Tóm tắt: Dị Bộ Tông Luân Luận do Bồ tát Thế Hữu (Vasumitra) tạo tác và ngài Huyền Trang dịch từ Phạn văn sang Hán văn, với nội dung chính yếu giới thiệu về quá trình hình thành và phân chia của 20 bộ phái với 194 quan điểm. Những quan điểm được truyền bá trong các học thuyết của các bộ phái đều được xuất phát từ giáo pháp do Đức Phật giảng dạy. Qua đó, ta có thể thấy được mối liên hệ mật thiết giữa kinh điển Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa, cây đại thọ Phật pháp phải được toàn diện từ gốc đến ngọn. Học thuyết của các bộ phái xét trên mặt hình thức thì có sự khác biệt rõ ràng nhưng nếu đi sâu vào nội dung sẽ thấy được những điểm tương đồng.
Từ khóa: Dị Bộ Tông Luân Luận, Thế Hữu, Phật giáo Ấn Độ.

Trong lịch sử tư tưởng Phật giáo Ấn Độ có đến đến ba thời kỳ mang tư tưởng khác nhau. Ba thời kỳ này phát triển từ Nguyên thủy đến bộ phái và từ Bộ phái đến Đại thừa. Sự xuất hiện của Đạo Phật trên thế gian bắt nguồn từ sự chứng ngộ của Đức Thế Tôn, từ sự tuyên thuyết giáo hóa nhân gian của Ngài và từ sự thanh tịnh của Tăng đoàn Ngài lập nên. Việc tìm hiểu tư tưởng Phật giáo Ấn Độ cần phải chú trọng đến quá trình phát triển, quan trọng hơn cả là Phật giáo Bộ phái được xem như chiếc cầu nối, kế thừa cái trước và làm nền tảng cho cái sau xuất hiện.

Khi tìm hiểu về tư tưởng của các bộ phái Phật giáo thì những tác phẩm như Dị Bộ Tông Luân Luận của ngài Thế Hữu trong bản Hán tạng, Dị Bộ Tông Tinh Thích của Bhavya hay Dị Bộ Thuyết Tập của ngài Vinītadeva trong Tạng ngữ, Kathavatthu trong Luận sự là những tác phẩm căn bản nhất. Trong đó, Dị Bộ Tông Luân Luận của Luận sư Thế Hữu phổ biến hơn cả.

1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN – TẦM QUAN TRỌNG CỦA BỘ LUẬN

Dị Bộ Tông Luân Luận được giới học giả cho là tài liệu đầy đủ thông tin và đáng tin cậy nhất trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh. Luận này trình bày chủ yếu về tiến trình lịch sử hình thành, các quan điểm đồng dị giữa 20 bộ phái Phật giáo trong thời gian khoảng 100 – 300 năm sau khi Phật nhập diệt, gồm có bốn vấn đề cốt lõi:
– Quan điểm về thân tướng, thọ mạng và oai đức của Đức Phật.
– Quan điểm về nghiệp lực và nguyện lực của một vị Bồ tát.
– Quan điểm về quá trình tu chứng và quả vị của các vị Thanh văn.
– Các vấn đề khác như thân trung ấm, nghiệp lực, căn-trần-thức, chủng tử, tâm và tâm sở, ùy miên, kiết sử, bổ-đặc-già-la, phước đức, pháp tháp, Thiền chứng, Bát chánh đạo, vô vi…
– Dị Bộ Tông Luân Luận là bộ luận “được trích dịch từ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển thứ 49, số 2031” [1] do Bồ tát Thế Hữu (Vasumitra) tạo tác và ngài Huyền Trang dịch từ Phạn văn sang Hán văn. Luận có tên là Sử Truyện Bộ trong tổng số 85 tập. Dị Bộ Luận (異部 論) là tên viết tắt của Dị Bộ Tông Luân Luận (異部宗輪論) nói về học thuyết của các bộ phái Phật giáo Tiểu thừa lúc bấy giờ. Dị Bộ Luận chỉ có một quyển, gồm 3844 chữ, với nội dung chính yếu giới thiệu về quá trình hình thành và phân chia của 20 bộ phái với 194 quan điểm.

