Trên thế giới về cách tán, tụng có ba trường phái :

Bắc tông, hay Đại thừa gồm có Ấn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Kinh văn bằng tiếng Phạn (Sanskrit) để nguyên tiếng Phạn, phiên âm ra bằng tiếng Trung Quốc, đọc theo cách phát âm của người Trung Quốc, thì gần giống âm tiếng Phạn, nhưng khi đọc chữ phiên âm theo cách đọc của mỗi nước Triều Tiên, Nhật Bản hay Việt Nam thì rất xa âm tiếng Phạn, như bài chú Vãng sanh (Nam mô A di đà bà dạ v.v….) Có khi tiếng Phạn dịch ra tiếng Trung Quốc viết lại bằng chữ Hán như A Di Đà kinh, Tâm kinh Bát Nhã v.v…

Nam tông hay Tiểu thừa gồm các nước Sri Lanka (Tích Lan), Thái Lan, Cao Miên (Campuchia), Lào. Kinh chép bằng chữ Pàli đọc theo âm Pàli, không dịch ra tiếng bổn xứ.

Mật tông (Tây Tạng, Mông Cổ) kinh gồm những mật ngôn đọc theo một giọng thật trầm.

Sau khi nghe qua ba cách tụng kinh, chúng ta thấy rằng cách tán, tụng trong truyền thống Việt Nam đứng trong truyền thống Bắc tông.

(Phần minh hoạ bằng các đoạn trích các phong cách tụng của các nước Trung Quốc (danh hiệu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni), Nhật Bản (kinh A Di Đà), Campuchia, Tây Tạng và miền Nam Việt Nam – NBT).

Sau khi nghe qua cách niệm “Nam mô A Di Đà Phật” trong các nước Đông Á, nghe qua vài bài tụng như chú Lăng Nghiêm, kệ Khai kinh v.v… chúng tôi có những nhận xét sơ bộ sau đây :

  1. Không có một thể nhạc Phật giáo chung cho các nước Đông Á, như cách hát “chant grégorien” chung cho các nước Tây Âu, Pháp, Ý, Tây Ban Nha v.v…. Lời kinh giống nhau nhưng nét nhạc của các tụng, tán tùy mỗi nước, mỗi vùng mà thay đổi.
  2. Mặc dù đạo Phật thành lập từ Ấn Độ, mặc dù một số kinh chuyển từ Trung Quốc sang các nước Đông Á, nét nhạc trong các bài tụng, bài tán trong truyền thống Việt Nam không chịu ảnh hưởng của Ấn Độ hay Trung Quốc.
  3. Trong nước Việt Nam, nét nhạc của các bài tụng, tán thay đổi tùy theo miền, theo vùng. Mà thang âm, điệu thức dùng trong những bài tán, tụng rất gần thang âm điệu thức của tiếng hát ru, những điệu dân ca đặc biệt của mỗi vùng.
  4. Có hai điệu thức chính được dùng : điệu Thiền (như hơi nhạc, hơi hạ trong nhạc tài tử miền Nam) và điệu Ai. Điệu thay đổi tùy theo nội dung của bài tán.

Như bài tán “Dương chi tịnh thủy” ca ngợi Đức Quan Âm không có chi buồn.

Dương chi tịnh thủy 
Biến sái tam thiên 
Tánh không bát đức lợi nhân thiên 
Diệt tội tiêu khiên 
Hỏa diệm hóa hồng liên

Khi nước cam lộ được nhành dương liễu (từ Bồ tát) rải xuống trần, một giọt biến thành ba ngàn giọt rửa sạch tội lỗi oan khiên. Núi lửa hóa thành bông sen hồng. Bài tán đó được tán theo điệu Thiền.

Nhưng khi tán bài tán “Nhất điện” có những câu :

“Thân hình bào ảnh tợ ngân sương. Mạng tợ ngân sương…”

Thân hình chúng ta như hạt sương trắng buổi sáng. Mạng chúng ta cũng mong manh như hạt sương buổi sáng. Nhớ tới cái mong manh của cuộc đời nên bài tán được tán theo điệu Ai.

