Sau khi chọn ngày giờ tẩn liệm, vong gia tắm rửa xong, thay đồ mới, nhớ để cái phái quy y đã ép cháy, lên ngực và đắp mền Quang Minh lên thi hài (nếu có), sửa soạn đất cát trang bị quan tài và đồ liệm xong Chư Tăng mặc áo lễ chỉnh tề, đứng tôn nghiêm phía trên đầu quan tài, xông một lò trầm để vào quan tài, bắt đầu lễ trị quan.

TRỊ QUAN

Chủ lễ tán hay pháp ngữ bài: Dương chi tịnh thủy…

Nam mô Thanh Lương Địa Bồ Tát (3 lần)

Tụng chú: Đại bi, và Thập chú, 10 bài chú xem y trong khóa tụng sáng, sau cuối bài Bát Nhã, xong tiếp tụng:

Nguyện trú kiết tường dạ kiết tường…..

Vạn loại hữu tình đăng thập địa

Nam mô Siêu Thập Địa Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần)

Nhập liệm: bấy giờ bảo người hộ liệm võng thi hài để vào quan,  chủ lễ đứng giữa đầu quan tài, nói bài pháp ngữ.

Hữu sanh hữu tử hữu luân hồi

Vô sanh vô tử vô khứ lai

Sanh tử khứ lai đô thị mộng

Tốc phao trần thế thượng liên đài.

Ngưỡng bạch Di Đà Từ Tôn tiếp độ hương hồn….

Nam mô tiếp dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật (niệm luôn đến khi liệm gần xong, tiếp niệm):

Nam mô Quan Âm, Thế Chí, Địa Tạng, Thanh Tịnh… (mỗi vị 3 biến)

(nếu có liệm mền Quang Minh thì tụng 2 bài mật chú)

1/ Tỳ Lô Quán Đảnh chơn ngôn (21, 108 biến)

2/ Đại Bảo Quán Bát lâu cát hiện trụ bí mật đà la ni (21 biến)

Nguyện sanh Tây Phương…..

Nguyện dĩ thử công đức…

-Lễ tất-

————

Ý NGHĨA THẦN CHÚ MỀN QUANG MINH

Thần chú này Đức Phật dạy rõ trong kinh: “Bất không quyền tác Tỳ Lô Giá Na Phật đại quán đảnh quang minh chơn ngôn”. Thần chú là thuộc về mật giáo, nên Đức Phật dạy gia trì nguyện lực tụng chú nầy, có rất nhiều công năng lợi ích, để cứu bạt cho người khi lâm chung vậy. Vì rằng, tất cả chúng ta từ vô thỉ kiếp đến nay đã gây vô lượng tội lỗi nghiệp chướng, khi lâm chung nghiệp báo ấy hiển hiện như bóng theo hình, hành hạ thân xác người sắp chết và chết rồi phải đọa 3 đường ác. Trong kinh Phật dạy nên lấy chơn ngôn nầy mà gia trì vào đất hoặc cát, cho được 108 biến rổi rãi trên hài cốt của vong giả, hoặc nơi rừng chôn tử thi.

Nhờ oai lực của thần chú này và sức gia trì chú nguyện vào đất cát kia mà cảm được hào quang của chư Phật chiếu đến nơi thân vong giả, vong giả liền xả trừ được các nghiệp báo khổ não sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới.

Trong kinh nầy cũng có dạy nên lấy lụa, vải viết bài chơn ngôn này đắp lên hi hài hoặc xương cốt của vong giả, vong giả hưởng được nhiều lợi ích lìa khổ được vui.

Sau đây là 2 bài nguyên văn chữ Phạn, nay phiên ân Hán văn ra quốc văn để dễ đọc tụng.

Bài đầu nguyên văn có mấy chữ đọc là

Tỳ Lô Quán đảnh chơn ngôn: Án a mộ già vi lô tả nẵng ma hạ mẫu nại ra, ma nỉ bát nạp mạ, nhập phạ lã, bát ra mạ đá dạ hồng (108 biến)

Bài thứ 2 có nhiều chữ đọc là:

Đại bảo quản bát, lâu cát thiện chủ bí mật đà la ni:

Nẳng mồ tát phạ đát tha nghiệt đá nẩm án vỉ bổ lã, nghiệt bệ mạ nỉ, tô bát ra bệ vỉ mạ lê, bà nghiệt ra tỉ lệ, hồng hồng nhập phạ lã, nhập phạ lã, một đà vỉ lô chỉ đế, hồng hê dạ địa sắc sí, đa nghiệt bệ ta bà ha (21, 108 biến).

Hai bài thần chú này công năng xa rộng, ý nghĩa rất sâu sắc, không thể nào kể hết được. Nay đây chỉ sơ lược về phần chính yếu để phổ biến ý nghĩa và hiệu lực của nó trong khi dùng mền Quang Minh..

