Chùa Thái Lạc được xây dựng tại thôn Quang Trung, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Ngôi chùa hiện lưu trữ nhiều bức chạm gỗ cổ mà các nhà nghiên cứu cho rằng, có niên đại từ thời Trần (1225 – 1400).

Mảng chạm tinh xảo thời Trần chùa Thái Lạc. Ảnh: Bé Văn Điển

Mảng chạm tinh xảo thời Trần chùa Thái Lạc. Ảnh: Bé Văn Điển

Kiến trúc cổ xưa

Ngoài thờ Phật, chùa còn là nơi thờ bà Pháp Vân, một trong tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện), vì thế chùa còn có tên chữ là Pháp Vân Tự. Trong tín ngưỡng thờ tứ pháp, bà Pháp Vân được gọi là chị cả, do vậy dân gian thường gọi đây là chùa bà Cả. Chùa Thái Lạc được xây dựng từ khá sớm, trải qua những thăng trầm của lịch sử ngôi chùa đã được trùng tu lại nhiều lần. Qua các bia ký và thư tịch cổ có ghi nhận việc trùng tu chùa vào các năm 1630, 1636, 1690, 1691 và năm 1703.

Toàn bộ kiến trúc chùa Thái Lạc được bố trí kiểu “Nội Công ngoại quốc”. Toà tiền đường gồm 7 gian được làm lại theo phong cách kiến trúc thời Nguyễn. Các bộ vì được kết cấu kiểu chồng rường giá chiêng. Tại gian bên trái tiền đường treo quả chuông có niên đại Minh Mệnh vạn vạn niên (1820). Gian trung tâm toà tiền đường treo bức đại tự “Từ phong viễn bá” (sự uy nghi của ngôi chùa như luồng gió lành bao trùm cả một vùng rộng lớn). Đại tự có niên đại Khải Định Kỷ Mùi niên (1919).

Toà thượng điện được xây dựng gồm 3 gian, là công trình bảo lưu được các giá trị kiến trúc nghệ thuật thời Trần. Theo các nhà nghiên cứu thì đây chính là kiến trúc của ngôi chùa thuở sơ khai. Trên các cốn, đố của các vì kèo và trên các cột đấu tòa thượng điện có mảng chạm khắc gỗ lớn. Đề tài chủ yếu là cảnh đàn hát, các tiên nữ dâng hoa, các hình rồng uốn lượn chầu ngọc, vườn hoa và các hình phỗng đang uốn mình đội bệ sen đều mang phong cách nghệ thuật thời Trần, rất độc đáo.

Truyền thuyết về Bà Pháp Vân

Về sự tích Tứ pháp đã được ghi chép trong rất nhiều sách: Chính sử, dã sử và các truyền thuyết dân gian. Những sách như: Lĩnh nam trích quái, Cổ Châu phật bản hạnh, Pháp Vân thánh liệt… đều cho rằng: Vào đầu công nguyên, các tăng sĩ Ấn Độ là người đầu tiên truyền đạo Phật vào vùng Dâu, mà người có công đầu là Khâu Đà La. Lúc đó ở làng Mãn Xá (phía Tây Nam làng Dâu) ông bà Tu Định có người con gái là Man Nương. Do rất phục phép màu của sư Khâu Đà La nên ông bà Tu Định cho con gái theo thầy học đạo. Đến năm 12 tuổi, Man Nương đã được thầy truyền cho nhiều Phật Pháp. Một đêm, khi Khâu Đà La đi vắng, Man Nương ở nhà nằm giữa khuê phòng, ngủ thiếp đi. Nhà sư Khâu Đà La lúc trở về chùa, vì thấy Man Nương đang nằm chắn lối đành phải bước qua, từ đó Man Nương có thai.

Qua 14 tháng mang thai, đêm ngày 8 tháng 4, Man Nương sinh hạ một người con gái. Nàng liền đem đứa bé trao cho Khâu Đà La. Khâu Đà La bèn mang đứa bé ấy đến bên gốc cây Dung Thụ rồi đọc kệ, cây bỗng mở rộng thân mình, ôm đứa bé vào lòng. Sau đấy Khâu Đà La trao cho Man Nương cây tích trượng và dặn cách cắm cây tích trượng ấy xuống đất để lấy nước chống hạn.

