LỄ HẰNG THUẬN 1

(ĐÁM CƯỚI TẠI CHÙA)

I. KHÁI QUÁT VỀ BUỔI LỄ

Lễ Hằng thuận là lễ thành hôn được tổ chức tại chùa. Cũng như các tôn giáo khác, muốn gắn bó những cột mốc quan trọng trong cuộc đời các tín đồ bằng những dấu ân tâm linh. Hằng thuận có nghĩa là hòa thuận dài lâu. Bản chất của Lễ hằng thuận là một khóa lễ cầu an, chúc phúc cho đôi nam nữ trước lúc trở thành vợ chồng, sống đời sống gia đình hạnh phúc.

Tùy theo tập tục các nơi, quan điểm của mỗi vị trụ trì để có cách thức tổ chức khác nhau, nặng về nghi lễ tâm linh hay thiên về giáo dục lối sống…

Phần này, chúng tôi xin giới thiệu hai nghi thức hằng thuận, một nghi thức được tổ chức tại chùa Giác Ngộ, TP. Hồ Chí Minh, với nội dung nghiêng nặng về tính giáo dục lối sống, và lấy bài thuyết pháp trong buổi lễ làm trọng tâm.

Chương trình một buổi Lễ hằng thuận thường không nên kéo dài 90 phút, nên chuẩn bị những bản nhạc giai điệu ngọt ngào, phù hợp với tính chất sự kiện cũng như phù hợp với không gian tâm linh. Nếu không có giảng sư, có thể thay thế bằng 5-10 phút đạo từ, nhưng thay vào đó sẽ kéo dài tiết mục bạn bè trao quà, chụp hình lưu niệm…

Quý độc giả chỉ nên tham khảo và có những thay đổi, thêm bớt cho phù hợp với điều kiện thực tế của chủa mình.

II. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỀ XUẤT

1. Ổn định đạo tràng

2. Cung thỉnh chư tôn đức chứng minh quang lâm

3. Thông qua chương trình

3. Tuyên bố lý do

5. Giới thiệu thành phần tham dự

6. Nghi thức lễ hằng thuận

– Dâng hương cầu nguyện

– Tụng kinh Thiện Sanh

– Lạy báo ân

– Bốn điều phát nguyện

7. Trao nhẫn cưới

8. Trao giấy chứng nhận Lễ Hằng thuận; Quà từ Tăng đoàn

9. Lời căn dặn của đại diện cha mẹ hai gia đình

10. Huấn từ của Thượng tọa chứng minh

11. Cảm tạ của gia đình

12. Hồi hướng công đức và chụp hình lưu niệm

III. PHẦN DẪN CHƯƠNG TRÌNH MẪU

1. Ổn định đạo tràng

2. Cung thỉnh chư tôn đức quang lâm

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bái bạch chư tôn đức.

Toàn thể đạo tràng chúng con đã phân lập trang nghiêm, thanh tịnh. Thành tâm cung thỉnh chư tôn đức chứng minh quang lâm trước Phật đài cử hành buổi lễ sáng hôm nay. Phát nhạc thiền, cung đón quý ngài. Kính cung thỉnh chư tôn đức an tọa, mời quý liệt vị đồng an tọa.

3. Thông qua chương trình

Kính bạch chư tôn đức Tăng Ni, kính thưa quý liệt vị.

Chương trình Lễ hằng thuận sáng hôm nay bao gồm các nội dung chính như sau (khung chương trình).

4. Tuyên bố lý do

Kính lạy Tăng đoàn chứng minh; kính thưa quan khách hai họ.

Ban Tổ chức chúng con vô cùng cảm động và hoan hỷ trước sự chứng minh và tham dự của Tăng đoàn và quý vị quan khách trong buổi lễ sáng hôm nay. Xin kính chúc quý Ngài, cầu nguyện quý vị quan khách vô lượng cát tường.

Kính lạy Tăng đoàn, kính thưa quý vị.

Gia đình là nền tảng, là tế bào của xã hội. Gia đình có hòa thuận, có êm ấm thì xã hội mới bình an và hạnh phúc. Người xưa vẫn nói: “Trai khôn nên vợ, gái lớn gả chồng là quy luật muôn đời của trời đấť”.