Có tất cả 3 bản dịch Hoa ngữ về bộ luận này, Hòa thượng Thiện Siêu cho rằng: “Bản 1 chưa xác định được dịch giả, gọi tắt là Tần dịch. Bản 2 là của ngài Chân Đế, gọi tắt là Lương dịch. Bản 3 là của ngài Huyền Trang, gọi tắt là Đường dịch” [2]. Còn trong tác phẩm Dịch chú và Đối chiếu các bản khác nhau về Dị Bộ Tông Luân Luận Thượng tọa Hạnh Bình giới thiệu khá chi tiết hơn: “Bản thứ nhất là bản dịch của ngài Chân Đế (Paramārtha) vào thời nhà Trần, với tên là “Bộ Chấp Dị Luận” (部執異論); bản thứ hai với tựa đề là “Thập Bát Bộ Luận”(十八部論), cũng ghi là Chân Đế dịch, nhưng giới nghiên cứu cho rằng đây là bản dịch của La Thập; bản thứ 3 là bản dịch của Huyền Trang, được dịch vào thời nhà Đường, với tựa đề là Dị Bộ Tông Luân Luận (異部宗輪論)” [3]. Ngoài ba bản dịch vừa nêu, trong Tạng văn có một bản dịch khác tên “Shun-Lugs-kyi Bye-Brag bKod-pahihKhor-Lo” (異部宗輪論), nhưng đến nay chưa rõ người dịch và chưa được chuyển sang Việt ngữ. Trong ba bản dịch này, phổ biến nhất phải kể đến bản dịch của ngài Huyền Trang, định bản và được dịch sang tiếng Hoa vào dịp lễ Vu Lan 1226 (682).

Tác giả, tác phẩm
Dị Bộ Tông Luân Luận được trước tác bởi Bồ tát Thế Hữu (世有,Vasumitra), phiên âm tiếng Hán là Bà-tu-mật (波湏密), thuộc thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ. Niên đại của ngài được các nhà nghiên cứu xác định là vào thế kỷ thứ IV sau Phật Niết bàn. Ngài là vị được sử Thiền tông xưng danh là vị Tổ sư thứ 7 trong 33 chư Tổ Ấn – Hoa, là một trong bốn vị luận sư nổi tiếng của phái Nhất Thiết Hữu Bộ gồm: Pháp Cứu (Dhammatràta), Diệu Âm (Ghosa), Thế Hữu (Vasumitra) và Giác Thiên (Buddhadeva), bốn vị này thường được gọi là “Hữu tông tứ Luận sư”.

Nội dung chính yếu được luận bàn trong tác phẩm giúp chúng ta hiểu rõ hơn mối liên hệ giữa các bộ phái Phật giáo hay quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Phật giáo Ấn Độ. Sự phân phái này xảy ra vào kỳ kết tập kinh điển lần thứ hai, có hai thuyết cho rằng nguyên nhân đã đến việc phân chia trong nội bộ Tăng già do sự tranh cãi về “Thập sự hợp pháp hay phi pháp” và sự tranh luận về “Năm việc của Đại Thiên”. 

Theo lịch sử truyền thừa Phật giáo, sau khi Đức Phật nhập Niết bàn khoảng 100 năm, hàng Tăng chúng lúc này có nhiều ý kiến bất đồng nhau về giáo pháp, ấp ủ sự phân chia và ngày một lớn dần lên. “Tổng cộng có 20 bộ phái sau thời Phật nhập Niết bàn khoảng 100 năm vào thời kỳ kết tập kinh điển lần thứ hai” [5]. Đỉnh điểm của sự bất đồng này chính là cuộc kết tập kinh điển lần thứ hai diễn ra tại thành Phệ-xá-ly, nguyên nhân chính theo Phật giáo Nam truyền là do mười điều phi pháp của nhóm Tỳ kheo Bạt Kỳ. Bắc truyền Phật giáo lại cho rằng nguyên nhân chính do năm tân thuyết của Đại Thiên nên diễn ra thời kỳ đối lập về giáo lý của Phật giáo. Chính vì những nguyên nhân này mà trong Tăng đoàn sự phân chia ngày một rõ rệt, khuynh hướng tự do càng thêm nảy nở, tư tưởng mới hình thành sinh ra nhiều giáo nghĩa khác biệt, phân môn rẽ phái trở nên sâu sắc. Từ đây, nội bộ Phật giáo chính thức có sự phân chia thành hai bộ phái là Thượng Tọa Bộ và Đại Chúng Bộ.