Tượng Pháp Vân chùa Thái Lạc. Ảnh: Nguyễn Hữu Mạnh

Tượng Pháp Vân chùa Thái Lạc. Ảnh: Nguyễn Hữu Mạnh

Man Nương trở về quê, nàng giúp dân chống hạn rất ứng nghiệm. Đến năm Giáp Tý, trong một đêm mưa bão, cây Dung Thụ kia bị đổ, rồi theo sông Dâu trôi đến trước cửa thành Luy Lâu thì dừng lại. Khi ấy, Thái thú Sỹ Nhiếp đang đến trong thành, đã cho quân lính ra kéo cây vào, nhưng không được, đến khi Man Nương tung dải yếm ra, thì cây trôi theo vào ngay, như câu ca dao vẫn lưu truyền:

“Man Nương khấn nguyện một lời

Dải yếm buộc lấy động dời cây cao”

Sỹ Nhiếp liền sai người cắt cây Dung Thụ tạc thành các tượng Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện. Đến khi làm lễ rước các Phật lên tòa thì chỉ rước được ba tượng Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, còn tượng Pháp Vân thì bao người khiêng vẫn chẳng chuyển dời, hỏi ra mới biết, khi thợ mộc cắt khúc cây để tạc tượng này có gặp phải viên đá, họ bèn vứt xuống sông Dâu. Mà rất kỳ lạ, khi viên đá bị ném xuống sông, thì thấy “Hào quang sáng khắp giữa dòng ghê thay”. Sỹ Nhiếp liền sai người quen nghề chài lưới mò tìm viên đá, nhưng không thấy. Phải đến khi Man Nương tới, thì viên đá mới “nhảy lên” lòng nàng. Sĩ Nhiếp liền “phong” viên đá thiêng này là “Thạch phật bụt quan” (dân gian thì gọi là Phật Thạch quang) và cho rước vào chùa Dâu, đặt thờ ngày rước phật Pháp Vân.

Sự tích Tứ pháp tổng Thái Lạc còn được kể rằng: Cành Lớn cây Dung Thụ cũng được chia làm 4 đoạn. Một buổi sáng, người tổng Thái Lạc (nay là Lạc Hồng) mua được 3 đoạn khiêng về, chờ buổi chiều mua đoạn còn lại, buổi trưa mọi người thử đòn, nào ngờ cả đòn khiêng và khúc gỗ vụt bay theo đoàn người đi trước. Thấy vậy, người dân Luy Lâu đuổi theo đòi lại. Nhưng đoàn người đuổi đến đâu thì trời sầm sập mưa đến đấy. Vì vậy, sau này trong lễ hội rước kiệu bà Pháp Lôi luôn phải chạy.

Dân Thái Lạc đã thuê ông Đào Khảm và Đào Lượng tạc bốn đoạn cành dâu thành bốn pho tượng mẫu Tứ Pháp nhỏ. Ban ngày hai ông tạc tượng ở chùa Thái Lạc, còn ban đêm về ngủ tại chùa Ôn Xá thuộc xã Đình Dù. Vì vậy sau này khi có lễ hội, sau khi rước bốn bà công đồng, bao giờ 3 bà chị cũng về ngự tại chùa Ôn Xá hai đêm một ngày.

Đến thời Mạc, dựa vào bốn pho tượng mẫu, dân làng mới dùng gỗ mít tạc thành bốn pho tượng Tứ Pháp như ngày nay. Tượng Pháp Vân được tạc theo nguyên tắc tạo tác của tượng phật. Khuôn mặt tượng vừa đề cao trí tuệ, vừa biểu hiện tính từ bi, ý thức muốn cứu độ chúng sinh của nhà Phật. Tượng có màu mận chín, là màu chứa đựng nguồn nước no đủ, vừa chứa sức sống hội tụ thành sức mạnh thần linh. Thân hình tượng bộc lộ những phần ngực, bụng và lưng như sự bộc lộ hồn nhiên của bầu trời và vũ trụ.