BÀI KỆ:

– Chơn ngôn phạm tự xúc thi cốt,

– Vong giả tức sanh tịnh độ trung

– Kiến Phật văn pháp thân thọ ký,

– Tốc chứng vô thượng đại Bồ Đề

——-——


QUAN TÂM VÀ HỖ TRỢ
Chúng tôi cung cấp mọi tư liệu về Phật giáo một cách hoàn toàn miễn phí.
Mong nhận được sự hỗ trợ và đóng góp của bạn để Website được duy trì hoạt động.

STK: 102 867 430 455
Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank)
(Nội dung: Họ tên + ho tro website)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Nghi thức hồi hướng công đức lợi ích cho kẻ còn người mất
Nghi lễ

Hồi hướng là dùng thiện căn công đức tu tập và hành thiện của mình để hướng về mục đích hoặc tự làm lợi ích cho chính mình hoặc làm lợi ích cho chúng sinh khác. 1. Bài hồi hướng căn bản Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần) Nguyện mười phương chư Phật chư...

Văn khấn mùng 1 hàng tháng tại gia
Nghi lễ

Vào ngày mùng 1 đầu tháng, người Việt thường thắp hương cúng thổ công và gia tiên theo phong tục truyền thống. Ngoài chuẩn bị các đồ lễ cúng đầy đủ, văn khấn cúng thổ công và gia tiên mùng 1 hàng tháng theo truyền thống cũng là một trong những nghi lễ quan trọng....

Nghi thức tang lễ dành cho Phật Tử tại gia
Nghi lễ

Đám tang hay đám ma, lễ tang, tang lễ, tang ma là một trong những phong tục của Việt Nam. Bao gồm nhiều quy trình của những người đang sống thực hiện đối với người vừa chết

Bài văn khấn Thần Tài hàng ngày, mùng 1, mùng 10, ngày rằm,… chính xác và đầy đủ nhất
Nghi lễ

Cúng Thần Tài là một trong những phong tục của người dân Việt Nam vào mỗi dịp đặc biệt trong năm. Ngoài kiến thức chuẩn bị mâm cúng thì văn khấn Thần Tài cũng quan trọng không kém. Đừng bỏ qua tổng hợp bài cúng Thần Tài hàng ngày, mùng 1, ngày rằm,… trang trọng và thành kính dành...

Lễ Cáo Đạo Lộ
Nghi lễ

(Ghi chú: Lễ này nhờ người Hộ tang đứng cúng. Lễ được cử hành trước một đêm hay hai đêm trước khi đưa linh cữu ra nghĩa địa. Lễ này đặt trước cửa ngõ nhà có tang chế). Chủ lễ xướng: Tựu vị, Tả chức xướng: Nghệ hương án tiền, Hữu chức xướng: Giai quỳ,...

Cúng Nhương Sao – Giải Hạn
Nghi lễ

(Ghi chú: Sớ này vừa Thiền môn, vừa nhơn gian. Vì đầu năm, tất cả các chủa địa phương đều tùy duyên để hướng dẫn cho hàng Phật từ sơ cơ, chưa hoàn toàn thấm nhuẩn giáo lý Phật đà một cách triệt để; do đó, các ngài đã tùy thuận chúng sanh mà có...

Lễ Xả Tang Chế
Nghi lễ

(Ghi chú: Đứng ngày Đại tường (tức là Hai năm) thì làm lễ Xã tang cho tất cả những người con Trai và Dâu cũng như cháu Đích tôn; còn đúng Hai năm, Ba tháng, Mười ngày thì làm lễ Xả tang cho vị Trường nam (tức con Trai Trưởng). Tuy nhiên, thông thường thì...

Lễ Vớt Vong
Nghi lễ

(Ghi chú: Cách bài trí: Sám đủ lễ như: Hoa quà, hương đèn, trà nước, Bài vị của hương linh. Gồm hai bàn: Thượng và hạ. Tiền Phật hậu linh. Khi cúng linh phải có cổ bàn. Đặt bàn thờ thuận tiện nơi rước linh). Chủ lễ xướng: Trai chủ tựu vị, Tả chức xướng:...

Lễ Triêu Điện
Nghi lễ

(Tức lễ Điện ban sáng, gần ngày đưa đám) Chủ lễ xướng: Tang quyến tựu vị, Tả chức xướng: Hiểu tang quyến tại linh tiền thành tâm dâng hương cúng dường, Hữu chức xướng: Thượng hương, Tả chức xướng: Tang quyến chi tâm Điện lễ, Đồng hoà: Nhị bái, Hữu chức xướng: Bình thân quỳ....

