Lễ an vị Phật tại tư gia, bàn thờ Phật phải đặt chính giữa nhà, bàn thờ linh phải đặt hai bên hoặc sau lưng Phật, nếu nhà lầu, thì Phật thờ tầng trên. Trước khi thờ Phật trong nhà phải trang hoàng sạch sẽ, trưng dụng hương hoa tinh khiết, đèn đài chuông mõ đầy đủ, Tất cả trong gia đình phải tắm gội thân tâm, trì trai giữ giới và nhất là phải thỉnh Tăng già chứng minh hành lễ cùng thiện hữu tri thức hộ niệm, cần phải đơn giản nhưng không kém phần trang nghiêm và thanh tịnh.

Phần hành lễ:

Chủ lễ niệm hương bạch Phật (chấp tay thầm niệm):

Tịnh pháp giới chân nhôn: Án lam tóa ha (3 lần)

Tịnh tam nghiệp: Án ta phạ bà phạ, thuật đà ta phạ bà phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ thuật độ hám  (3 lần)

Đảnh lễ Phật 1 lạy, tiếp quỳ gối cầm 3 cây hương đưa ngang trán thầm niệm bài:

Thử nhất biện hương, bất tùng thiên gián, phi thuộc địa sanh, lưỡng nghi vị phán chi tiên, căn nguyên sung tắc tam giới, nhất khí tài phân chi hậu, chi diệp biến mãn thập phương, siêu nhật nguyệt chi quang hoa, hàm sơn xuyên chi tú lệ, tức giới, tức định, tức huệ, phi mộc, phi hỏa, phi yên, thâu lai tại nhất vi trần, tán khứ phổ châu sa giới, ngã kim nhiệt hướng kim lô, đoan thân cúng dường thập phương thường trụ Tam Bảo, sát hải vạn linh, tất tượng chơn hương, đồng quy chơn tế.

Tư hữu đệ tử…….. đồng gia đẳng, phụng Phật, hiến cúng thỉnh Phật an vị kỳ an tập phước sự. Kim tắc cung bạch Phật tiền duy nguyện phủ thùy minh chứng.

(xá 3 xá đứng dậy, cắm hương).

Chủ lễ xướng lễ Phật:

Thế tôn sắc tướng như kim thân

Diệc như thiên nhật chiếu thế gian.

Năng bạt nhất thế chư khổ não;

Ngã kim khễ thủ đại pháp vương.

Pháp vương vô thượng tôn,

Tam giới vô luân thất.

Thiên nhân chi đạo sư,

Tứ sanh chi từ phụ.

Đệ tử chúng đẳng……từ nhất niệm quy y, năng diệt tam kỳ nghiệp, xưng dương nhược tán thán, ức kiếp mạc năng tận.

a/ Nhất tâm đảnh lễ:

Nam Mô Tận Hư Không Biến Pháp Giới, Vi Trần Sát Độ Trung, Quá Hiện Vị Lai Chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo. (1 lạy)

b/ Nhất tâm đảnh lễ:

Nam Mô Hiện Tọa Đạo Tràng, Liên Hoa Đài Thượng, Ta-Bà Giáo Chủ Trung Thiên Điều Ngự, Thiên Bách Ức Hóa Thân Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam Mô Long Hoa Giáo Chủ Đương Lai Từ Thị Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát. (1 lạy)

c/ Nhất tâm đảnh lễ:

Nam Mô Tây Phương Giáo Chủ Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật, Nam Mô Đông Phương Giáo Chủ Mãn Nguyệt Từ Dung, Tịnh Lưu Ly Thế Giới Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Biến Pháp Giới Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (1 lạy)

Bắt đầu khởi chuông mõ và tán:

Nói hoặc tán bài: Dương chi tịnh thủy, Biến sái tam thiên, tánh không bát đức lợi nhơn thiên, pháp giới quảng tăng nhiên, diệt tội tiêu khiên, hỏa diệm hóa hồng liên.

Nam mô Thanh Lương Địa Bồ Tát (3 lần)

Tiếp bài:

Hải chấn triều âm thuyết Phổ môn

Cửu liên hoa lý hiện đồng chơn

Dương chi nhất đích chơn cam lộ

Tán tác sơn hà đại địa xuân.

Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần)

Cam lồ sái tịnh

(Bây giờ Chủ lễ tay trái bưng chén nước cam lồ có cành hoa để sẵn trên chén, tay phải dùng ngón vô danh nhúng vào chén nước quyết ấn cam lỗ viết 2 chữ Án Lam vào chén nược búng 3 cái, miệng đọc bài pháp ngữ):

Phù thử thủy giả, bát công đức thủy tự thiên chơn, tiên tẩy chúng sanh nghiệp cấu trần, biến nhập tỳ lô hoa tạng giới, cá trung vô xứ bất siêu luân, thủy bất tẩy thủy, diệu cực pháp thân, trần bất nhiễm trần, phản tác tự kỷ, nguyên trừ nội ngoại, đản địch đàn tràng, sái khô mộc nhi tác dương xuân, khiết uế ban nhi thành tịnh độ, sở vị đạo, nội ngoại trung gian vô trược uế, thánh phàm u hiển tổng thanh lương.