Bên cạnh hai nguyên nhân trên, còn có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phân chia, cụ thể như: “Không có lãnh đạo tối cao; hệ thống chuyên môn hóa trong các ngành của văn điển Pāli; những bậc thầy danh tiếng;… nguồn lợi kinh tế tại các “khu vực hưng thịnh” đưa đến hiện tượng “cát cứ lãnh địa” để tạo nguồn cấp dưỡng lương thực lâu dài…” [6]. Hai bộ phái lớn này tiếp tục phân thành 18 bộ phái khác, nên sự giống hay khác nhau về tư tưởng của các là điều khó có thể tránh khỏi.

2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ BỘ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN

Quan điểm số 8
“諸佛壽量亦無邊際”[7]. Dịch nghĩa: “Thọ mạng (Jīvaka) của chư Phật cũng không có giới hạn” [8]. “The longevity of the Buddhas is also limitless” [9]. Một số bộ phái trong Đại Chúng Bộ cho rằng, thọ mạng chư Phật không có giới hạn, vì thế các kinh Đại thừa về sau kế thừa tư tưởng này, như Kinh Diệu Pháp Liên Hoa: “Như thế, từ ta thành Phật nhẫn lại, thật là lâu xa, thọ mạng vô lượng A tăng kỳ kiếp thường còn chẳng mất” [10].

Quan điểm số 8 thuộc tư tưởng của Đại Chúng Bộ về “Những quan điểm về Đức Phật” cụ thể phái Nhất Thuyết Bộ, Thuyết Xuất Thế Bộ, Kê Dẫn Bộ có cùng quan điểm giống nhau. Nếu nói Đức Phật chỉ trụ thế 80 năm thì không sai, vì theo lịch sử truyền thừa Phật giáo, Đức Phật thị hiện giữa cõi đời, xuất gia tìm đạo và chứng ngộ giải thoát, để rồi từ đó mới có danh từ “Phật giáo”, “Tam bảo” xuất hiện trên thế gian, tính như vậy thì thọ mạng Đức Phật như một người bình thường không khác. Nếu cho rằng Ngài có tuổi thọ vô lượng vô biên như số cát sông Hằng cũng hoàn toàn đúng, Kinh Pháp Hoa trình bày, Đức Phật từ kiếp lâu xa hành Bồ tát đạo và thành tựu ngôi Vô thượng chánh đẳng giác nên thọ mạng của Ngài không thể tính đếm được. Điều này lại được thể hiện rõ hơn qua Kinh Đại Bát Niết Bàn: “Này Ananda, những ai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo, thời nếu muốn người ấy có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại” (D.16.tr.299). Như vậy, khi nói về thọ mạng Như Lai như được trình bày trong các kinh Theravada và kinh Phật giáo Đại thừa đều chung mẫu số là thọ mạng của Ngài vô lượng vô biên.

Quan điểm số 20
“菩薩為欲饒益有情. 願生惡趣隨意能往” [11]. Dịch nghĩa: “Bồ tát vì sự nghiệp muốn làm lợi ích cho chúng sanh, nguyện sanh vào cõi dữ (apāya) tùy đến và đi” [12]. “For the benefit of sentient beings, the Bodhisattvas are born into states at will and they can be born as they like” [13]. Thập Bát Bộ Luận: “ 為生故願生惡趣. 成就一切煩惱眾生” [14]. Bộ Chấp Dị Luận: “ 若菩薩有願生惡道. 以願力故即得往生. 菩薩為教化成就眾生故入惡道. 不為煩惱業繫縛故受此生” [15].

Quan điểm này cho rằng, Bồ tát là những bậc đã giác ngộ, không còn sự chi phối bởi sanh tử. Các ngài đến và đi vào cuộc đời này vì hạnh nguyện độ sanh mà thị hiện giữa nhân gian với tinh thần nhập thế tích cực. Bồ tát đi vào đời để cứu độ chúng sanh, giúp cho họ được an vui hạnh phúc nhưng không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì, làm việc với tất cả tấm lòng, bằng tâm hoan hỷ vị tha. Như vậy, khái niệm Bồ tát và nguyện lực của Ngài không còn xa lạ và xuất hiện trong giáo lý của phái Đại Chúng Bộ cũng như các kinh điển Phật giáo Đại thừa về sau này. Quan điểm này có thể giải quyết được vấn đề các vị A-la-hán mặc dù không còn chi phối bởi nghiệp ái, nên các vị không còn tái sanh, nhưng vì đại nguyện cứu độ chúng sanh họ có thể chủ động sanh vào các cảnh giới. Tuy nhiên, việc tái sanh khi nhập vào thai mẹ, vẫn có chướng của nó “Bồ tát nhập thai còn cách ấm, Thanh văn còn muội lúc ra thai”. 

Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp trình bày 19 điều hy hữu của một vị Bồ tát vào kiếp sau cùng khi tái sanh lên cõi trời Đâu Suất, những điều kỳ diệu trong quá trình thụ thai và thai sanh. Kinh Đại Bổn nói về gia thế của 7 Đức Phật quá khứ và hiện tại, nhưng ở đây không bàn về việc nhập thai bằng hình tướng voi trắng sáu ngà như Đức Phật truyền thuyết trong Phật giáo Đại thừa.

Đây là một quan điểm rất hay của Đại Chúng Bộ và làm nền tảng cơ sở cho Phật giáo Đại thừa về sau. Điều này được thể hiện rõ hơn trong Kinh Kim Cang, với nội dung chính yếu là nội dung tóm tắt những điểm tinh yếu về thực tướng của vạn pháp và đưa đến con đường giải thoát giác ngộ không tánh hay vô ngã tánh, thể hiện qua lời dạy của đức Như Lai: “Phật bảo Tu-bồ-đề, các vị Bồ tát lớn nên như thế mà hàng phục tâm kia. Có tất cả các loài chúng sanh hoặc loài sanh bằng trứng, hoặc loài sanh bằng thai…ta đều khiến vào vô dư Niết bàn mà được diệt độ đó” [16]. Như vậy, vì hạnh nguyện các vị Bồ tát sau khi tu tập hành tựu quả vị xong rồi, các Ngài phát nguyện đi vào đời thuyết pháp độ sanh, không ngại gian khó.

Quan điểm số 71
Đây là quan điểm của phái Nhất Thiết Hữu Bộ, các học thuyết của Hữu Bộ đa số đều đồng nghĩa với tông gốc của nó. Cụ thể như quan điểm 71: “ 一切有点部是有者, 皆二所扌攝: (一), 名; (二), 色,過去未廾夾體亦實有” [17]. Dịch nghĩa: “Chủ trương về thật hữu của nhất thiết hữu bộ gồm hai phương diện danh và sắc, cho rằng các bản thể của thời gian về quá khứ và vị lai đều thật có” [18]. “The substances of things in the past and future are also things which really exits” [19]. Quan điểm này đối lập hoàn toàn với quan điểm 45 của Đại Chúng Bộ như đã trình bày ở chương trên. Đây cũng được xem là quan điểm quan trọng nhất trong học thuyết Sarvāstivāda.

Nếu như Đại Chúng Bộ chủ trương quá khứ và vị lại không thực có bản thể, thì Hữu Bộ lại chủ trương cả ba đời đều thật có “Tam thế thực hữu, pháp thể hằng hữu”. Hữu Bộ cho rằng tất cả vạn pháp trên thế gian đều thực hữu, có một pháp tồn tại cả ba thời quá khứ, hiện tại và cả tương lai không hề bị hoại diệt. Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvāstivāda) chủ trương pháp hiện tại có nhân trong quá khứ và sẽ cho quả ở tương lai. “Hữu bộ cho rằng 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới. Cái tự thể của ba khoa đều thật hết, chỉ có tác dụng khác nhau mà thôi. Khi chưa khởi nó là vị lai, khi đang khởi nó là hiện tại và khi khởi qua rồi nó là quá khứ, chứ nó luôn thực hữu. Tam thế thực hữu đó là chủ trương đặc thù của Hữu bộ. Đây là chủ trương ba đời thực có, pháp thể hằng có của tông phái Hữu bộ” [20]. Chủ trương này đi ngược lại giáo lý vạn pháp vốn vô thường, khổ, vô ngã của Phật giáo. Đây là một trong những sự khác biệt về quan điểm của hai bộ phái này.

Quan điểm số 165
“僧中有佛. 故施僧者者便獲大果. 非別施佛” [21]. Dịch nghĩa: “Trong Tăng có Phật, cho nên bố thí Tăng được quả báo lớn, chẳng phải cúng dường cho Phật công đức mới có phước báo” [22]. Bộ Chấp Dị Luận: “大衆中有佛. 若施大衆得報則大. 若別施佛功德則不及. 一切佛及一㘦聲. 同一道同一解脫” [23].