Hôm nay, ngày 8/7/2017, nhằm ngày 15/6 Đinh Dậu. Được sự chấp thuận của chùa Giác Ngộ, sự cho phép của cha mẹ hai gia đình, đôi nam nữ nguyện cùng nhau quỳ trước bàn Tam bảo thể nguyện trọn đời sống chung hạnh phúc, cùng nhau dựng xây mái ấm gia đình, giữ gìn bồi đắp gốc rễ tâm linh và cội nguồn huyết thống. Đó là lý do của buổi lễ hôm nay.

5. Giới thiệu Tăng đoàn và quan khách tham dự

Kính lạy Tăng đoàn chứng minh!

Kính thưa quý vị quan khách.

Chứng minh và cử hành lễ hằng thuận sáng nay, chúng con xin kính đảnh lễ và giới thiệu: Thượng tọa đạo hiệu Thích Nhật Từ, Trụ trì chùa Giác Ngộ.

Chúng con xin được đảnh lễ và trân trọng giới thiệu sự chứng minh của Tăng đoàn chùa Giác Ngộ

Trân trọng giới thiệu sự có mặt hiện diện của thân phụ và thân mẫu chú rể là:

Ông: Lê Quang Tuấn và bà Hoàng Thị Thùy Trang.

Trân trọng giới thiệu sự tham dự của cha và mẹ cô dâu là:

Chứng minh và cử hành lễ hằng thuận sáng nay, chúng con xin kính đảnh lễ và giới thiệu: Thượng tọa đạo hiệu Thích Nhật Từ, Trụ trì chùa Giác Ngộ.

Chúng con xin được đảnh lễ và trân trọng giới thiệu sự chứng minh của Tăng đoàn chùa Giác Ngộ

Trân trọng giới thiệu sự có mặt hiện diện của thân phụ và thân mẫu chú rể là:

Ông: Lê Quang Tuấn và bà Hoàng Thị Thùy Trang.

Trân trọng giới thiệu sự tham dự của cha và mẹ cô dâu là:

Ông: Nguyễn Đắc Xuân và bà Lê Thị Phương Thảo.

Xin trân trọng giới thiệu sự hiện diện của bà con quan khách hai họ, cùng bạn bè đồng nghiệp của đôi nam nữ sáng hôm nay. Xin phép giới thiệu chung.

Và đặc biệt là hai nhân vật chính sáng hôm nay, hai linh hồn của buổi lễ

Xin trân trọng giới thiệu:

Tân lang : Mai Minh Luân – pháp danh: Nhựt Chánh

Tân nương: Huỳnh Thị Hoa Tuyết – pháp danh: Thanh Nhung.

Xin hội chúng hãy dâng cao một tràng vỗ tay để chúc phúc cho hai nhân vật chính. Hai bạn hãy cùng đứng lên, chắp tay thành búp sen, xá chào chư tôn đức chứng minh, xá chào cha mẹ hai bên và bà con quan khách.

6. Nghi thức lễ hằng thuận

Và tiếp theo là nghi thức Lễ hằng thuận. Xin cung thỉnh Tăng đoàn cử hành nghi thức Hằng thuận.

– Dâng hương cầu nguyện

Tụng kinh Thiện Sanh

Xem thêm “Nghi thức lễ Thành hôn

  • Lạy tứ trọng ân

Kính lạy Tăng đoàn; Kính thưa quý liệt vị.

Trên cuộc đời này, có bốn ơn lớn mà một người đệ tử Phật cần phải luôn tâm niệm, đó là ơn mẹ cha sinh thành nuôi dưỡng; ơn thầy cô dạy dỗ dắt dìu; ơn núi sông muôn đời che chở; ơn chúng sinh vạn loại trùng trùng.

Đôi tân lang và tân nương hãy tiến đến trước cha mẹ hai bên, chắp tay thành búp sen hướng về những đấng sinh thành cao cả, theo sự hướng dẫn của Tăng đoàn, để bắt đầu nghi thức lạy bốn trọng ân.

Lạy ân mẹ cha sinh thành nuôi dưỡng xong rồi, hai bạn hãy tiến về trước bàn chứng minh, chắp tay búp sen, hướng về Tam bảo để tiếp tục nghe hướng dẫn và lạy ba ơn lớn còn lại.

Mời hai bạn hãy trở về vị trí của mình để buổi lễ được tiếp tục.

  • Bốn lời phát nguyện

Tiếp theo là đọc lên bốn lời phát nguyện trước Tam bảo và cha mẹ hai bên. Xin cung thỉnh Tăng đoàn tiếp tục hướng dẫn cho hai bạn:

(Chư Tăng đọc từng câu, đôi tân lang tân nương lặp lại để thành tựu lời phát nguyện)

7. Trao nhẫn cưới

Kính lạy Tăng đoàn; Kính thưa quý liệt vị.