Hiện nay, trong di tích còn bảo lưu được nhiều hiện vật quý và lễ hội dân gian truyền thống gắn với việc cầu mưa. Lễ hội cầu mưa gắn liền với ước vọng của cư dân nông nghiệp cầu mong cho sự phồn thực no đủ, cho xã hội thịnh vượng phồn vinh, cho sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.

Chùa Thái Lạc là di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của Hưng Yên. Ngày 24.12.2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1820/QĐ-TTg xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2018 cho chùa Thái Lạc.

Nguyễn Hữu Mạnh
Nguồn: Báo Lao Động

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Khám phá kiến trúc độc đáo của chùa Tà Ngáo ở vùng biên An Giang
Chùa Việt

Chùa Tà Ngáo theo hệ phái Phật giáo Nam Tông, tọa lạc tại sóc Tà Ngáo, phường An Phú, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Đây là ngôi chùa có kiến trúc nghệ thuật độc đáo, tiêu biểu, đặc trưng cho lối kiến trúc chùa tháp của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer...

Chùa Trầm, chùa Trăm Gian, nơi lưu giữ giá trị kiến trúc dân gian độc đáo
Chùa Việt

Cụm di tích chùa Trầm, chùa Trăm Gian thuộc huyện Chương Mỹ, nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km. Đây đều là những di tích có lịch sử xây dựng từ khá sớm và còn giữ được nhiều di vật có giá trị từ thời Trần, Lê, Nguyễn… Trải qua hàng trăm năm tồn...

Chùa Thiên Hưng – “Phượng Hoàng Cổ Trấn” thu nhỏ giữa lòng Bình Định
Chùa Việt

Nếu như Phượng Hoàng Cổ Trấn ở Hồ Nam (Trung Quốc) là một điểm đến nổi tiếng với vẻ đẹp cổ kính và quyến rũ, thì tại Việt Nam, chùa Thiên Hưng được ví như một phiên bản thu nhỏ của “Phượng Hoàng Cổ Trấn” nằm giữa đất võ Bình Định. Chùa Thiên Hưng tọa...

Khám phá Chùa Láng, di tích lịch sử văn hoá gần 900 năm tuổi
Chùa Việt

Chùa Láng (Chiêu Thiền tự) thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa là di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia năm 1962. Chùa được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông (1138-1175), đến nay đã gần 900 năm tuổi. Tương truyền, Chùa được vua Lý Anh Tông cho xây dựng để thờ...

Ngắm ngôi chùa trong top “đẹp nhất thế giới” ở TP.HCM từ trên cao
Chùa Việt

Thiền viện Tổ đình Bửu Long, hay còn gọi là chùa Bửu Long, tọa lạc tại đường Nguyễn Xiển, thành phố Thủ Đức, cách trung tâm TPHCM khoảng 20km. Công trình này từng được tạp chí National Geographic xếp vào top 10 ngôi chùa có kiến trúc đặc sắc nhất thế giới.   Đăng Huy

Ngôi chùa cổ có quả chuông nặng 9 tấn nằm giữa hồ nước ở Nam Định
Chùa Việt

Tọa lạc tại thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, chùa Cổ Lễ có kiến trúc độc đáo, được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật từ năm 1988. Đặc biệt, chùa sở hữu quả chuông nặng đến 9 tấn, nằm giữa hồ nước, thu hút nhiều du khách đến...

Chùa 400 tuổi bên sông Đồng Nai
Chùa Việt

Chùa Châu Thới 400 năm tuổi nằm trên ngọn núi cao nhất khu đô thị Dĩ An, hướng ra sông Đồng Nai, được nhiều du khách tìm đến tham quan, vãng cảnh. Theo VnExpress

Chùa Phật Sơn (Ninh Bình), ngôi cổ tự mang vẻ đẹp thanh tịnh và huyền bí
Chùa Việt

Được toạ lạc trên ngọn đồi của 2 tỉnh Ninh Bình và Hoà Bình chùa Phật Sơn mang vẻ đẹp thanh tịnh, huyền bí có thể nói là tiên cảnh trấn giữ long mạch giữa núi đồi Ninh – Hoà. Chùa Phật Sơn nằm giữa thôn Vệ Chùa – Thạch Bình – Nho Quan Ninh...