Quan điểm này của Hóa Địa Bộ thuộc Thượng Tọa Bộ, họ cho rằng nên cúng dường Tăng chúng, như vậy mới có được phước báo thù thắng, chứ không chỉ cúng dường riêng Như Lai mới được xem là có công đức. Tăng đoàn thành lập và hướng dẫn dưới sự chỉ dạy trực tiếp từ Đức Thế Tôn. Bố thí cúng dường cho đại chúng sẽ được phước báo sẽ vô lượng. Hóa Địa Bộ đề cập đến phước báo cúng dường cho hội chúng Tăng đoàn được sự dẫn dắt của Đức Phật. Như vậy, quan điểm này là đúng, vì theo Kinh Phân Biệt Cúng Dường trình bày về 14 đối tượng cúng dường mang tính cá nhân, 7 đối tượng cúng dường mang tính tập thể, Tăng chúng có sự dẫn đầu bởi Đức Phật là hội chúng có phước đức lớn nhất.

Quan điểm này đối lập với quan điểm 179 của Pháp Tạng Bộ: “Trong Tăng có Phật Thế Tôn, cung kính cúng dường tháp có quả báo thù thắng, cung kính chúng Tăng không bằng Phật” [24]. Mặc dù hai quan điểm có khác nhau về hình thức câu chữ, những về nội dung đều chỉ chung cho sự cúng dường Đức Phật và Tăng đoàn, bởi đây là ruộng phước điền cao quý nhất trong thế gian, người biết cúng dường Tăng già sẽ đạt được phước báo không thể nghĩ bàn.

3. NHẬN ĐỊNH

Dị Bộ Tông Luân Luận, ngay từ nhan đề của bộ luận đã giải thích được nội dung mà luận sư muốn luận bàn đến trong tác phẩm của mình. Đó chính là bàn về những tư tưởng, những học thuyết khác nhau giữa các bộ phái Phật giáo. Nếu như việc phân chia thành 20 bộ phái trong Tăng đoàn đã làm cho nội bộ Phật giáo bị chia năm xẻ bảy, thiếu mất tinh thần hòa hợp, sự bất đồng tư tưởng diễn ra sâu sắc; những việc như tranh giành tín đồ, sức ảnh hưởng… cho bộ phái mình là điều khó có thể tránh khỏi, chính những điều này khiến cho Tăng đoàn trở nên rời rạc hơn. Nhưng chính quá trình phân chia bộ phái đã giúp cho Phật giáo những điều lợi ích lớn như: làm phong phú thêm hệ thống giáo lý, mỗi bộ phái như vậy ra sức diễn dương cho phái mình nên sức ảnh hưởng của Phật giáo ngày một lan tỏa trong quần chúng, đây được xem như một bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển đạo Phật, nhờ vào đó mà cho đến hôm nay giáo pháp của Như Lai vẫn còn tồn tại trên thế gian.Như vậy, tất cả những quan điểm được truyền bá trong các học thuyết của các bộ phái đều được xuất phát từ cội nguồn Phật giáo Nguyên thủy. Qua đó, ta có thể nhìn thấy rõ ràng mối liên hệ mật thiết giữa kinh điển Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa, cây đại thọ Phật pháp phải được toàn diện từ gốc đến ngọn. Học thuyết của các bộ phái xét trên mặt hình thức thì có sự khác biệt rõ ràng nhưng nếu đi sâu vào nội dung sẽ thấy được những điểm tương đồng đúng như lời Phật dạy: “Ví như nước biển chỉ có một vị là vị mặn, này Pahārada Pháp và Luật của Ta chỉ có một vị là vị giải thoát” [25].

4. KẾT LUẬN

Dị Bộ Tông Luân Luận là tác phẩm một cách khái quát tường thuật lại toàn bộ quá trình diễn biến của thời kỳ Phật giáo Bộ phái từ khoảng 370-150 TCN. Tác phẩm này tóm tắt những quan điểm chính của các bộ phái, còn là đối tượng phê phán của Phật giáo đại thừa. Thiết nghĩ, tác phẩm này được xem như chiếc chìa khóa để tìm hiểu các nguồn tư liệu A-tỳ-đàm cũng như các kinh điển Phật giáo đại thừa.

