Người Việt Nam thường chọn đi chùa lễ Phật đầu năm hay vào những ngày mồng 1, ngày 15 và ngày lễ. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ những điều không lên thực hiện khi đi chùa để thể hiện lòng tôn kính đến bề trên. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết nhất cho bạn đọc về những điều không nên làm khi đi chùa.  

Đi cửa chính thẳng vào chùa

Thông thường một ngôi chùa sẽ có cổng tam quan, chỉ mở rộng cửa chính ở giữa vào ngày lễ lớn, còn ngày thường chỉ mở cổng phụ hai bên. Nhà Phật quan niệm rằng cổng lớn chỉ là lối đi dành cho chư Phật, chư Thiện, bậc tôn túc có giới hạnh cao. Tuy nhiên nhiều người đi chùa lễ Phật tùy tiện đi vào cửa lớn gây phạm tội bất kính. Đây là điều kiêng kỵ chúng ta cần tránh và chỉ nên đi vào cửa hai bên, không dẫm lên bậu cửa khi bước vào.

17 điều cấm kỵ khi đi chùa mà 80% không ai biết

Đi giày dép vào Phật đường và Tam Bảo

Tam Bảo, Phật Đường của ngôi chùa là nơi tôn nghiêm với giới hương, định hương, chân hương. Do đó, chúng ta cần đảm bảo không đi dép vào nơi này, không gây ồn ào hay hỗn tạp để tránh gây tội lớn.

Ăn mặc không trang nghiêm

Một trong những điều cấm kỵ khi đi chùa tiếp theo cần tránh là ăn mặc không trang nghiêm. Bởi việc mặc đồ kín đáo, lịch sự khi đến chùa cũng thể hiện văn hóa lịch sự, tế nhị của mỗi người.

Cụ thể, chúng ta  không nên mặc váy ngắn, áo hai dây, quần cộc, áo xuyên thấu, quần áo hở hang, bó sát khi đến chùa. Bạn có thể chọn những bộ đồ màu sắc nhã nhặn, lịch sự để đến chùa làm lễ.

17 điều cấm kỵ khi đi chùa mà 80% không ai biết (2)

Khi vào Tam Bảo bái Phật mang theo nhiều đồ đạc

Những điều cấm kỵ khi đi chùa mà bạn cần tránh là mang theo nhiều đồ đạc vào Tam Bảo. Lưu ý khi vào Tam bảo lễ Phật, chúng ta không nên mang theo mũ áo, túi xách, tư trang cá nhân… Bởi khi bạn đặt đồ đạc trên chiếu, bàn hoặc trong góc tam bảo để bái Phật thì mọi công quả tu dưỡng sẽ tiêu tán hết.

Đứng và quỳ chính giữa Phật đường

Giữa Phật đường là vị trí thường dành cho trụ trì nhà chùa nên quan khách không nên đứng hoặc quỳ ở đó. Khi lễ Phật thì chúng ta sẽ đứng chếch sang bên một chút, tránh thắp hương trong Phật đường. Tốt nhất bạn hãy thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài để không ảnh hưởng đến tượng Phật, pháp khí.

17 điều cấm kỵ khi đi chùa mà 80% không ai biết (3)

Có các hành động bất kính trong chùa

Có hành động bất kinh trong chùa là một trong những điều cấm kỵ khi đi chùa cần tránh. Tốt nhất, khi hành lễ hay đứng khấn trước tượng Phật chúng ta cần luôn có thái độ cung kính, tôn nghiêm, không ngó ngang, quay dọc.

Tự tiện đặt lễ mặn trong chùa

Phật điện là nơi thờ tự chính nên chúng ta không được tùy tiện đặt lễ mặn ở đây. Trên hương án của chính điện chỉ nên dâng lễ chay, tịnh. Còn khu vực chùa có thờ các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu thì chúng ta có thể dâng lễ mặn lên ban thờ hoặc điện thờ.

