Quy y Tam bảo là một việc hệ trọng của đời người nên cần nhận thức đầy đủ vấn đề để giữ vững đức tin và thực hành đời sống đạo. Cháu mong quý Báo cho biết, trong Phật giáo, độ tuổi nào phát tâm quy y Tam bảo là phù hợp? Có trường hợp nào quy y Tam bảo ở độ tuổi nhỏ hơn cháu không?

Sau khi tham dự khóa tu mùa hè dành cho thiếu niên, cháu và em của cháu muốn phát nguyện quy y Tam bảo để trở thành Phật tử. Tuy nhiên, một số người góp ý rằng cần đợi thêm thời gian nữa, đến tuổi trưởng thành rồi phát nguyện quy y Tam bảo sẽ hay hơn. Quy y Tam bảo là một việc hệ trọng của đời người nên cần nhận thức đầy đủ vấn đề để giữ vững đức tin và thực hành đời sống đạo. Cháu mong quý Báo cho biết, trong Phật giáo, độ tuổi nào phát tâm quy y Tam bảo là phù hợp? Có trường hợp nào quy y Tam bảo ở độ tuổi nhỏ hơn cháu không?

(KHÔI NGUYÊN, ngkhoi…@gmail.com)

Bạn Khôi Nguyên thân mến!

Quy y Tam bảo đúng pháp là người quy y đối trước Tam bảo tự giác phát nguyện quay về nương tựa ba ngôi báu Phật-Pháp-Tăng đến trọn đời. Sau khi tự nguyện nói lên ba lần lời phát nguyện quy y Tam bảo, pháp quy y thành tựu, vị ấy chính thức trở thành Phật tử.

Về độ tuổi phù hợp để phát tâm quy y Tam bảo, trong kinh điển Phật giáo không nói cụ thể. Tuy vậy, chúng ta có thể dựa vào kinh Trung bộ (kinh Vương tử Bồ-đề, số 85) để liên hệ đến vấn đề tuổi tác của người quy y. Trong kinh, vương tử Bồ-đề đã nói với gia nhân như sau: “Này Sanjikaputta, chớ có nói như vậy! Này Sanjikaputta, mặt trước mặt đối diện với mẫu thân của ta, ta tự nghe như sau: Một thời, này Sanjikaputta, Thế Tôn trú ở Kosambi, tại tu viện Ghosita. Mẫu thân ta đang mang thai, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, mẫu thân ta bạch với Thế Tôn: ‘Bạch Thế Tôn, đứa con này của con, dù là con trai hay con gái, cũng xin quy y với Thế Tôn, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Thế Tôn nhận nó làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, nó trọn đời quy ngưỡng’.

Lại một thời, này Sanjikaputta, Thế Tôn trú giữa dân chúng Bhagga, tại Sumsumaragira, rừng Bhesakala, vườn Lộc Uyển. Rồi người vú của ta, ẵm ta bên hông, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, người vú của ta bạch Thế Tôn: ‘Bạch Thế Tôn, vương tử Bodhi nay xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Thế Tôn nhận vương tử này làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, xin trọn đời quy ngưỡng’. Và nay, này Sanjikaputta, lần thứ ba ta quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Thế Tôn nhận con làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng”.

Đoạn kinh cho thấy, Thế Tôn đã chấp nhận việc quy y của vương tử Bồ-đề, từ lúc còn trong bào thai, đến khi sinh ra ở tuổi sơ sinh, cho đến lúc trưởng thành. Rõ ràng, lúc trong bào thai và ở tuổi sơ sinh, vị ấy chưa biết gì nhiều, cha mẹ đại diện xin quy y như là cách trợ duyên, đánh thức thiện căn, nhằm gieo trồng hạt giống lành với Tam bảo. Những hạt giống thiện lành này được ươm mầm, nhờ gia đình dìu dắt sẽ đâm chồi và kết hoa trái, giúp vương tử Bồ-đề tự giác phát nguyện quy y lúc trưởng thành.