Đọc lại toàn bộ tác phẩm Dị Bộ Tông Luân Luận cũng chính là nhìn lại cả một quá trình dài của sự hình thành và phát triển Phật giáo trong thời kỳ Phật giáo bộ phái, giúp con biết được những sự tương đồng cũng như dị biệt giữa các bộ phái. Chính sự phân hóa ấy làm nền tảng cho đạo Phật có thể thích ứng được với sự biến thiên của thời đại, với sự phát triển của xã hội và nhất là hướng đến những nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của quần chúng Phật tử. Mỗi giai đoạn đi qua là biết bao nhiêu tâm huyết của chư vị Tổ sư dày công vun đắp để cho cây đại thọ Phật giáo đơm hoa kết trái giữa vườn hoa mang tên “nhân thế”. Cũng vậy, mỗi quan điểm trong Dị Bộ Tông Luân Luận đều là một phương pháp tu tập nhằm hướng đến sự giác ngộ giải thoát rốt ráo. Con đường chư Phật, chư Tổ đã chỉ dẫn rõ ràng, còn việc thực hành theo con đường đó để đạt đến an vui tịnh lã trong hiện tại và tương lai hay không thì tùy thuộc vào mỗi người chúng ta.

SC. Thích Nữ Thanh Hảo

Nguồn: Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo


Chú thích:
[1] Thích Hạnh Bình, Dịch chú và Đối chiếu các bản khác nhau về Dị Bộ Tông Luân Luận, Dị Bộ Tông Luân Luận, TP HCM: Nxb. Phương Đông, 2016, tr.35.
[2] Dị Bộ Luận, Trí Quang (dịch ghi chú và lược giải), TP HCM: Nxb. Tổng hợp TP HCM, 1988, tr.46.
[3] Thích Hạnh Bình, Dịch chú và Đối chiếu các bản khác nhau về Dị Bộ Tông Luân Luận, TP HCM: Nxb. Phương Đông, 2016, tr.15-16.
[4] Thích Thanh Kiểm, Lược sử Phật giáo Ấn Độ, Hà Nội: Nxb. Tôn giáo, 2014, tr.99.
[5] Thích Viên Trí, Ấn Độ Phật giáo sử luận, TP HCM: Nxb. Phương Đông, 2006, tr.256-261.
[6] Thích Hạnh Bình, Dịch chú và Đối chiếu các bản khác nhau về Dị Bộ Tông Luân Luận, Dị Bộ Tông Luân Luận, TP HCM: Nxb. Phương Đông, 2016, tr.101.
[7] Thích Hạnh Bình, Dịch chú và Đối chiếu các bản khác nhau về Dị Bộ Tông Luân Luận, Dị Bộ Tông Luân Luận, TP HCM: Nxb. Phương Đông, 2016, tr.54.
[8] TT. Thích Giác Hoàng, Tài liệu tham khảo môn Dị Bộ Tông Luân Luận, TP HCM: Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP HCM, 2021, tr.21.
[9] Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, phẩm Thọ Mạng Như Lai-số 16, HT. Trí Tịnh (dịch), Hà Nội: Nxb. Hồng Đức, 2016, tr.326.
[10] Thích Hạnh Bình, Dịch chú và Đối chiếu các bản khác nhau về Dị Bộ Tông Luân Luận, Dị Bộ Tông Luân Luận, TP HCM: Nxb. Phương Đông, 2016, tr.102.
[11] Thích Hạnh Bình, Dịch chú và Đối chiếu các bản khác nhau về Dị Bộ Tông Luân Luận, Dị Bộ Tông Luân Luận, TP HCM: Nxb. Phương Đông, 2016, tr.56.
[12] TT. Thích Giác Hoàng, Tài liệu tham khảo môn Dị Bộ Tông Luân Luận, TP HCM: HVPGVN tại TP HCM, 2021, tr.27.
[13] TT. Thích Giác Hoàng, Tài liệu tham khảo môn Dị Bộ Tông Luân Luận, TP HCM: HVPGVN tại TP HCM, 2021, tr.199.
[14] Thích Hạnh Bình, Dịch chú và Đối chiếu các bản khác nhau về Dị Bộ Tông Luân Luận, Bộ Chấp Dị Luận, TP HCM: Nxb. Phương Đông, 2016, tr.152.
[15] Thích Thanh Từ, Kinh Kim Cang Giảng Giải, TP HCM: Nxb. Tổng hợp, 1992, tr.24.
[16] Thích Hạnh Bình, Dịch chú và Đối chiếu các bản khác nhau về Dị Bộ Tông Luân Luận, Dị Bộ Tông Luân Luận, TP HCM: Nxb. Phương Đông, 2016, tr.104.
[17] Thích Hạnh Bình, Dịch chú và Đối chiếu các bản khác nhau về Dị Bộ Tông Luân Luận, Dị Bộ Tông Luân Luận, TP HCM: Nxb. Phương Đông, 2016, tr.105-106.
[18] Thích Hạnh Bình, Dịch chú và Đối chiếu các bản khác nhau về Dị Bộ Tông Luân Luận, Dị Bộ Tông Luân Luận, TP HCM: Nxb. Phương Đông, 2016,tr.69.
[19] TT. Thích Giác Hoàng, Tài liệu tham khảo môn Dị Bộ Tông Luân Luận, TP HCM: HVPGVN tại TP HCM, 2021, tr.58.
[20] Thích Thiện Siêu, Đại Cương Luận Câu Xá, Hà Nội: Nxb. Tôn giáo, 2006, tr.93. (tái bản).
[21] Thích Hạnh Bình, Chú dịch và Đối chiếu các bản khác nhau về Dị Bộ Tông Luân Luận, Dị Bộ Tông Luân Luận, TP HCM: Nxb. Phương Đông, 2016, tr.111.
[22] Thích Hạnh Bình, Chú dịch và Đối chiếu các bản khác nhau về Dị Bộ Tông Luân Luận, Dị Bộ Tông Luân Luận, TP HCM: Nxb. Phương Đông, 2016, tr.86.
[23] Thích Hạnh Bình, Chú dịch và Đối chiếu các bản khác nhau về Dị Bộ Tông Luân Luận, Dị Bộ Tông Luân Luận, TP HCM: Nxb. Phương Đông, 2016, tr.160-161.
[24] Thích Hạnh Bình, Chú dịch và Đối chiếu các bản khác nhau về Dị Bộ Tông Luân Luận, Dị Bộ Tông Luân Luận, TP HCM: Nxb. Phương Đông, 2016, tr.139.
[25] Kinh Tăng Chi Bộ III, Chương Tám pháp, phẩm Lớn, Thích Minh Châu (dịch), Hà Nội: Nxb. Tôn giáo, 2018, tr.292.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Lược Khảo Về Tư Tưởng Niệm Phật
Luận, Phật học