Kế tiếp nhịp tang mõ đều đều, chủ lễ thán bài:

Bồ tát liễu đầu cam lồ thủy.

Năng linh nhất đích biến thập phương,

Tinh chuyên cấu uế tận quyên trừ.

Phổ sái pháp diên tất thanh tịnh.

(Giáo hữu Đại bi chơn ngôn cẩn đương trì tụng)

(Miệng vừa thán bài trên, tay cầm cành hoa sẵn có trong chén cam lồ, đưa lên giữa không trước Phật đài viết hai chữ Án Lam, 3 phen viết 3 phen rẩy. Khi thán hết 4 câu trên, tiếp đọc):

Giáo hữu Đại bi chơn ngôn cẩn đương trì tụng:

(Đồng thanh tụng Chú Đại Bi (1 biến) trong lúc chúng tụng chú, thì chủ lễ cầm hoa trên chén nước viết vá sái cam lồ tịnh thủy khắp 6 phương).

Nam Mô Cam Lồ Vương Bồ Tát (3 lần)

1/ Chúng hòa: Hương hoa thỉnh, hương hoa thỉnh

Chủ lễ thỉnh: Nam mô nhất tâm phụng thỉnh, thiên hoa đài thượng, bách bảo quang trung, tam thập nhị tướng chi năng nhơn, bát thập chưởng hảo chi đại giác quá hiện vị lai vô lượng Phật đà gia. Duy nguyện: thiên thùy bảo cái, địa dõng kim liên, quang gián đạo tràng chứng minh công đức.

2/ Chúng hòa: Hương hoa thỉnh, hương hoa thỉnh.

Chủ lễ thỉnh: Nam mô nhất tâm phụng thỉnh, tây thiên trúc quốc, bạch mã đà lai, tu đà la liễu nghĩa thượng thừa, thập nhị bộ chơn Kinh bí điển, quá hiện vị lai vô lượng đạt ma gia. Duy ngưyện: Tường quang vạn đạo, thoại khí thiên điều, quang gián đạo tràng chứng minh công đức.

3/Chúng hòa: Hương hoa thỉnh, hương hoa thỉnh.

Chủ lễ thỉnh: Nam mô nhất tâm phụng thỉnh, tam minh (1), bát giải (2), ngũ quả (3), lục thông (4), phân thân ư thử độ tha phương, thuyết pháp ư nhơn gian thiên thượng quá hiện vị lai vô lượng tăng già gia. Duy ngưyện: Trừng giang nguyệt ấn, không cốc truyền thanh, quang gián đạo tràng chứng minh công đức.(trên đây là thỉnh Tam Bảo, còn tùy thờ tượng Đức Phật nào mà thỉnh).

Đồng thanh: Nam Mô Đăng Bảo Tọa Bồ Tát (3 lần)

(Chủ lễ tiếp lạy tam bái và quỳ gối xướng sớ)

Tánh hải bích ba trừng trạm trạm.

Giác viên tâm ấn thể như như.

Đại thừa Bồ Tát khai phương tiện.

Nhất điểm linh quang chiếu thái hư.

Thế tôn, đức tướng nan tận tán dương, kim thời đệ tử…….chúng đẳng, thỉnh Phật an vị kỳ an tập phước sự, cụ hữu sớ chương, cung bạch Phật tiền, duy nguyện từ bi phủ thùy minh chứng. (đọc sớ)

Đồng thanh:

Thiên thượng thiên hạ vô như Phật.

Thập phương thế giới diệt vô tỷ.

Thế gian sở hữu ngã tận kiến,

Nhất thế vô hữu như Phật giả.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)

Đồng niệm Hồng danh các Đức Phật và Bồ Tát, tùy tượng thờ Phật nào mà niệm (niệm nhiều niệm ít tùy ý).

Đồng tụng: Nguyện trú cát tường dạ cát tường v.v…

Tiếp tụng bài: Đệ tử chúng đẳng…hoặc bài: Đệ tử kính lạy.v.v…

Bát nhã (1 biến). tiêu tai (3 biến).

Tán: Bồ đề diệu pháp….hay: Quan Âm linh cảm phó đạo tràng….