Như vậy, lời khuyên của những người lớn, đợi đến trưởng thành hãy quy y cũng có phần đúng. Tuy nhiên, đúng nhất là khi bạn biết đến Tam bảo, lòng phát tâm hướng thiện mong muốn được quy y, tự giác nói lên lời phát nguyện bằng chính lòng thành của mình. Tuổi thiếu niên dù chưa trưởng thành nhưng với thiện căn sâu dày với Phật pháp, hoàn toàn có thể tự phát nguyện quy y để trở thành Phật tử. Từ nền tảng này, nếu tiếp tục được vun bồi, đến tuổi trưởng thành niềm tin Tam bảo sẽ sâu sắc hơn.

Chúc bạn tinh tấn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Tết Trung thu có phải là một lễ lớn trong Phật giáo không?
Vấn đáp

Chúng cháu rất thích Tết Trung thu vì được chơi lồng đèn, ăn bánh và ngắm trăng nhưng không biết nhiều lắm về nguồn gốc và ý nghĩa của Tết này. Chùa mà chúng cháu thường đi lễ cũng tổ chức Trung thu cho trẻ em, vậy Trung thu có phải là một lễ lớn...

Cách nào để chuyển hóa tâm bực bội và nóng giận?
Vấn đáp

Thời gian gần đây, tôi bị bức bối nên dễ dàng giận dữ với bản thân mình và mọi người chung quanh. Tôi hay bực tức, nói năng cộc cằn vì những chuyện nhỏ nhặt. Đơn cử như một số đồng nghiệp hay hỏi tôi về chuyên môn bình thường (chỉ cần chịu khó tra...

Tại sao khi lễ Phật phải chắp tay?
Vấn đáp

Hỏi: Bạch Thầy, con có một thắc mắc nho nhỏ mong được quý Thầy giải đáp giúp con. Bản thân con cũng chưa được học Phật mà chỉ tín tâm với Phật, mùng 1 và ngày Rằm hay những dịp lễ, Tết con cũng thường lên chùa nhưng con luôn thắc mắc là tại sao...

Có cần cầu siêu và cúng cơm vào ngày giỗ?
Vấn đáp

Gia đình tôi theo đạo Phật, nay tôi muốn hỏi quý Báo những điều sau: Người thân của tôi đã mất cách đây 8 năm, nay sắp đến ngày giỗ, vậy gia đình tôi có cần lên chùa nhờ quý thầy tụng kinh cầu siêu và cúng cơm vào ngày giỗ không? Vì sao? Quan...

Có được thờ Phật và gia tiên nơi tầng trệt?
Vấn đáp

Người lớn tuổi như tôi muốn đến phòng thờ thường xuyên thì lên xuống rất khó khăn, vất vả. Bàn thờ Phật quá cao rất bất tiện cho việc thắp hương và dâng đồ thờ cúng. Xin hỏi, trước mắt có thể hạ thấp bàn thờ Phật xuống vừa tầm có được không? Có thể...

Tôn kính là gì? Những điều cần tôn kính?
Kiến thức, Vấn đáp

Trong cuộc sống hàng ngày chắc hẳn bạn sẽ không thể không có những lúc thể hiện sự tôn kính đến ai đó, đấng thần linh nào đó. Điều này rất dễ hiểu! Vậy tôn kính là gì? Trong Phật giáo có những điều nào cần tôn kính? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp...

Phát huy chánh kiến trước những luận điệu xuyên tạc đạo Phật
Điểm nhìn, Vấn đáp

HỎI: Tôi là một Phật tử trẻ, đang tìm hiểu về Phật pháp để ứng dụng trong đời sống. Hiện tôi đang phân vân về giá trị của đạo Phật bởi một số ý kiến phản biện như sau: Họ nói, đạo Phật chỉ thích hợp với người già, người lớn tuổi, người về hưu… vì những người này gần như đã buông bỏ tất cả các nhu cầu về cuộc sống, cần...

