Người lớn tuổi như tôi muốn đến phòng thờ thường xuyên thì lên xuống rất khó khăn, vất vả. Bàn thờ Phật quá cao rất bất tiện cho việc thắp hương và dâng đồ thờ cúng. Xin hỏi, trước mắt có thể hạ thấp bàn thờ Phật xuống vừa tầm có được không? Có thể dời bàn thờ Phật và gia tiên xuống tầng trệt không?

Ảnh minh hoạ

Gia đình tôi sau khi sửa sang nhà cửa đã quyết định dời bàn thờ Phật và gia tiên lên tầng thượng (nhà gồm tầng trệt, gác lửng, tầng hai và tầng thượng). Tôi khá lớn tuổi nên hàng ngày lên xuống phòng thờ hai lần để lo nhang đèn, lễ bái và kệ kinh cũng rất vất vả. Mặt khác, vì phòng thờ nhỏ hẹp nên gia đình tôi thờ phụng theo lối “thượng Phật, hạ linh”.

Bàn thờ Phật ở trên cao nên việc chăm sóc vệ sinh, thắp hương, dâng hoa, cúng trái cho bàn Phật cũng rất khó khăn và nguy hiểm. Thực ra, ngay từ đầu tôi đã lường trước được việc này nhưng con trai và con dâu nói rằng mọi thiết kế, đặc biệt là phòng thờ phải đúng phong tục, phép tắc và phong thủy. Tôi vì không muốn gia đình xáo trộn nên cũng thuận theo.

Nay tôi nhận thấy việc thiết kế phòng thờ theo lối này cũng có nhiều nhược điểm. Phòng thờ ở trên tầng thượng nên cả nhà không ai nhìn thấy và lui tới. Người lớn tuổi như tôi muốn đến phòng thờ thường xuyên thì lên xuống rất khó khăn, vất vả. Bàn thờ Phật quá cao rất bất tiện cho việc thắp hương và dâng đồ thờ cúng.

Xin hỏi, trước mắt có thể hạ thấp bàn thờ Phật xuống vừa tầm có được không? Có thể dời bàn thờ Phật và gia tiên xuống tầng trệt không? Người Phật tử không buôn bán thì có nên giản lược việc thờ Thần tài, Thổ địa và Ông táo? Tôi rất mong được quý Báo hướng dẫn để làm cơ sở bàn bạc với gia đình, con cái nhằm điều chỉnh việc thờ phụng để có lợi ích thiết thực.

(NGUYÊN THƯỜNG, Q3, TP.HCM)

Bạn Nguyên Thường thân mến!

Theo phong tục, những người ở nhà phố (nhà ống nhiều tầng) thì phòng thờ phải thiết kế trên tầng cao nhất nhằm thể hiện sự tôn kính. Nếu phòng thờ nhỏ hẹp thì thờ phụng theo lối “thượng Phật, hạ linh” được nhiều gia đình áp dụng. Phòng thờ và bàn thờ là không gian tâm linh nên cần trang nghiêm và thanh tịnh, tránh xa các uế tạp, ồn ào. Nên việc thiết kế phòng thờ cho nhà phố trên tầng thượng gần như phổ biến.

Tuy vậy, thiết kế phòng thờ và tôn trí bàn thờ theo cách này cũng có một số điều bất cập. Vấn đề này, thiết nghĩ tùy theo thực tiễn của mỗi gia đình mà có sự tùy chỉnh khác nhau sao cho phù hợp. Trước mắt là điều chỉnh bàn thờ. Vẫn giữ đúng nguyên tắc “thượng Phật, hạ linh” nhưng tùy chỉnh bàn thờ Phật thấp xuống, bàn thờ gia tiên có thể dịch chuyển sang một bên (thấp hơn bàn thờ Phật). Mặt khác, có thể thay đổi theo cách “tiền Phật, hậu linh”, bàn thờ Phật phía trước, bàn thờ linh phía sau và thấp hơn bàn thờ Phật.