17 điều cấm kỵ khi đi chùa mà 80% không ai biết (4)

Tự tiện chụp ảnh

Chùa là nơi thờ Phật vô cùng linh thiêng nên chúng ta không được tùy tiện chụp ảnh, quay phim trong chùa. Đồng thời, khi đứng khấn vái chúng ta không nên đứng thẳng ban thờ mà hãy đứng chéo sang một bên.

Tiền công đức đặt không đúng chỗ

Trong chùa sẽ có nơi đựng tiền công đức dễ nhìn thấy nhất. Nên nếu bạn muốn góp tiền giọt dầu, công đức cho tăng chúng, đệ tử nên đặt vào các vị trí được chỉ dẫn. Không nhét tiền bừa bãi, rải tiền trên ban thờ, nhét tiền vào tay Phật gây uế tạp sự linh thiêng của tượng Phật.

17 điều cấm kỵ khi đi chùa mà 80% không ai biết (5)

Cư xử với Tăng Ni thiếu tôn trọng

Những điều cấm kỵ khi đi chùa tiếp theo là cư xử với Tăng Ni thiếu sự tôn trọng. Tốt nhất bạn hãy chào và bắt đầu nói chuyện bằng câu “A di đà Phật” khi gặp Tăng Ni hay Sư thầy trong chùa. Điều này tuy đơn giản nhưng đem đến công đức vô lượng cho bản thân và nhà chùa.

Đi qua những người đang quỳ lạy

Khi hành lễ, chúng ta không nên quỳ phía sau người đang đứng thắp hương khác. Khi khấn vái, bạn không được đứng chính diện ban thờ mà đứng chếch sang 1 bên. Ngoài ra, không được đi hay bước qua mặt những người đang quỳ lạy trong chùa.

Mất trật tự, gây ồn ào tại chùa

Tránh không được chạy nhảy qua lại, bình phẩm, nói chuyện ồn ào, ngồi hoặc nằm ở góc Phật đường. Ngoài ra bạn cũng không tùy tiện hắt hơi, khạc nhổ… quanh khu vực Phật điện, Tam bảo. Bởi đây là nơi linh thiêng mà bạn mắc những tội bất kính này đều bị thiêu nơi địa ngục, tu hành không thành chính quả.

17 điều cấm kỵ khi đi chùa mà 80% không ai biết (8)

Sử dụng miệng thổi nến, hương tại chùa

Sử dụng miệng thổi nến, hương tại chùa chính là những điều cấm kỵ khi đi chùa cần tránh. Tốt nhất bạn cần nhẹ nhàng dùng tay phẩy để thổi nến, hương và giữ tâm trạng bình tĩnh, ôn hòa, tránh lo lắng, vội vã.

Tự ý sử dụng và lấy đồ ở chùa

Một trong những điều cấm kỵ khi đi chùa mà bạn cần tránh là tự ý sử dụng hay lấy đồ ở chùa. Bởi các món đồ Pháp bảo, vật dụng ở chùa do thập phương bá tánh phát tâm cúng dường để mong ước đem đến lợi lạc cho chúng sanh. Khi bạn tự ý lấy đồ ở chùa chính là đang bòn rút của cải của thập phương bá tánh gây nên tội lỗi nặng nề.

Tự tiện chạm và sờ vào tượng Phật

Không được tự tiện sờ mó, xoa tiền hay chạm vào tượng Phật khi đi chùa. Bởi đây là hành động bất kính gây nhiễu loạn không khí thanh tịnh, linh thiêng nơi cửa Phật.

17 điều cấm kỵ khi đi chùa mà 80% không ai biết (7)

Khạc nhổ bừa bãi và nằm ngả ngốn trong chùa

Tránh tuyệt đối không được to giọng bình phẩm, nằm ngồi ngả ngốn hay khạc nhổ bừa bãi khi đi chùa. Đây là hành đồng vô cùng bất kính, bất nhã mà chúng ta cần tránh khi đến viếng chùa.