Tam tự quy. Nguyện tiêu. Nguyện dĩ thử công đức…

—–lễ tất—–

Chú thích:

  • Tam minh: Thiên nhãn, Túc mạng, và Lậu tận minh
  • Bát giải:

1/ Nội hữu sắc quán ngoại giải thoát

2/ Nội vô sắc quán ngoại giải thoát

3/ Tác chứng cụ túc tịnh giải thoát

4/ Không vô biên xứ giải thoát

5/ Thức vô biên xứ giải thoát

6/ Vô sở hữu xứ giải thoát

7/ Phi tưởng phi phi phi tưởng xứ giải thoát

8/ Diệt thọ tưởng định, thần tác tụ túc giải thoát

  • Ngũ Quả: tức là tứ quả Thanh Văn, cộng thêm một quả vị Bích Chi Phật thành Ngũ Quả.
  • Lục thông: thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm, thần túc, túc mạng, và lậu tận thông.

———–————

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Văn khấn mẫu gia tiên mùng Một, ngày Rằm và sự dung hòa tinh thần Phật giáo
Nghi lễ

Văn khấn gia tiên là một sự hoà hợp giữa niềm tin dân gian vào các vị thần bảo vệ, thần đất đai, và truyền thống thờ cúng tổ tiên, kết hợp với tinh thần từ bi, cứu khổ của đạo Phật… Phần I. Văn khấn gia tiên mùng Một, ngày Rằm 1. Lễ vật và...

Văn khấn rằm tháng 8 – Tết Trung thu chuẩn nhất
Nghi lễ

Trong ngày Tết Trung thu, mỗi gia đình Việt thường chuẩn bị mâm lễ cúng dâng lên ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó việc chuẩn bị văn khấn ngày rằm tháng 8 âm lịch cũng được nhiều người chú trọng. Văn khấn rằm tháng 8 chuẩn theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam –...

Nghi thức hồi hướng công đức lợi ích cho kẻ còn người mất
Nghi lễ

Hồi hướng là dùng thiện căn công đức tu tập và hành thiện của mình để hướng về mục đích hoặc tự làm lợi ích cho chính mình hoặc làm lợi ích cho chúng sinh khác. 1. Bài hồi hướng căn bản Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần) Nguyện mười phương chư Phật chư...

Văn khấn mùng 1 hàng tháng tại gia
Nghi lễ

Vào ngày mùng 1 đầu tháng, người Việt thường thắp hương cúng thổ công và gia tiên theo phong tục truyền thống. Ngoài chuẩn bị các đồ lễ cúng đầy đủ, văn khấn cúng thổ công và gia tiên mùng 1 hàng tháng theo truyền thống cũng là một trong những nghi lễ quan trọng....

Nghi thức tang lễ dành cho Phật Tử tại gia
Nghi lễ

Đám tang hay đám ma, lễ tang, tang lễ, tang ma là một trong những phong tục của Việt Nam. Bao gồm nhiều quy trình của những người đang sống thực hiện đối với người vừa chết

Bài văn khấn Thần Tài hàng ngày, mùng 1, mùng 10, ngày rằm,… chính xác và đầy đủ nhất
Nghi lễ

Cúng Thần Tài là một trong những phong tục của người dân Việt Nam vào mỗi dịp đặc biệt trong năm. Ngoài kiến thức chuẩn bị mâm cúng thì văn khấn Thần Tài cũng quan trọng không kém. Đừng bỏ qua tổng hợp bài cúng Thần Tài hàng ngày, mùng 1, ngày rằm,… trang trọng và thành kính dành...

Văn khấn khai trương cửa hàng đầy đủ nhất
Nghi lễ

4. Văn khấn, cúng lễ khai trương Nam-mô A-Di-Đà Phật! Kính lạy: quan đương niên Hành khiến Thái tuế chí đức tôn thần. Các Ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại vương Các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần định phúc Táo quân, chư vị Tôn thần. Kính lạy các thần linh cai quản khu vực này. Hôm nay là ngày ... tháng... năm... Tín chủ con là:.... Ngụ tại... Thành tâm sửa biện xôi, gà, hương, hoa, quả lễ vật cúng dâng bày ra trước án. Vì tín chủ con xây cất (hoặc thuê được) một ngôi hàng ở tại xứ này là phố... ngõ,,, đường .v..v.... (địa chỉ)... tên hiệu cửa hàng... (nếu là cơ quan, công xưởng thì khấn tín chủ con là: ... tên người phụ trách cửa hàng, Giám đốc hay Thủ trưởng cùng toàn thể công ty). Hôm nay chúng con chọn được ngày lành tháng tốt sắm sanh lễ vật cáo yết tôn thần dâng cúng Bách linh... cúi mong soi xét, ngày khai trương cửa hàng, khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh mại mãi tài vặt giúp cho sinh hoạt. Chúng con xin kính mời Quan đương niên, Quan Đương cảnh, Quan thần linh Thổ địa. Định phúc Táo quân cùng các ngài địa chúa long mạch cùng tất cả thần linh cai quản ở khu vực này. Cúi xin: thương xót tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con buôn bán hanh thông, làm ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, nhân vật bình an. Bốn mùa không hạn ách tai ương, tám tiết có điềm lành tiếp ứng, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành. Tín chủ lại mời các vị Tiến chủ, hậu chủ cùng chư Hương linh y thảo phụ mộc phảng phất ở trong khu vực này, xin hãy tới đây chiêm ngưỡng Tôn thần phụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ, vận đáo hanh xương, tài lộc như gió mây tập hội. Dãi tâm lòng thành cúi xin chứng giám. Cẩn cáo.