Tiếp đến, việc chuyển bàn thờ xuống tầng trệt cũng là một ý tưởng hay, có giá trị và lợi ích thiết thực. Thường tầng trệt là nơi tiếp khách, để xe, cả nhà hàng ngày qua lại, phía trong cùng là nhà bếp. Nếu thờ phụng ở đây, mọi người trong gia đình hàng ngày đều được nhìn thấy và kính lễ Đức Phật. Khách vào nhà biết ngay gia đình theo đạo Phật. Những người lớn tuổi có nhu cầu tâm linh cao, họ dễ dàng lui tới bàn thờ để chăm sóc, hương đèn, lễ bái và tụng niệm.

Vấn đề quan trọng là thờ phụng nơi tầng trệt có ảnh hưởng đến sự tôn kính hay không? Dĩ nhiên, phía trên khu vực bàn thờ là các tầng, hẳn có người ở hoặc qua lại. Nếu tránh được nhà vệ sinh hay giường ngủ của các phòng ở tầng trên thì chấp nhận được. Các căn hộ ở chung cư hay cao ốc đều có chung tình trạng này nhưng việc thờ phụng vẫn bình thường.

Việc thờ Thần tài, Thổ địa và Ông táo là phong tục dân gian. Một số gia đình Phật tử vẫn duy trì phong tục này và cũng không phương hại gì. Tuy vậy, người Phật tử có chánh kiến thì không thờ những vị thần dân gian. Họ chỉ phụng thờ Tam bảo và tổ tiên, tin sâu nhân quả, bỏ ác làm lành để vun bồi phước đức. Phước đức che chở, nâng đỡ, hộ trì để mang đến an lành, phát triển và thành công. Phước đức nhiều hay ít mới là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến được mất, thịnh suy chứ không phải thần linh.

Chúc bạn tinh tấn!Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ ([email protected])

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Tết Trung thu có phải là một lễ lớn trong Phật giáo không?
Vấn đáp

Chúng cháu rất thích Tết Trung thu vì được chơi lồng đèn, ăn bánh và ngắm trăng nhưng không biết nhiều lắm về nguồn gốc và ý nghĩa của Tết này. Chùa mà chúng cháu thường đi lễ cũng tổ chức Trung thu cho trẻ em, vậy Trung thu có phải là một lễ lớn...

Cách nào để chuyển hóa tâm bực bội và nóng giận?
Vấn đáp

Thời gian gần đây, tôi bị bức bối nên dễ dàng giận dữ với bản thân mình và mọi người chung quanh. Tôi hay bực tức, nói năng cộc cằn vì những chuyện nhỏ nhặt. Đơn cử như một số đồng nghiệp hay hỏi tôi về chuyên môn bình thường (chỉ cần chịu khó tra...

Tại sao khi lễ Phật phải chắp tay?
Vấn đáp

Hỏi: Bạch Thầy, con có một thắc mắc nho nhỏ mong được quý Thầy giải đáp giúp con. Bản thân con cũng chưa được học Phật mà chỉ tín tâm với Phật, mùng 1 và ngày Rằm hay những dịp lễ, Tết con cũng thường lên chùa nhưng con luôn thắc mắc là tại sao...

Có cần cầu siêu và cúng cơm vào ngày giỗ?
Vấn đáp

Gia đình tôi theo đạo Phật, nay tôi muốn hỏi quý Báo những điều sau: Người thân của tôi đã mất cách đây 8 năm, nay sắp đến ngày giỗ, vậy gia đình tôi có cần lên chùa nhờ quý thầy tụng kinh cầu siêu và cúng cơm vào ngày giỗ không? Vì sao? Quan...

Tôn kính là gì? Những điều cần tôn kính?
Kiến thức, Vấn đáp

Trong cuộc sống hàng ngày chắc hẳn bạn sẽ không thể không có những lúc thể hiện sự tôn kính đến ai đó, đấng thần linh nào đó. Điều này rất dễ hiểu! Vậy tôn kính là gì? Trong Phật giáo có những điều nào cần tôn kính? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp...

