Trong cuộc sống hàng ngày chắc hẳn bạn sẽ không thể không có những lúc thể hiện sự tôn kính đến ai đó, đấng thần linh nào đó. Điều này rất dễ hiểu! Vậy tôn kính là gì? Trong Phật giáo có những điều nào cần tôn kính? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết nhất đến bạn đọc về vấn đề tôn kính này.
Tìm hiểu khái niệm tôn kính là gì?
Tôn kính được hiểu ở đây chính là hành động lễ nghi, thái độ đúng đắn của mỗi người đối với những gì mà bản thân họ đáng tôn kính. Tuy nhiên tôn kính không phải chỉ bằng những hành động lạy lục, chào hỏi bên ngoài mà cần xuất phát từ thâm tâm.
Sự tôn kính cao độ là điều không phải ai cũng có thể nhìn thấy bằng mắt. Tôn kính theo Phạn ngữ gọi là gārava – đây là chữ biến thể từ chữ Garu mang ý nghĩa là sự thành thật tôn kính đối với các bậc cha mẹ, thầy tổ, đạo sư, chân sư…
Theo Phật giáo cho hay, sự chào hỏi lễ phép bên ngoài chưa hẳn là tôn kính mà quan trọng nhất chính là sự tôn kính ở trong tâm. Đối với chúng ta cần biết tôn thờ, kính trọng các đấng chư Phật, chư thánh nhơn, chư tăng, cha mẹ, thầy tổ, bậc trưởng thượng… mới là đúng lẽ phải.
Những điều cần tôn kính theo Phật giáo
Sự tôn kính là một pháp vô cùng cần thiết cho đời, đạo và chúng ta đã hiểu tôn kính là gì ở trên. Khi chúng ta biết tôn kính từ thâm tâm thì mọi việc diễn ra dễ dàng hơn bởi bạn nhận được nhiều sự giúp đỡ. Theo Phật pháp thì một số điều đáng để tôn kính như sau:
Tôn kính Phật
Mỗi Phật tử hay chúng sinh nên thực hiện tôn kính Phật vì hai lý do sau:
- Đức Phật khi thuở còn tại gia chính là một vị đế vương dòng dõi cao quý.
- Ngài xuất gia tầm đạo đã đắc quả Vô thượng Chánh Đẳng Giác và dùng đuốc tuệ soi đường loại bỏ đêm tối vô minh. Mọi chư thiên, phạm thiên đều ca tụng Ngài với 9 hồng danh khác nhau.
Khi đức Thế Tôn còn lại thế thì đối với các bậc tỳ-khưu kính Phật đều vào hầu Phật hàng ngày để lắng nghe và thọ trì kim ngôn mà Ngài giáo huấn. Khi vào hầu Phật, các thầy không mang giày dép hay đi đại tiểu tiện ở nơi mà đức Thế Tôn có thể thấy. Đối với các Phật tử hiện nay, để thể hiện lòng tôn kính Phật thì chúng ta nên siêng năng lễ Phật, tụng kinh với sự trang nghiêm và kính trọng.
Tôn kính Pháp
Dhamma (Pháp) mang ý nghĩa là những vật gì có bản tính giữ gìn tính chất mà không cho hư hại hay tiêu diệt. Ví dụ như miếng vải trắng luôn giữ được màu trắng khiến ai nhìn thấy cũng nhận biết miếng vải màu trắng mà không phải màu khác.
Tôn kính pháp chính là việc chúng ta thực hành theo lời giáo huấn của đức Phật. Pháp có 3 chi là Pháp học, pháp hành và pháp thành. Trong đó, pháp học chính là học 4 muôn 8 ngàn chi pháp. Pháp hành chính là giới, định, tuệ mà hành giả phải hành theo trên chặng đường tu hành. Pháp thành chính là các bậc thánh nhơn đắc từ sơ quả đến tứ quả, Niết-bàn.
Quả báo của 3 pháp trên như sau:
- Pháp học giúp cho người tu Phật hiểu căn bản về giáo pháp, lộ trình tu tập để làm theo chánh đạo.
- Pháp hành giúp người tu Phật thấy rõ bản chất vô thường, khổ não, vô ngã để diệt tận phiền não đắc quả Niết-bàn. Ở trường hợp này, nghĩa của tôn kính chính là việc thực hành theo pháp.
- Loại tôn kính pháp cao hơn chính là tôn kính pháp bằng cách thực hành pháp. Người thực hành đúng theo pháp chính là người kính trọng pháp thật sự.
Tôn kính Tăng
Tăng trong Phật giáo có có hai hạng là Phàm tăng và thánh tăng. Tăng là các bậc thừa hành theo chánh pháp, đã ly gia cắt ái, theo đạo nhiệm mầu. Tăng còn được xem là ngọn cờ Phật giáo, là hướng đạo của tín đồ. Do vậy chúng ta cần phải tôn kính Tăng.