Mục lục bài viết1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN – TẦM QUAN TRỌNG CỦA BỘ LUẬN2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ BỘ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN3. NHẬN ĐỊNH4. KẾT LUẬN Tịnh Độ là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương; Di đà là tính sáng soi, Mựa phải nhọc nhằn...

Kinh Kiến Chánh – Thích Nguyên Hiền dịch
Kinh, Phật học

Mục lục bài viết1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN – TẦM QUAN TRỌNG CỦA BỘ LUẬN2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ BỘ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN3. NHẬN ĐỊNH4. KẾT LUẬN NHÂN DUYÊN DỊCH KINH KIẾN CHÁNH Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Từ lúc xuất gia,...

Đại ý Kinh Lăng Già
Kinh, Phật học

Mục lục bài viết1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN – TẦM QUAN TRỌNG CỦA BỘ LUẬN2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ BỘ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN3. NHẬN ĐỊNH4. KẾT LUẬN 108 nghĩa đúng với thực tướng như xa rời thế gian. 39 môn phái ý kiến giải, mà tuyên...

Bát Nhã Ba La Mật Đa
Kinh, Phật học

Mục lục bài viết1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN – TẦM QUAN TRỌNG CỦA BỘ LUẬN2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ BỘ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN3. NHẬN ĐỊNH4. KẾT LUẬN Wikipedia: Bát-nhã-ba-la-mật-đa (zh. 般若波羅蜜多, sa. prajñāpāramitā, en. perfection of wisdom/insight, de. Vollkommenheit der Weisheit/Einsicht/Erkenntnis) có nghĩa là sự toàn...

Từ nguyên và hình thức sám hối của người xuất gia
Luật, Phật học

Mục lục bài viết1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN – TẦM QUAN TRỌNG CỦA BỘ LUẬN2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ BỘ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN3. NHẬN ĐỊNH4. KẾT LUẬN 1. GIẢI THÍCH TỪ NGUYÊN: Hiện nay trong nguồn văn hiến hệ Hán truyền, chúng ta tìm thấy nhiều...