Đem vàng mã cúng Phật

Chúng ta không nên sắm sửa vàng mã, đặt tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Tốt nhất, nếu có vàng mã thì nên đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu, bàn thờ Đức Ông.

17 điều cấm kỵ khi đi chùa mà 80% không ai biết (6)

Trên đây là những điều cấm kỵ khi đi chùa mà bạn cần nắm rõ để không phạm phải. Việc tuân thủ các quy tắc khi đi chùa, không mắc phải các điều tối kỵ trên sẽ giúp bạn nhận được công đức vô lượng, được thần Phật chở che.

Theo Bchanel

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Khi gặp khó khăn con hãy nhớ tưởng đến Phật, Pháp, Tăng
Kiến thức

Con… Khi gặp những khó khăn bối rối trên đường đời mà tự mình không giải quyết được con có quyền nhớ tưởng đến Phật, Pháp, Tăng hoặc các bậc Thầy tổ để con có thể yên tâm giữ vững niềm tin hầu con có đủ sức mạnh kham nhẫn, sáng suốt, bình tĩnh và...

Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn?
Kiến thức

Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn? và ý nghĩa của chữ Vạn như thế nào? Chữ vạn là một trong 32 tướng tốt của Đức Phật. Đây là biểu thị cái công đức của Phật. Sở dĩ nó ứng hiện ở nơi ngực của Phật là để nói lên cái...

Tại sao lễ Phật phải cúi đầu?
Kiến thức

Lễ Phật không phải là chạy tìm cầu ở bên ngoài, mà là hướng nội phát huy tự tâm. Do đó, phải cúi đầu chiếu soi lại mình. Cúi đầu trong ý nghĩa thâm sâu về phương diện Phật pháp là biểu thị một sự tôn trọng, kính lễ đối với Phật, cũng như nói...

Hiểu đúng bản chất của chú Đại Bi
Kiến thức

Tụng chú Đại Bi hàng ngày sẽ được chư Thiên, chư Thần ủng hộ, hộ trì cho mình. Điều này có đúng không? Chú Đại Bi là gì? Chú Đại Bi là bài thần chú thuộc Kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni của Phật Quan Thế Âm bao gồm có 84 câu và 415...

Sự tích và ý nghĩa về Tôn giả Mục Kiền Liên
Kiến thức

Mục Kiền Liên là một vị Tôn giả nổi tiếng trong Phật giáo. Hình tượng cứu mẹ của Ngài chính là cảm hứng ra đời cho ngày lễ Vu Lan báo hiếu ngày nay. Tôn giả Mục Kiền Liên là ai? Tôn giả Mục Kiền Liên Trong lịch sử Phật giáo ghi chép lại rất...

Hiểu rõ về Tứ Chánh Cần: Pháp đầu tiên làm thanh tịnh giới luật
Kiến thức

Tứ Chánh Cần là một thuật ngữ quen thuộc đối với người Phật tử. Pháp này nằm ở phần Đạo Đế trong Tứ Đế. Ngoài ra còn được gọi là Tứ Chánh Đoạn, Tứ Ý Đoạn, Tứ Đoạn,…nhưng vẫn quen gọi là Tứ Chánh Cần. Trong cuộc sống của mỗi người, chúng ta đều luôn...

Nên tụng kinh gì trong tháng bảy âm lịch?
Kiến thức

Tháng bảy âm lịch hằng năm chúng ta lại nô nức đón mừng mùa Vu Lan hiếu hạnh, không chỉ đối với những người Phật tử, mà hầu như tất cả người dân của dân tộc Việt Nam đều biết về dịp lễ Vu Lan, hay dân gian thường gọi là rằm tháng bảy. Tháng...