Lễ Sái Tịnh – Nhiễu Quan – Quy Y Linh
Nghi lễ

Chủ lễ xướng: Niệm hương bạch Phật, Chủ lễ xướng: Hiếu tang quyến tựu vị, Tả chức xướng: Tại linh tiền, hiếu táng quyến thành tâm lễ hương linh, Đồng hòa: Nhị bái, Hữu chức xướng: Bình thân quỳ. Cứ tán: Địa Tạng từ tôn khởi ai lân, Kết án tiêu danh nạp thiện duyên,...

Lễ mở cửa mả ( Lễ khai mộ môn)
Nghi lễ

(Ghi chú: Sắm hai mâm lễ vật. Một mấm đồ cứng Hương linh, một mâm để tạ Thổ thần. Bên cạnh đó, có sắm Năm ống tre. Ống đựng gạo, ống đựng muối, ống đựng đậu, ống đựng mè, ống đựng nước.  Các ống ấy đã đấy rồi thì lấy vải bọc miệng và buộc...

Lễ Tịch Điện
Nghi lễ

(Ghi chú: Lễ này được thực hiện một ngày trước khi di quan.) Chủ lễ xướng: Tang quyến tựu vị, Tả chức xướng: Hiếu tang quyến thành tâm điện lễ, Đồng hòa: Nhị bái, Hữu chức xướng: Bình thân quỳ. Cử tán: Kim nhật đạo tràng pháp diên khai hội nhiên lai, Triệu thỉnh hương...

Coi giờ liệm
Nghi lễ

Coi giờ TRÙNG TANG LIÊN TÁNG (quá xấu) *Các tuổi: Thân, Tý và Thìn, chết nhằm: Ty. (hoặc là năm, tháng, ngày hoặc giờ) là phạm Trùng tang liên táng. *Các tuổi: Dần, Ngọ và Tuất, chết nhằm: Hợi (hoặc là năm, tháng ngày hoặc giờ) là phạm Trùng tang liên táng. *Các tuổi: Hợi,...

Sớ Cầu An (Thoại Nhiễu Liên Đài)
Nghi lễ, Sớ điệp

1. Nguyên văn 伏以 瑞逸蓮臺、仰眞如之慧鑒、香浮寶篆、憑相佑之慧 光、一念至誠、十方感格。拜疏為越南國…省…縣 (郡)…社…村、家居奉 佛修香諷經…事。今弟子…等、惟日仰干 金相光中、俯垂照鑒。竊念、弟子等叨生下品、幸遇 勝緣、荷二儀覆載之恩、感 三寶護持之德、思無片善、慮有餘愆。茲者肅陳素 悃、披瀝丹心、稽首投誠、翹勤懺悔、諷誦…加持… 諸品神呪。頂禮 三身寶相、萬德金容、集此善因祈增福壽。今則謹具 疏文、和南拜白。 南無十方常住三寶作大證明。 南無道場教主本師釋迦牟尼佛作大證明。 南無消災增延壽藥師琉璃光王佛作大證明。 南無大慈悲救苦難靈感觀世音菩薩。恭奉、遍法 界諸尊菩薩摩訶薩、道場會上無量聖賢、共降威光、 同垂加護。伏願、十方鑒格、 三寶證明。俾弟子等、多生業障以冰消、一切善根而 成就。念念菩提果結、生生般若花開、常居四序之中、必獲萬全之福。仰賴 佛慈加護之不可思議也。謹疏。 佛曆…歲次…年… 月…日時、弟子眾等和南上疏 (疏)奉白佛金章弟子眾等和南上疏 2. Phiên âm Phục dĩ Thoại nhiễu liên đài, ngưỡng Chơn Như1 chỉ huệ giám; hương phù bảo triện, bằng tướng hựu chi tuệ quang; nhất niệm chí...

Font Điền Thể – Font Triện – Thiết kế ấn triện
Nghi lễ

Font chữ Điền thể là lối chữ mô phỏng theo chữ viết viết Trung Hoa các chữ cái nằm trong một ô vuông hoặc chữ nhật, có cách sắp xếp từ trái qua phải, trên xuống dưới. Chữ Điền thể tiếng Việt được sắp xếp logic, hợp lý giúp dễ đọc, dễ nhận dạng. Nhận thiết kế ấn triện theo...

Tải và cài đặt bộ gõ Hán Nôm mới nhất
Nghi lễ

Bộ gõ Hán nôm giúp cải thiện tốc độ gõ chữ Hán – Nôm dành cho quý thầy dành cho việc soạn sớ cũng như trong việc nghiên cứu dịch thuật tài liệu hán cổ. Xin quý thầy liên hệ zalo bên dưới để được cài đặt cho cả hai hệ điều hành Windows và...