Vai trò của giới luật trong nếp sống thiền môn
Luật, Phật học

Mục lục bài viết1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN – TẦM QUAN TRỌNG CỦA BỘ LUẬN2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ BỘ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN3. NHẬN ĐỊNH4. KẾT LUẬN Trong tam tạng kinh điển thì luật tạng (vinaya) có một vai trò và vị trí vô cùng quan trọng trong Phật giáo. Theo thứ tự sắp xếp thông thường...

Tìm hiểu Thành Thật Luận
Luận, Phật học

Mục lục bài viết1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN – TẦM QUAN TRỌNG CỦA BỘ LUẬN2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ BỘ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN3. NHẬN ĐỊNH4. KẾT LUẬN A. DẪN NHẬP Đức Phật Thích ca Mâu ni, ngay khi còn thị hiện là Thái tử Tất đạt...

Luận khơi dậy đức tin Đại thừa
Luận, Phật học

Mục lục bài viết1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN – TẦM QUAN TRỌNG CỦA BỘ LUẬN2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ BỘ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN3. NHẬN ĐỊNH4. KẾT LUẬN LUẬN KHƠI DẬY ĐỨC TIN ĐẠI THỪA Nguyên tác: Bồ-tát Mã Minh Hán dịch: Tam tạng pháp sư Chân Đế, người Tây Ấn Độ, dịch...

Nghĩ về tánh Không
Luận, Phật học

Mục lục bài viết1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN – TẦM QUAN TRỌNG CỦA BỘ LUẬN2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ BỘ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN3. NHẬN ĐỊNH4. KẾT LUẬN Shikantaza(1) là thực hành hay hiện thực hóa tánh Không. Mặc dù bạn có thể đã có một sự hiểu biết sơ sài nào đó về tánh Không qua tư...

Tâm Lý Học Phật Giáo
Luận, Phật học

Mục lục bài viết1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN – TẦM QUAN TRỌNG CỦA BỘ LUẬN2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ BỘ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN3. NHẬN ĐỊNH4. KẾT LUẬN TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO Thích Chơn Thiện A. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT I. Về tâm lý học phương Tây 1. Các định...

Nghiệp Và Các Loại Nghiệp | U Silannanda – Khánh Hỷ dịch
Luận, Phật học

Mục lục bài viết1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN – TẦM QUAN TRỌNG CỦA BỘ LUẬN2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ BỘ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN3. NHẬN ĐỊNH4. KẾT LUẬN Bài giảng hôm nay nói về luật Nghiệp Báo. Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật...

Quá trình hình thành giới luật
Luật, Phật học

Mục lục bài viết1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN – TẦM QUAN TRỌNG CỦA BỘ LUẬN2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ BỘ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN3. NHẬN ĐỊNH4. KẾT LUẬN Những quy tắc đạo đức có một vị trí rất quan trọng trong hầu hết các tôn giáo. Pháp luật hay các quy ước là điều cần thiết đối với bất...

Nhiếp phục sợ hãi
Phật học

Mục lục bài viết1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN – TẦM QUAN TRỌNG CỦA BỘ LUẬN2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ BỘ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN3. NHẬN ĐỊNH4. KẾT LUẬN Thông thường sống trên cuộc đời, có bốn việc mà ai cũng sợ gặp phải. Trước nhất con người...

Du Già Bồ Tát Giới Bổn – Di Lặc Bồ Tát Tuyên Thuyết
Luật, Phật học

Mục lục bài viết1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN – TẦM QUAN TRỌNG CỦA BỘ LUẬN2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ BỘ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN3. NHẬN ĐỊNH4. KẾT LUẬN Các vị Bồ tát! sau khi đã thọ lãnh giới pháp thanh tịnh của Bồ tát, phải nên tự mình thường thường chuyên tâm cẩn thận suy ngẫm:...

Nhân sinh quan theo quan niệm Phật giáo
Luận, Phật học

Mục lục bài viết1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN – TẦM QUAN TRỌNG CỦA BỘ LUẬN2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ BỘ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN3. NHẬN ĐỊNH4. KẾT LUẬN Trước khi bắt đầu, tôi xin hướng về thành phần Phật tử trong cử tọa hôm nay để nhắc...

Người xuất gia lý tưởng theo kinh Trung A-hàm
Luận, Phật học

Mục lục bài viết1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN – TẦM QUAN TRỌNG CỦA BỘ LUẬN2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ BỘ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN3. NHẬN ĐỊNH4. KẾT LUẬN A. DẪN NHẬP Xuất gia theo đạo Phật là một việc cao cả và không nhiều người làm được,...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.