Ý nghĩa hình tượng Bồ-tát Quán Thế Âm
Kiến thức

Thờ tượng Bồ-tát Quán Thế Âm có những gì cao siêu kỳ đặc, mà tôi gọi đó là một đặc điểm của Phật giáo Việt Nam? Khi chúng ta thờ một đức Phật, một vị Bồ-tát cần phải thâm hiểu ý nghĩa hình tượng các ngài. Bây giờ quí Phật tử hình dung tượng đức...

Lễ Vu lan là ngày gì?
Kiến thức

Lễ Vu lan của Phật giáo như chúng ta thấy ngày nay phát xuất từ thời Đức Phật. Bằng đại bi tâm, Đức Phật đã dạy phương thức báo hiếu cho cha mẹ ở đời này và nhiều đời khác. Tại sao lại có ngày lễ Vu lan?  Không phải ngẫu nhiên, cứ đến ngày...

Động cơ chính yếu của sự tu hành là gì?
Kiến thức

Người Phật tử nên chân thành tự xét lỗi mình, phải tế nhị gạn lọc phiền não ở nội tâm, thực hành đúng hai chữ “Tảo Tuệ” của đức Phật đã dạy ngài Châu-lợi-bàn-đặc, chắc chắn không bao lâu viên ngọc hạnh phúc sẽ cầm được trong tay. Động cơ chính yếu của sự tu...

Mười công đức to lớn của việc họa vẽ, tôn tạo hình tượng Phật
Kiến thức

Đức Phật khai thị cho Bồ Tát Phổ Quảng rằng: “Này Phổ Quảng! Như có kẻ thiện nam hay người thiện nữ nào vẽ hình tượng của Ngài Ðịa Tạng Bồ tát rồi chừng một lần chiêm ngưỡng, một lần đỉnh lễ, người đó sẽ được sinh lên cõi trời Ðao Lợi một trăm lần,...

6 điều mà người trí sống và thực hành theo Phật Pháp?
Kiến thức

Dành thời gian hàng ngày học hiểu và thực hành Phật pháp là cách làm của người trí. Phật pháp là phương pháp giải trừ, chuyển hóa khổ đau hữu hiệu, là khắc tinh của phiền lo khổ não. Những điều đức Phật đã dạy dù một bài kệ, một câu kinh đơn giản cũng...

Chấp niệm là gì? 3 loại chấp niệm phổ biến và cách buông bỏ
Kiến thức

Chấp niệm thường được sử dụng trong hoàn cảnh không buông bỏ và có những suy nghĩ không đúng đắn. Vậy chấp niệm là gì? Có những loại nào và cách buông bỏ như thế nào? Bạn đọc hãy đi tìm câu trả lời qua nội dung bài viết dưới đây.  Chấp niệm là gì? ...

Cách chép kinh Vu Lan Báo Hiếu
Kiến thức

Kinh Vu Lan Báo Hiếu tôn vinh lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, mang lại phước báo và kết nối sâu sắc giữa thế hệ. Cách chép kinh Vu Lan Báo Hiếu Chép kinh Vu Lan Báo Hiếu là một hành động thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối...

Duyên khởi và ý nghĩa của Kiết hạ An cư
Kiến thức, Luật, Phật học

Theo luật Tứ phần[1] duyên khởi của Ðức Phật qui định mùa an cư của chúng tỳ kheo xảy ra khi Ngài đang trú tại Xá Vệ, trong vườn của Ông Cấp Cô Ðộc. Nguyên do của việc chế định này là bởi vì sự than phiền của các người cư sĩ đối với nhóm 6...

Các hạnh đầu đà
Kiến thức

1.  Giới Thiệu Hôm nay chúng ta bắt đầu nghiên cứu chương thứ hai, bàn về những sự thực hành kham khổ, tức là các phương pháp đầu đà. Chúng được trình bày ở đây vì sự thực hành những phương pháp đầu đà này giúp chúng ta tẩy rửa thêm đi những phiền não. Trước hết, chúng ta cần sự thanh lọc hay sự thanh tịnh giới hạnh. Thêm vào đó, chúng ta cần thực hành một số những phương...