Điệu thức cũng tùy theo hoàn cảnh mà thay đổi.

Như kệ Khai kinh hay tụng kinh A Di Đà, trong chùa tụng khác, mà trong một đám tang tụng khác.

Từ thực tế trên, có thể kết luận : Cách tán, tụng trong truyền thống Phật giáo Việt Nam rất gần với cách tán, tụng các nước trong phái Bắc tông.

Nhạc Phật giáo Việt Nam bắt nguồn từ nhạc dân tộc Việt Nam, mang hơi điệu nhạc dân gian, nhạc thính phòng, nhạc dân khấu và nhạc lễ trong cung đình Việt Nam.

VÀI ĐẶC TÍNH CỦA ÂM NHẠC PHẬT GIÁO VIỆT NAM

1. Âm nhạc Phật giáo Việt Nam là một loại lễ nhạc

Nhạc đi đôi với lễ, chỉ được tấu trong khi hành lễ, chớ không phải chỉ để nghe cho vui tai. Mỗi nét nhạc, mỗi bản nhạc đều có liên quan đến một bài kinh, hay một buổi lễ, mục đích để tạo một bầu không khí trang nghiêm, dẫn con người đi sâu vào cuộc sống tâm linh, để hiểu thấu nghĩa sâu xa của những câu kinh và thấm nhuần giáo lý.

Trong đời sống thường nhật tại các chùa, mỗi ngày thường có ba thời kinh : sáng từ 4 giờ đến 5 giờ, trưa cúng ngọ 12 giờ, và tối 6,7 giờ.

Mỗi lần đều có chuông báo chúng gọi Tăng Ni.

Mỗi thời đều có những bài tụng hay tán riêng.

Như trong thời sáng thì có kệ dâng hương, chú Lăng Nghiêm, Thập chú, Bát Nhã Tâm kinh, niệm danh hiệu Phật Thích Ca 108 lần, rồi phát nguyện, hồi hướng.

Trong thời tối, thiên về Tịnh độ, nên sau khi dâng hương, tụng chú Vãng sinh, kinh Hồng danh sám hối, kinh A Di Đà, chú Biến thực biến thủy, Phát nguyện, Tam tự quy v.v…

Trong thời cúng Khai kinh, có bài tán Dương chi tịnh thủy, tán Khể thủ, tụng bài tựa Lăng Nghiêm, trì chú Phổ Am, chú Đại Bi.

Ngoài các thời cúng trong chùa, còn có những lễ khác như Phật Đản (ngày sanh của Đức Phật), Thành đạo (ngày Đức Phật tìm được chân lý dưới gốc cây bồ đề), Vu Lan (muà báo hiếu), chẩn tế cô hồn v.v….

Trong dân gian còn có những lễ táng, thỉnh linh, tiến linh, đề phan, đề vị.

2. Nhạc Phật giáo là một loại thanh nhạc. Khí nhạc chỉ để phụ họa cho lời tán, tụng

Người Nhật có danh từ Shômyo, người Trung Quốc đọc ra Sheng minh, người Việt Nam đọc “Thanh minh”. Thanh là tiếng, minh là sáng, sự trong sáng của tiếng nói. Tiếng Phạn là Saddhavidya.

Trong các nước Đông Á đều có tụng và tán. Người Việt ngoài hai lối tụng, tán cơ bản, còn có niệm, đọc, hô, bạch, tụng, xướng, thỉnh, tán, niệm Phật, niệm hương, đọc sớ, hô kệ, tụng kinh, xướng danh hiệu Phật, thỉnh linh, tán những bài ca ngợi công đức của chư Phật, Bồ tát…

Trong những lễ lớn, khi nhạc mới được dùng đến.

Mở đầu bằng chuông trống Bát nhã. Thường thường, người dự lễ tưởng rằng chuông trống đánh từng hồi. Chính chuông trống đánh theo số chữ trong bài kệ.