Tôn kính điều học
Tôn kính điều học là việc cố gắng hết sức hành theo giới hạnh của mình, đã thọ trì sẽ không phạm vào. Chúng ta cần coi trọng giới hạnh của mình, cố gắng bài trừ những phiền não.
Kính trọng thiền định
Việc cố gắng hành thiền định không dám xao lãng của chúng ta chính là tôn kính thiền định. Thiền định là pháp dạy tâm kiềm chế tránh sự xao lãng, phóng túng và tâm phải yên trụ. Đặc biệt thiền định gắn kết không rời đối với các bậc xuất gia bởi thiền định là nấc thang đi đến Niết-bàn.
Tôn kính sự không phóng dật, dễ duôi
Không phóng dật, dễ duôi mang ý nghĩa là không phung phí thì giờ vào những việc vô ích. Tôn kính sự phóng dật, dễ nuôi là một trong những điều mà chúng ta cần thực hiện. Không phóng dật, dễ duôi bao gồm không phóng dật, dễ duôi bậc thấp và bậc cao.
Không phóng dật, dễ duôi bậc thấp gồm có:
- Không phóng dật, dễ duôi diệt trừ tội lỗi do thân nghiệp và chúng ta nên làm điều thiện.
- Không phóng dật, dễ duôi diệt trừ tội lỗi do khẩu nghiệp và chúng ta nên nói lời dịu dàng, khuyến thiện.
- Không phóng dật, dễ duôi trong suy nghĩ ác là không dám suy nghĩ ác và cố gắng suy nghĩ việc lành.
Không phóng dật, dễ nuôi bậc cao có 3 trường hợp:
- Không phóng dật, dễ duôi trong sự gìn giữ tâm, không cho tâm tham lam khi có cơ hội tiếp xúc những điều này.
- Không phóng dật, dễ duôi để tâm sân hận đối với các vấn đề gặp phải gây bực mình, khó chịu.
- Không phóng dật, dễ duôi để tâm si mê, lầm lạc trong trần cảnh.
Tôn trọng sự tiếp đãi
Sự tiếp đãi chịn là phép xã giao lịch sự ở đời và gồm có 2 phần như sau:
- Tiếp đón, tiếp đãi bằng những bữa cơm nước, chuyện trò vui vẻ và không có thái độ bực mình.
- Tiếp đãi bằng pháp, đưa ra lời khuyên thân bằng, quyến thuộc khởi tâm tu hành, trì giới…
Thông qua việc tiếp đãi giúp bạn nhận được sự quan tâm, thương mến, tôn trọng của mọi người. Sau khi chết đi, chúng ta sẽ được sanh vào cõi trời, nếu chẳng may đi lầm đường sẽ được các bậc trí thức nhắc nhở.
Lợi ích nhận được khi thực hành pháp tôn kính là gì?
Việc tuân thủ pháp tôn kính là điều cần thiết và nên làm đối với mỗi người chúng ta. Các lợi ích mà chúng sanh nhận được khi tuân thủ pháp tôn kính như sau:
- Nhận được đại phước cho bản thân mình.
- Luôn giữ được lễ độ, phong hóa, mỹ tục đối với dân tộc
- Người luôn tuân thủ pháp tôn kính chính là người tri thức, có giới đức, hành theo thiện pháp.
- Tuân thủ pháp tôn kính giúp bạn trở thành gương mẫu cho con cháu và người trong xã hội.
- Được nhiều người thương mến
- Sinh ra lòng từ ái đối với mọi người
- Khi bản thân tuân thủ pháp tôn kính sẽ trở thành người có nhiều trí nhớ.
- Không bao giờ có sự hối hận trong tâm.
- Được sanh vào gia đình quý phái.
- Hành theo giới, định, tuệ.
- Không làm mất minh sát tuệ hay đạo quả.
- Đã chuẩn bị vật thực về ngày vị lai.
- Sanh ra sự an vui trong tâm hồn
- Biết ngăn ngừa tránh để các việc ác xâm chiếm vào lòng, không sanh vào ác đạo.
- Luôn thỏa thích trong sự an lạc.
- Chắc chắn sẽ sanh vào cõi trời.
Thông qua những chia sẻ trên bạn đã hiểu được tôn kính là gì và những điều cần tôn kính theo Phật pháp. Việc chúng ta tôn kính các đấng bề trên như Đức Phật, Tăng hay cha mẹ, ông bà… sẽ đem đến nhiều phước báu tốt lành.
Nguồn: https://bchannel.vn/ton-kinh-la-gi/