Có khi nhẫn để yêu thương/ Có khi nhẫn để tìm đường thoái lui

Có khi nhẫn để yên vui/ Có khi nhẫn để lùi xa hận thù.

Suốt bao nhiêu năm rong ruổi kiếm tìm, giờ họ đã tìm được chiếc nhẫn của đời nhau. Giờ đây là phút giây trao nhẫn cưới thiêng liêng, trao vật thệ ước; trao hết yêu thương; trao cả ân tình; nguyện muôn đời tình yêu kết chặt; nghĩa phu thê kiếp kiếp không rời.

Chúng con cung thỉnh Thượng tọa chứng minh có đôi lời giảng giải về ý nghĩa đôi nhẫn cưới và hướng dẫn hai bạn trao nhẫn cho nhau.

(Hai bạn hãy tiến đến trước bàn chứng minh để lắng nghe và cùng trao nhẫn)

8.  Trao giấy chứng nhận Lễ Hằng thuận và quà cưới

Tiếp theo là phần trao giấy chứng nhận Lễ Hằng thuận và trao quà cưới của chùa Giác Ngộ, hai bạn hãy nhận giấy chứng nhận từ Thượng tọa chứng minh

Quà của cha mẹ, bà con, bạn bè.

9. Lời căn dặn của đại diện cha mẹ hai gia đình Kính thưa quý liệt vị.

Cha mẹ ơn sâu tợ đất trời, nuôi con khó nhọc chẳng đầy vơi, mở bàn tay lớn dìu con nhỏ, dắt bước con đi giữa cuộc đời. Dù con có lớn bao nhiêu vẫn là con cha mẹ, ơn nghĩa đất trời muôn thuở không phai. Trước lúc hai bạn trở thành phu phụ, thắm nghĩa tào khang, đại diện cha mẹ hai gia đình có đôi lời căn dặn, để làm kinh nghiệm, vốn liếng cho cuộc hành trình sắp tới.

Xin kính mời ông Nguyễn Đắc Xuân, là cha của cô dâu sẽ thay lời cha mẹ hai gia đình có đôi lời căn dặn:

Lời dặn dò của cha mẹ

Nam mô Thập phương thường trú Tam bảo tác đại chứng minh.

Kính lạy chư tôn đức Tăng Ni chứng minh.

Xin cho phép con được thay mặt cha mẹ của hai cháu, có đôi lời dặn dò trước giây phút chính thức trở thành chồng vợ.

Hai con thương mến của cha mẹ.

Đối với những bậc làm cha làm mẹ, các con là thứ tài sản lớn nhất trên cuộc đời này.

Bao nhiêu yêu thương, cha mẹ đều dành trọn cho các con. Có những lỗi lầm gì vì thơ dại, cũng chỉ là lẽ thường tình. Vì cho dù là ai đi nữa, cũng là từ những đứa trẻ mà nên.

Hôm nay, các con chính thức cùng nhau kết duyên chồng vợ, cha mẹ rất vui lòng và luôn ủng hộ hai con.

Tuy từ nay hai con không còn trong vòng tay bảo bọc của cha mẹ nữa, nhưng cha mẹ vẫn luôn sát cánh cùng các con.

Hai con nên biết rằng, bắt đầu cuộc sống vợ chồng, là gần như bắt đầu một cuộc đời mới, với một cương vị mới và trách nhiệm mới hoàn toàn. Đó là cương vị của người chồng/người vợ; của người mẹ/người cha; của một thành viên trưởng thành của xã hội.

Khi xưa các con cần hiểu biết một, giờ đây cần phải hiểu biết gấp mười lần.

Trong cuộc sống vợ chồng, các con cần phải luôn luôn biết nhẫn nhịn nhau. Phải viết chữ “Nhẫn nhịn” thật to, dán ở đầu giường, để luôn ghi nhớ.

Người xưa có nói:

Chồng giận thì vợ bớt lời

Cơm sôi bớt lửa, chẳng đời nào khê.

Cha mẹ chúc hai con, sống với nhau hạnh phúc, mãi đến đầu bạc răng long

10. Huấn từ của Thượng tọa chứng minh

Thiên và nhơn luôn thao thức, cách thức tạo phước đức, giúp trời người thực tập, để sống đời hạnh phúc dài lâu.

Sống chung hạnh phúc là cả một nghệ thuật lớn, cần phải nỗ lực học hỏi và uốn rèn.