Bát nhã hội (3 lần, 3 tiếng trống, 1 tiếng chuông)

Thỉnh Phật thượng đường (4 tiếng trống, 1 tiếng chuông).

Đại chúng đồng văn (4 tiếng trống, 1 tiếng chuông)

Bát nhã âm (3 tiếng trống, 1 tiếng chuông).

Phổ nguyện pháp giới (4 tiếng trống, 1 tiếng chuông).

Đẳng hữu tình (3 tiếng trống, 1 tiếng chuông)

Nhập Bát Nhã (3 tiếng trống, 1 tiếng chuông)

Ba la mật môn (4 tiếng trống, 1 tiếng chuông)

Hồi chuông và trống luôn đến dứt.

Sau trống chuông Bát nhã, dàn đaị nhạc tấu bài Đăng đàn.

Tiểu nhạc tấu bài Long ngâm, hoặc Ngũ đối thượng.

Chuông gia trì, mõ gia trì và tang mở đầu cho bài tán Dương chi tịnh thủy (trong lễ Khai kinh).

Trong lúc tán, nét nhạc theo câu kinh, nhạc công phải thuộc bài tán. Có khi nhạc tấu bài Lưu thủy thầy, tức là bản Lưu thuỷ đờn theo phong cách nhạc lễ.

NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA HAI CÁCH TỤNG, TÁN TRONG TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

  1. “Tụng” là đọc lớn, lớn hơn “đọc” và “niệm”. “Tán” là ca ngợi, khen tặng. Tiếng “tán” có thể to hơn tiếng “tụng”.
  2. Thanh giọng được hệ thống hóa trong khuôn khổ của một quãng tám, trong bài “tụng” cũng như bài “tán”.
  3. Thang âm của bài tụng, có thể 3,4 hoặc 5 (tam, tứ hoặc ngũ cung). Thang âm trong các bài tán đều là ngũ cung.
  4. Điệu thức Thiền và Ai đều được dùng trong tụng hoặc tán và tùy nội dung bài kinh, theo địa phương, theo bối cảnh.
  5. Nét nhạc trong các bài “tụng” tùy theo thanh giọng của những chữ trong câu kinh và cũng tùy theo người tụng. Nét nhạc trong bài tán thường cố định theo từng bài. Người tán không thể thay đổi nét nhạc.
  6. Mỗi chữ trong câu kinh chỉ được thể hiện theo một âm trong bài tụng (Style syllabique). Trong bài tán, một chữ có thể tán với nhiều âm (Style mélismatique).
  7. Âm vực thâu hẹp trong bài tụng, và mở rộng trong bài tán.
  8. Trong bài tụng nhịp đều trường canh, mỗi chữ trùng với một tiếng mõ…

Trong bài tán, nhịp phức tạp hơn. Chữ quan trọng trong câu kinh, kệ thường được xướng theo nhịp ngoại. Tang, mõ đánh theo chu kỳ (rythme cyclique). Trống đánh theo đối điểm (contrepoint).

Có ba loại : tán rơi, tán xắp, tán trạo. Nhịp theo chu kỳ khác nhau.

Ngoài ra những cách “luyến láy” được qui định rất cẩn thận.

Vì thời gian có hạn, nên chưa đề cập vấn đề nhạc cụ dùng trong các lễ. Bài bản của các dàn nhạc phụ họa cũng chưa kể hết.

KẾT LUẬN

Âm nhạc Phật giáo Việt Nam là một phần của âm nhạc truyền thống Việt Nam, mang tính chất đặc thù của âm nhạc dân gian, âm nhạc thính phòng và âm nhạc lễ Việt Nam.

Nét nhạc, điệu thức, tiết tấu trong âm nhạc Phật giáo Việt Nam rất phong phú và tế nhị.

Nhạc mang tính chất thanh thản, nghiêm trang, đôi khi buồn man mác, mà không bi lụy.