Lễ Cáo Đạo Lộ
Nghi lễ

Lễ cáo đạo lộ là lễ trình xin đường với thần giữ đường ngày mai đưa đám, đặt bàn có hương hoa và vật phẩm, cáo ở đường lộ gần nhà (lễ này cáo ban đêm, chủ lễ là người không bịt khăn tang) (Ghi chú: Lễ này nhờ người Hộ tang đứng cúng. Lễ...

Cúng Nhương Sao – Giải Hạn
Nghi lễ

(Ghi chú: Sớ này vừa Thiền môn, vừa nhơn gian. Vì đầu năm, tất cả các chủa địa phương đều tùy duyên để hướng dẫn cho hàng Phật từ sơ cơ, chưa hoàn toàn thấm nhuẩn giáo lý Phật đà một cách triệt để; do đó, các ngài đã tùy thuận chúng sanh mà có...

Lễ Xả Tang Chế
Nghi lễ

(Ghi chú: Đứng ngày Đại tường (tức là Hai năm) thì làm lễ Xã tang cho tất cả những người con Trai và Dâu cũng như cháu Đích tôn; còn đúng Hai năm, Ba tháng, Mười ngày thì làm lễ Xả tang cho vị Trường nam (tức con Trai Trưởng). Tuy nhiên, thông thường thì...

Lễ Vớt Vong
Nghi lễ

(Ghi chú: Cách bài trí: Sám đủ lễ như: Hoa quà, hương đèn, trà nước, Bài vị của hương linh. Gồm hai bàn: Thượng và hạ. Tiền Phật hậu linh. Khi cúng linh phải có cổ bàn. Đặt bàn thờ thuận tiện nơi rước linh). Chủ lễ xướng: Trai chủ tựu vị, Tả chức xướng:...

Lễ Triêu Điện
Nghi lễ

(Tức lễ Điện ban sáng, gần ngày đưa đám) Chủ lễ xướng: Tang quyến tựu vị, Tả chức xướng: Hiểu tang quyến tại linh tiền thành tâm dâng hương cúng dường, Hữu chức xướng: Thượng hương, Tả chức xướng: Tang quyến chi tâm Điện lễ, Đồng hoà: Nhị bái, Hữu chức xướng: Bình thân quỳ....

Lễ Sái Tịnh – Nhiễu Quan – Quy Y Linh
Nghi lễ

Chủ lễ xướng: Niệm hương bạch Phật, Chủ lễ xướng: Hiếu tang quyến tựu vị, Tả chức xướng: Tại linh tiền, hiếu táng quyến thành tâm lễ hương linh, Đồng hòa: Nhị bái, Hữu chức xướng: Bình thân quỳ. Cứ tán: Địa Tạng từ tôn khởi ai lân, Kết án tiêu danh nạp thiện duyên,...

Lễ mở cửa mả ( Lễ khai mộ môn)
Nghi lễ

(Ghi chú: Sắm hai mâm lễ vật. Một mấm đồ cứng Hương linh, một mâm để tạ Thổ thần. Bên cạnh đó, có sắm Năm ống tre. Ống đựng gạo, ống đựng muối, ống đựng đậu, ống đựng mè, ống đựng nước.  Các ống ấy đã đấy rồi thì lấy vải bọc miệng và buộc...

Lễ Tịch Điện
Nghi lễ

(Ghi chú: Lễ này được thực hiện một ngày trước khi di quan.) Chủ lễ xướng: Tang quyến tựu vị, Tả chức xướng: Hiếu tang quyến thành tâm điện lễ, Đồng hòa: Nhị bái, Hữu chức xướng: Bình thân quỳ. Cử tán: Kim nhật đạo tràng pháp diên khai hội nhiên lai, Triệu thỉnh hương...

Coi giờ liệm
Nghi lễ

Coi giờ TRÙNG TANG LIÊN TÁNG (quá xấu) *Các tuổi: Thân, Tý và Thìn, chết nhằm: Ty. (hoặc là năm, tháng, ngày hoặc giờ) là phạm Trùng tang liên táng. *Các tuổi: Dần, Ngọ và Tuất, chết nhằm: Hợi (hoặc là năm, tháng ngày hoặc giờ) là phạm Trùng tang liên táng. *Các tuổi: Hợi,...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.