Có Nên Tin Vào Duyên Số?
Vấn đáp

HỎI: Tôi có xem sách bói toán nói về tuổi tác nam nữ khi lập gia đình, rồi nghiệm bản thân cùng bốn người bạn bị phạm vào tháng “Cô thần”, “Cô quả” hiện tại đều gặp trục trặc trong đời sống hôn nhân. Dù rằng, họ là những người có nhân cách tốt, là giảng viên giỏi, nhà quản lý tài năng và có đời sống vật chất khá đầy đủ. Vậy có...

Phật tử có được buôn bán thực phẩm “mặn” (sử dụng thịt làm thức ăn)
Vấn đáp

HỎI: Tôi được nghe, trong 5 nghề Phật cấm người Phật tử không nên làm có nghề bán thú vật và bán thịt. Vậy điều này có đúng không? Xuất xứ từ kinh sách nào? Người Phật tử kinh doanh buôn bán thực phẩm có sử dụng thịt thì có rơi vào trường hợp này không?  ĐÁP: Bạn thân mến! Kinh Tăng chi bộ, Đức Phật dạy:  “Có năm nghề buôn bán, này...

Linh hồn người chết đi về đâu?
Vấn đáp

Hỏi: Kính bạch Thầy, con nghe người ta nói, con người sau khi chết có một cái hồn tồn tại và rồi đi đầu thai, chứ không có nghiệp báo gì hết. Họ nói như thế có đúng không? Kính xin Thầy giải đáp cho chúng con được rõ. Trả lời: Vấn đề sau khi chết, linh hồn tồn tại hay không tồn tại và linh hồn người chết sẽ đi về đâu?...

Lạy Phật cách nào đúng?
Vấn đáp

HỎI: Tôi được biết lạy Phật nên theo cách “ngũ thể đầu địa”, đại thể là hai chân, hai tay và đầu đụng mặt đất, tâm thanh tịnh và trang nghiêm. Tuy nhiên thực tế tôi thấy nhiều người lạy Phật với những cách thức khác nhau: Có người ngửa hai lòng bàn tay, trán cúi đặt vào lòng bàn tay. Có người thì úp hai bàn...

Sự Linh Ứng Của Bồ-tát Có Mâu Thuẫn Với Luật Nhân Quả?
Vấn đáp

HỎI: Tôi là Phật tử, hiện đang là sinh viên. Gia đình tôi thờ Bồ-tát Quán Thế Âm. Trong quá trình tu học, tôi thường trì chú Đại bi, niệm danh hiệu Bồ-tát và nhận được nhiều sự nhiệm mầu linh ứng không thể nghĩ bàn. Tôi chỉ thắc mắc một điều là, theo luật nhân quả, những gì xảy đến với con người trong hiện tại là do nhân duyên đã gieo trồng...

Phải làm gì khi ta gây tổn thương cho người và họ trở thành kẻ thù của ta?
Đời sống, Vấn đáp

Hỏi: Ta phải làm gì khi ta gây tổn thương cho người khác và khi họ trở thành kẻ thù của ta? Người đó có thể là một người thân trong gia đình hay là một người bạn. Ta chẳng cần phải làm gì nhiều. Điều trước tiên là ta phải có thì giờ để...

Nghèo thì làm sao để bố thí và cúng dường ?
Vấn đáp

Hỏi: Mỗi khi đến chùa tôi thường nghe quý Tăng Ni và đồng đạo nhắc đến là phải nên bố thí cúng dường để được phước đức về sau. Nhưng gia cảnh tôi không mấy khá giả làm chỉ vừa đủ ăn thì làm sao mà có tiền để bố thí cúng dường? Tôi vẫn thắc mắc là chẳng lẽ những người có tiền của thường hay bố thí cúng dường lại càng được phước đức và...