Nhạc gợi một bầu không khí trang nghiêm trầm lặng, giúp cho người tụng kinh và người nghe kinh có thể tập trung tư tưởng vào nghĩa của lời kinh.

Cách tụng, tán trong Phật giáo Việt Nam, ngày nay có xu hướng đi đến chỗ giản dị hóa. Trong khi tại các nước Đông Á khác, như ở Nhật Bản, Triều Tiên, nhạc Phật giáo được truyền tụng trong các chùa, nghiên cứu để viết thành sách đã được trình bày rành mạch trong các cuộc hội thảo khoa học, trong nước Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu rành mạch về nhạc Phật giáo. Tôi rất mong sẽ có những nhà nhạc học để tâm đến nhạc Phật giáo Việt Nam để cho những cách tán, tụng rất độc đáo của Việt Nam được truyền lại cho thế hệ mai sau, mà không bị lớp bụi thời gian che lấp và chôn vùi.

Giáo Sư Trần Văn Khê 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Nhìn lại nguyên nhân suy tàn của Phật giáo tại Ấn Độ
Lịch sử, Nghiên cứu

Phật giáo trải qua trên một ngàn năm ở Ấn Độ, tuy nhiên vẫn còn chưa biết đến điều gì đưa đến sự biến mất của Phật giáo khỏi vùng đất đã khai sinh ra đạo Phật. Nhiều học giả đã nỗ lực nghiên cứu bí ẩn này. Tuy nhiên, vì không đủ chứng cứ...

Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của Phật giáo
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Dẫn nhập: Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng của Người là kho tàng tri thức vô giá, có ý nghĩa sâu sắc về lý luận và thực tiễn trên nhiều lĩnh vực, trong đó có tôn giáo. Hồ Chí Minh đã dành nhiều sự quan...

Đại giới đàn: Những vấn đề cần quan tâm, điều chỉnh
Điểm nhìn

Truyền giới và thọ giới là hoạt động đặc thù của Tăng-già trong ngành Tăng sự Giáo hội, được xem là Phật sự quan trọng. Hàng năm, nhiều tỉnh thành được Giáo hội cho phép tổ chức Đại giới đàn, tuy nhiên, việc tổ chức sự kiện đặc thù này vẫn chưa được thống nhất...

Thiền phái Tào Động ở miền Bắc Việt Nam với những đóng góp cho đạo pháp và dân tộc
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Sau khi đệ nhất Tổ sư Thiền phái Tào Động – ngài Thủy Nguyệt truyền vào xứ Đàng Ngoài, đệ nhị Tổ Tông Diễn đã khai hóa triều đình, giải trừ ách nạn của Phật giáo thời nhà Lê ở xứ Đàng Ngoài. Đến nay, thiền phái Tào Động dần thâm nhập vào mọi tầng...

Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tinh gọn bộ máy
Điểm nhìn

Chiều 21/3, thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thông báo dự kiến ngày 31/3 sẽ ban hành văn bản hướng dẫn tinh gọn bộ máy hành chính và xây dựng mô hình Giáo hội địa phương hai cấp. Theo...

Hình tượng Quán Thế Âm trong các truyền thống Phật giáo
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Thế giới ngày càng phát triển, những giá trị vật chất có thể làm con người quên đi bản chất thật sự của hạnh phúc. Nhưng nếu biết quay về với tâm từ bi, học theo hạnh nguyện của Quán Thế Âm, chúng ta sẽ tìm được sự bình yên trong cuộc sống. Mở đầu: Quán...

Tâm linh qua góc nhìn Khoa học và Tôn giáo
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

“Tâm linh” vốn là cụm từ mà đối với nhiều người vẫn xem đó là những gì thuộc về thế giới siêu linh, huyền bí, thuộc về cõi âm. Với không ít người, khi nói đến “tâm linh”, người ta cho rằng đó là một cụm từ mang tính đe dọa và đáng sợ. Thế...