Phát huy chánh kiến trước những luận điệu xuyên tạc đạo Phật
Điểm nhìn, Vấn đáp

HỎI: Tôi là một Phật tử trẻ, đang tìm hiểu về Phật pháp để ứng dụng trong đời sống. Hiện tôi đang phân vân về giá trị của đạo Phật bởi một số ý kiến phản biện như sau: Họ nói, đạo Phật chỉ thích hợp với người già, người lớn tuổi, người về hưu… vì những người này gần như đã buông bỏ tất cả các nhu cầu về cuộc sống, cần...

Có Nên Tin Vào Duyên Số?
Vấn đáp

HỎI: Tôi có xem sách bói toán nói về tuổi tác nam nữ khi lập gia đình, rồi nghiệm bản thân cùng bốn người bạn bị phạm vào tháng “Cô thần”, “Cô quả” hiện tại đều gặp trục trặc trong đời sống hôn nhân. Dù rằng, họ là những người có nhân cách tốt, là giảng viên giỏi, nhà quản lý tài năng và có đời sống vật chất khá đầy đủ. Vậy có...

Phật tử có được buôn bán thực phẩm “mặn” (sử dụng thịt làm thức ăn)
Vấn đáp

HỎI: Tôi được nghe, trong 5 nghề Phật cấm người Phật tử không nên làm có nghề bán thú vật và bán thịt. Vậy điều này có đúng không? Xuất xứ từ kinh sách nào? Người Phật tử kinh doanh buôn bán thực phẩm có sử dụng thịt thì có rơi vào trường hợp này không?  ĐÁP: Bạn thân mến! Kinh Tăng chi bộ, Đức Phật dạy:  “Có năm nghề buôn bán, này...

Linh hồn người chết đi về đâu?
Vấn đáp

Hỏi: Kính bạch Thầy, con nghe người ta nói, con người sau khi chết có một cái hồn tồn tại và rồi đi đầu thai, chứ không có nghiệp báo gì hết. Họ nói như thế có đúng không? Kính xin Thầy giải đáp cho chúng con được rõ. Trả lời: Vấn đề sau khi chết, linh hồn tồn tại hay không tồn tại và linh hồn người chết sẽ đi về đâu?...

Lạy Phật cách nào đúng?
Vấn đáp

HỎI: Tôi được biết lạy Phật nên theo cách “ngũ thể đầu địa”, đại thể là hai chân, hai tay và đầu đụng mặt đất, tâm thanh tịnh và trang nghiêm. Tuy nhiên thực tế tôi thấy nhiều người lạy Phật với những cách thức khác nhau: Có người ngửa hai lòng bàn tay, trán cúi đặt vào lòng bàn tay. Có người thì úp hai bàn...

Sự Linh Ứng Của Bồ-tát Có Mâu Thuẫn Với Luật Nhân Quả?
Vấn đáp

HỎI: Tôi là Phật tử, hiện đang là sinh viên. Gia đình tôi thờ Bồ-tát Quán Thế Âm. Trong quá trình tu học, tôi thường trì chú Đại bi, niệm danh hiệu Bồ-tát và nhận được nhiều sự nhiệm mầu linh ứng không thể nghĩ bàn. Tôi chỉ thắc mắc một điều là, theo luật nhân quả, những gì xảy đến với con người trong hiện tại là do nhân duyên đã gieo trồng...

Phải làm gì khi ta gây tổn thương cho người và họ trở thành kẻ thù của ta?
Đời sống, Vấn đáp

Hỏi: Ta phải làm gì khi ta gây tổn thương cho người khác và khi họ trở thành kẻ thù của ta? Người đó có thể là một người thân trong gia đình hay là một người bạn. Ta chẳng cần phải làm gì nhiều. Điều trước tiên là ta phải có thì giờ để...

Nghèo thì làm sao để bố thí và cúng dường ?
Vấn đáp

Hỏi: Mỗi khi đến chùa tôi thường nghe quý Tăng Ni và đồng đạo nhắc đến là phải nên bố thí cúng dường để được phước đức về sau. Nhưng gia cảnh tôi không mấy khá giả làm chỉ vừa đủ ăn thì làm sao mà có tiền để bố thí cúng dường? Tôi vẫn thắc mắc là chẳng lẽ những người có tiền của thường hay bố thí cúng dường lại càng được phước đức và...