Chúng con cung thỉnh Thượng tọa chứng minh, hãy vì hai bạn, có đôi lời dạy bảo để làm hành trang cho hai bạn vững bước tiến vào đời sống hôn nhân lâu bền, hạnh phúc.

Xin cung thỉnh Thượng tọa.

11. Cảm tạ tri ân và hồi hướng công đức

Kính bái lạy Tăng đoàn, kính thưa quý liệt vị.

Buổi lễ đã khép lại, nhưng mở ra một chương mới cho đôi bạn trẻ hôm nay vững bước vào đời.

Xin kính mời….. đại diện hai gia đình có lời phát biểu cảm tạ.

Lời cảm tạ.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính bạch chư tôn thiền đức chứng minh, kính bạch chư Tăng chùa Giác Ngộ.

Kính thưa quan khách, bà con hai họ.

Cho phép con được thay mặt cha mẹ hai cháu, có đôi lời cảm tạ.

Kính bạch quý thầy, kính thưa quý liệt vị.

Buổi Lễ hằng thuận của hai cháu, đến nay đã viên mãn, trong sự trang nghiêm và thanh tịnh của không gian chùa Giác Ngộ; trước sự chứng minh và tác thành hôn sự đầy năng lượng từ bi của quý thầy; trước sự chứng kiến và chúc phúc của bà con hai họ; quan khách hai bên và bạn bè thân quyến.

Ân tình này, hai gia đình chúng con nguyện mãi khắc ghi; nghĩa tình này chúng tôi nguyện muôn đời ghi tạc.

Trong lúc tổ chức buổi lễ, dù đã cố gắng hết sức, nhưng có lẽ cũng không sao tránh được những sai sót trong việc cung nghinh quý thầy, tiếp đón quý vị quan khách.

Kính mong tất cả quý ngài và quý vị từ bi thương xót lượng thứ cho.

Bằng tất cả sự hoan hỷ vô cùng, chúng con xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến chư tôn đức chứng minh và Tăng đoàn chùa Giác Ngộ. Nguyện cầu Tam bảo gia hộ cho quý Ngài pháp thể khinh an, tuệ đăng thường chiếu.

Xin cầu chúc quý vị quan khách, bà con hai gia đình luôn bình an mạnh giỏi, và mãi mãi quan tâm, giúp đỡ cho gia đình hai cháu được hạnh phúc bền lâu.

12. Hồi hướng – chụp hình lưu niệm

Phần cuối của chương trình, chúng con xin cung thinh chư tôn đức chứng minh, xin kính mời quan viên hai họ và tất cả những người đang hiện diện trong đạo tràng đồng khởi thân, hồi hướng.

Xin cung thỉnh Thượng tọa chứng minh khởi niệm.

Trích Kỹ năng Dẫn chương trình trong Phật Giáo (Thích Quảng Tịnh)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Kỹ Năng Dẫn chương trình Phật Giáo – Đêm hội trăng rằm
Sự kiện

I. KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH Đêm hội trăng rằm là chương trình tết thiếu nhi dành cho các cháu thiếu niên nhi đồng. Trong gần mười năm trở lại, các chùa có xu hướng tổ chức đêm hội trăng rằm, trước hết cho con em Phật tử, và rộng ra là cho thiếu niên...

Kỹ Năng Dẫn chương trình Phật Giáo – Lễ Vu Lan
Sự kiện

I. KHÁI QUÁT LỄ VU LAN Vu lan hay Vu lan bồn, Vu lan Thắng hội là một trong những dịp lễ lớn của Phật giáo trong năm, diễn ra vào ngày rằm tháng 7. Sau này, vì tính chất phổ biến của nó, chùa nào cũng tổ chức quy mô, nên lễ Vu lan...

Hào khí anh hùng bảo hộ trời Nam
Sự kiện

Không khí nước nhà những ngày này như đặc quánh lại vì nỗi thương tiếc cho một sự ra đi lớn. Nước mắt dân đã đổ, hiển lộ mọi cung bậc tri ân và hun đúc tinh thần yêu nước của các thế hệ người Việt. Duyên trời khéo sắp, ngày tiễn Bác về đất...