Chúa Nguyễn và sự hình thành hệ thống chùa làng ở Đàng Trong (1558-1777)
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Chùa làng ngoài việc đáp ứng nhu cầu thực hành Phật giáo của người dân, còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp người dân tái cố kết cộng đồng, ổn định cuộc sống trong quá trình khai hoang, lập làng lập ấp. Tóm tắt Trong quá trình Nam tiến, Phật giáo theo chân...

Khoa Tiếp Linh (miền Bắc)
Nghi lễ

Khoa Tiếp linh là khoa cúng mở đầu của khóa lễ, khoa Cúng Phật phải diễn ra ngay sau Tiếp linh, tiếp đó là khoa cúng vong với các bài cúng gia tiên, cha, mẹ… Khoa Tiếp linh diễn ra ở ban thờ Vong, trong ngày lễ cầu siêu, ngày giỗ, ngày tết. Gia chủ...

Vai trò của Phật giáo trong việc xây dựng quốc gia Đại Việt thời Lý – Trần
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mở đầu Từ buổi đầu du nhập Phật giáo đã sớm hòa mình vào trong tín ngưỡng văn hóa bản địa và bén rễ sâu vào trong đời sống xã hội, gắn bó với dân tộc. Phật giáo với tư cách là một tôn giáo, đã không ngừng đóng góp trong sự nghiệp dựng nước và giữ...

Nghiên cứu về ngày, tháng Thành đạo của Ðức Phật
Lịch sử, Nghiên cứu

Theo Phật giáo Nam truyền, ngày Đản sanh, Thành đạo và nhập Niết-bàn của Đức Phật đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng Vesākha; với Phật giáo Bắc truyền, ngày Thành đạo diễn ra vào ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch. Trong ngày hôm nay, thời gian tổ chức sự kiện Đức Phật...

Những nhân vật tiêu biểu trong quá trình hình thành Tổng hội Phật giáo Việt Nam
Lịch sử, Nghiên cứu

Quá trình hình thành Tổng Hội Phật giáo Việt Nam năm 1951 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, khi Phật giáo chính thức có một tổ chức đại diện thống nhất trên toàn quốc. Bối cảnh lịch sử – xã hội và thực trạng Phật giáo Việt Nam đầu...

Ý nghĩa các tên gọi của ngôi chùa dưới góc độ ngôn ngữ văn hóa
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Ngôi chùa từ lâu đã hiện hữu và gắn bó thiết thân trong mỗi chúng ta. Khắp nơi nơi trên cả nước, đâu đâu cũng có chùa, lớn có, nhỏ có, kim có, cổ có, tất cả đã trở thành một phần không thể tách rời trong cộng đồng làng xã Việt Nam. Về tên...

Khảo cứu lịch sử chất liệu ghi chép lưu trữ kinh Phật
Lịch sử, Nghiên cứu

Thời điểm xưa nhất tài liệu ghi chép, Vua A Dục (Asoka, 268-233 trước Dương lịch) vào lần tập kết kinh điển lần thứ 3 đã cho cán mỏng đồng đỏ thành lá để ghi chép và lưu trữ kinh Phật. Tổng lược các lần tập kết kinh điển theo góc nhìn các nhà nghiên...

Văn bia Phật giáo Quảng Nam – Đà Nẵng thời Nguyễn (1802-1945): Một số vấn đề về hình thức
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Theo đà tiến bước của lưu dân Đại Việt về phương Nam, Phật giáo cũng từng bước xuất hiện và cắm rễ sâu trên vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng, trở thành một yếu tố văn hóa không thể tách rời trong bức tranh đa sắc của tiểu vùng văn hóa xứ Quảng. Trong...

Các Giống Dân Cổ Ấn Trước Thời Đức Phật
Lịch sử, Nghiên cứu

Theo các tài liệu cho biết rằng ngày xưa, ở Ấn Độ chỉ có một giống dân tên Negro da đen, tóc quăn, nhỏ con và mặt choắt. Họ không biết canh tác trồng tỉa gì cả. Hiện nay, giống dân này còn sót lại ở một số vùng cao tại Ấn Độ và châu...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.