Chùa Phật Quang Hà Nam, điểm đến hành hương mang không gian an tĩnh
Chùa Việt

Chùa Phật Quang Hà Nam là một địa điểm tâm linh nổi tiếng được nhiều tín đồ Phật giáo ghé thăm. Ngôi chùa gần trăm tuổi này có diện tích khá lớn và đã trải qua nhiều lần trùng tu.  Hà Nam là vùng đất thanh bình với khí hậu ôn hòa, nhẹ nhàng. Nơi...

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự bình yên mang đậm chất thiền tại Hà Nam
Chùa Việt

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự sở hữu phong cảnh hữu tình với địa thế tựa núi tuyệt đẹp, mang đến cảm giác như đang lạc vào chốn bồng lai cho du khách ghé đến tham quan, vãng cảnh. 1. Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự nằm bình yên giữa mảnh đất Hà Nam Địa...

Kiến trúc độc đáo của ngôi chùa Khmer 137 năm tuổi ở Bạc Liêu
Chùa Việt

Chùa Xiêm Cán được xây dựng vào năm 1887 với hơn 100 pho tượng cùng phong cách kiến trúc nổi bật, đặc trưng của đền tháp Angkor. Đây là điểm đến du lịch nổi bật của tỉnh Bạc Liêu. Chùa Xiêm Cán nằm ở vùng ven biển xã Vĩnh Trạch Đông, cách cánh đồng điện...

Khám phá nét độc đáo của Chùa Ốc tại Cam Ranh
Chùa Việt

Chùa Từ Vân, còn gọi là Chùa Ốc hay Chùa San Hô, được xây dựng từ năm 1968 với kiến trúc vô cùng độc đáo. Đó là hàng triệu vỏ ốc và san hô được chính các nhà sư của chùa sử dụng để xây dựng nên ngồi chùa. Nằm cách thành phố biển Nha...

Về chốn thanh bình nơi chùa Đùng, ngôi cổ tự ngàn năm ở Hà Nam
Chùa Việt

Tọa lạc tại thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, Địa Tạng Phi Lai tự (tên cổ là chùa Đùng), thu hút nhiều du khách đến chiêm bái, vãn cảnh bởi khung cảnh thanh tịnh, yên bình. Nguyễn Hồng Sơn – Đăng Huy

Thăm chùa Đậu, ngôi cổ tự có lịch sử hơn 1.800 năm ở Hà Nội
Chùa Việt

Chùa Đậu tọa lạc tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, có lịch sử hơn 1.800 năm. Ngôi chùa sở hữu hai kỷ lục quốc gia, là nơi có tượng nhục thân đầu tiên ở Việt Nam và cuốn sách ghi lịch sử chùa bằng đồng có nhiều trang và cổ xưa nhất Việt...

Mùa Vu lan, thăm ngôi cổ tự biểu tượng cho lòng hiếu thảo ở Huế
Chùa Việt

Tọa lạc tại thành phố Huế, chùa Từ Hiếu từ lâu đã là biểu tượng của lòng hiếu thảo, gắn liền với câu chuyện cảm động về tình mẫu tử. Theo Trang thông tin Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, năm 1843, Hòa thượng Nhất Định đã từ bỏ chức vụ trong Hoàng cung, lui về...

Ngôi cổ tự mang danh “vắng như chùa Bà Đanh” ở Hà Nam
Chùa Việt

Chùa Bà Đanh là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng ở Hà Nam. Với lịch sử hàng trăm năm, nơi này gắn liền với câu nói dân gian “vắng như chùa Bà Đanh”. Chùa Bà Đanh nổi tiếng không phải vì nơi này có đông người tìm về hành hương, mà được biết...