô thần”, “Cô quả” hiện tại đều gặp trục trặc trong đời sống hôn nhân. Dù rằng, họ là những người có nhân cách tốt, là giảng viên giỏi, nhà quản lý tài năng và có đời sống vật chất khá đầy đủ. Vậy có...

Phật tử có được buôn bán thực phẩm “mặn” (sử dụng thịt làm thức ăn)
Vấn đáp

HỎI: Tôi được nghe, trong 5 nghề Phật cấm người Phật tử không nên làm có nghề bán thú vật và bán thịt. Vậy điều này có đúng không? Xuất xứ từ kinh sách nào? Người Phật tử kinh doanh buôn bán thực phẩm có sử dụng thịt thì có rơi vào trường hợp này không?  ĐÁP: Bạn thân mến! Kinh Tăng chi bộ, Đức Phật dạy:  “Có năm nghề buôn bán, này...

Linh hồn người chết đi về đâu?
Vấn đáp

Hỏi: Kính bạch Thầy, con nghe người ta nói, con người sau khi chết có một cái hồn tồn tại và rồi đi đầu thai, chứ không có nghiệp báo gì hết. Họ nói như thế có đúng không? Kính xin Thầy giải đáp cho chúng con được rõ. Trả lời: Vấn đề sau khi chết, linh hồn tồn tại hay không tồn tại và linh hồn người chết sẽ đi về đâu?...

Lạy Phật cách nào đúng?
Vấn đáp

HỎI: Tôi được biết lạy Phật nên theo cách “ngũ thể đầu địa”, đại thể là hai chân, hai tay và đầu đụng mặt đất, tâm thanh tịnh và trang nghiêm. Tuy nhiên thực tế tôi thấy nhiều người lạy Phật với những cách thức khác nhau: Có người ngửa hai lòng bàn tay, trán cúi đặt vào lòng bàn tay. Có người thì úp hai bàn...

Sự Linh Ứng Của Bồ-tát Có Mâu Thuẫn Với Luật Nhân Quả?
Vấn đáp

HỎI: Tôi là Phật tử, hiện đang là sinh viên. Gia đình tôi thờ Bồ-tát Quán Thế Âm. Trong quá trình tu học, tôi thường trì chú Đại bi, niệm danh hiệu Bồ-tát và nhận được nhiều sự nhiệm mầu linh ứng không thể nghĩ bàn. Tôi chỉ thắc mắc một điều là, theo luật nhân quả, những gì xảy đến với con người trong hiện tại là do nhân duyên đã gieo trồng...

Phải làm gì khi ta gây tổn thương cho người và họ trở thành kẻ thù của ta?
Đời sống, Vấn đáp

Hỏi: Ta phải làm gì khi ta gây tổn thương cho người khác và khi họ trở thành kẻ thù của ta? Người đó có thể là một người thân trong gia đình hay là một người bạn. Ta chẳng cần phải làm gì nhiều. Điều trước tiên là ta phải có thì giờ để...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.