Góc quan điểm: XU HƯỚNG MINH TUỆ – KHÔNG PHẢI CHUYỆN MỚI MẺ
Điểm nhìn, Sự kiện

Đối với người Việt xưa nay, tính hướng ngoại và chạy theo các trào lưu mới không phải chuyện sớm sủa gì, từ nhu cầu sử dụng vật chất, đến tiếp nhận văn hóa ngoại lai, … thậm chí là tiếp nhận luồng tư tưởng mới trong một tôn giáo, cụ thể là đạo Phật....

Suy Ngẫm Về Ngày Phật Đản Vesak (song ngữ)
Sự kiện

Hạnh phúc thay, Đức Phật ra đời. Hạnh phúc thay, bài giảng Phật Pháp đúng đắn. Hạnh phúc thay, Tăng Đoàn hòa hợp. Những lời nói trên đây, được trích dẫn từ buổi trình bày, và nói chuyện về Kinh Pháp Cú. Ngày Ra Đời Của Đức Phật (Ngày Phật Đản) là một cơ hội hiếm có, là một ngày vui vẻ bởi vì Đức Phật đã đem ánh sáng đến cho thế gian đang chìm trong màn...

Kỹ Năng Dẫn chương trình Phật Giáo – Lễ Phật Đản
Sự kiện

I. KHÁI QUÁT VỀ LỄ PHẬT ĐẢN Phật Đản là nói tắt của cụm từ “Phật đản sinh”, thường được tổ chức vào khoảng thời gian từ mùng 8 đến 15 tháng 4 âm lịch hàng năm, căn cứ theo lịch của người Ấn Độ cổ xưa. Về quy mô tổ chức, có thể tổ...

Đức Phật nhà văn hóa lớn của nhân loại
Lịch sử, Nghiên cứu, Sự kiện, Văn hóa

Đức Phật được Liên Hiệp Quốc tôn vinh là nhà văn hóa lớn của nhân loại của 25 thế kỷ qua, hẳn là cuộc đời hoằng hóa và hệ thống giáo lý của Ngài đã cống hiến cho nhân loại nhiều đóng góp quan trọng và ý nghĩa. Nhà Phật học H.W. Schumann đã phát biểu về Đức Phật trong tác phẩm thời danh của Ông, nhan đề Đức Phật lịch sử (The Historical Buddha) rằng: “Rất hiếm nhân vật trong lịch sử tư tưởng nhân...

Ngát Hương – Vô Ưu
Sự kiện, Tuỳ bút, Văn học

Hằng năm cứ độ tháng Tư lại về, bầu trời trong xanh tươi mát, gió thoảng đong đưa, người trời hân hoan đón mừng bậc Thế Tôn giáng trần. Là người con Phật ai ai cũng hiểu ngày đó, chính là ngày Đức Thế Tôn đản sanh tại thành Ca Tỳ La Vệ thuộc xứ Ấn Độ thời bấy giờ. Chúng ta một lòng hướng về cội...

Thực tập hạnh lắng nghe và thấu hiểu theo Bồ tát Quán Thế Âm
Đời sống, Sự kiện

Lắng nghe và thấu hiểu là hai chất liệu cần thiết để hiến dâng cho đời, có khả năng xóa đi những nỗi khổ niềm đau, nội kết và thù hận, mang lại an lạc hạnh phúc cho mọi người. Nỗi đau khổ của con người cần phải được xoa dịu bằng tình thương, chỉ...

Thành Kính Tưởng Niệm Ngày Đức Từ Tôn Nhập Niết Bàn
Sự kiện

Trên đường từ thành Tỳ-xá-ly về Câu-thi-na, sau khi thọ buổi cơm cúng dường cuối cùng của người thợ rèn Chunda (Thuần-đà), Thế Tôn đã nhiễm bệnh lỵ huyết rất nặng, song Ngài vẫn nhẫn nại chịu đựng cơn đau đi cùng tôn giả A-nan và một số tăng chúng, thỉnh thoảng Ngài dừng chân nghỉ. Trên đường, Thế Tôn nhận hai chiếc y kim sắc sáng rỡ do Pukkusa dâng cúng. Tôn...

Thông Điệp Thành Đạo Của Đức Phật
Phật học, Sự kiện

Vậy là hai mươi sáu thế kỷ đã trôi qua, kể từ một đêm khu rừng hoang vắng bên bờ sông Ni-liên-thuyền (Nairanjama), ánh trăng chiếu lờ mờ bàng bạc trong không gian hoàn toàn im ắng, cô tịch. Khu rừng chìm trong màn đêm huyền ảo, thỉnh thoảng có âm vang những tiếng muông thú kêu trong đêm trường nghe rờn rợn, tiếng côn trùng...