Trong phong trào chấn hưng Phật Giáo Việt Nam, các bậc Long Tượng tiếp nối ra đời làm sáng ngời lịch sử Phật Giáo phục hưng, nhất là trong thời kỳ cận đại, những tấm gương sáng chói của phong trào phục hưng trong đó có Hòa Thượng Thích Thiện Hoa.

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam từ cổ chí kim thời nào cũng có các bậc Cao Tăng Thiền Đức xuất hiện để hoằng pháp độ sanh. Nổi bật tiêu biểu nhất là vào các triều đại Đinh – Lê – Lý – Trần. Đã có các vị Thiền sư uyên thâm Phật pháp, tinh thông thế học, đem tài đức của mình mà cố vấn cho các vua trị dân giữ nước. Đến thời cận đại lại có thêm nhiều bậc danh Tăng lỗi lạc nhập thế mà hoằng pháp lợi sanh. Nhân vật được nhắc đến ở đây chính là Hòa thượng Thích Thiện Hoa – một cao Tăng Thạc Đức mà Tăng Ni Phật tử trong và ngoài nước đều trân trọng kính ngưỡng.

Đôi nét về tiểu sử của Hòa thượng Thích Thiện Hoa

Ngài ra đời ngày mồng 7 tháng 8 năm 1918 tại làng Tân Quy, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Vì quy y từ thuở ấu thơ, Ngài lấy pháp danh làm thế danh nên húy là Trần Thiện Hoa. Thân phụ Ngài là ông Trần Văn Thế pháp danh Thiện Huệ, thân mẫu là Bà Nguyễn Thị Sáu, pháp danh là Diệu Tịnh.

Ngài là con út trong một gia đình tám anh chị em, ba người anh chị của Ngài cũng xuất gia đầu Phật. Riêng Ngài năm lên bảy tuổi thì xuất gia tại chùa Phước Hậu, làng Đông Hậu, huyện Trà Ôn. Sau đó Ngài được gửi tới chùa Đông Phước, huyện Cái Vồn để theo học với Tổ Khánh Anh, được Tổ cho pháp hiệu là hoàn tuyên.

Năm 1931, Tổ Khánh Anh lãnh chùa Long An ở Đồng Đế, Trà Ôn và khai lớp học gia giáo tại đây, và ngay năm ấy, Ngài được nhập chúng theo học, lúc 14 tuổi.

Năm 1935, Phật học đường Lưỡng Xuyên Trà Vinh khai giảng, Ngài được theo học tại đây, và ngay năm ấy, Ngài được thọ giới Sa di vào lúc tròn 17 tuổi.

Năm 1938, Ngài được Ban giám đốc Phật học đường cử ra Huế học cùng với các Tăng sinh khác học lớp đầu tiên, lúc ấy Ngài được 20 tuổi. Ngài học ở Phật đường Tây Thiên hai năm. Sau đó Ngài vào chùa Long Khánh, Quy Nhơn học Phật pháp với Tổ Phước Huệ chùa Thập Tháp một năm. Sau đó Ngài trở ra Huế dự khóa học tại Phật học đường Báo Quốc bốn năm. Đúng thời gian tám năm dài theo học Phật pháp tại miền Trung, Ngài trở về lại miền Nam và đến năm 29 tuổi Ngài đã đăng đàn thọ đại giới cụ túc tại giới đàn chùa Kim Huê – Sa Đéc.

Hòa thượng Thích Thiện Hoa là một trong những cây đại thụ Đạo Pháp - Dân tộc đã cống hiến cả cuộc đời mình trên mảnh đất miền Nam.

Hòa thượng Thích Thiện Hoa là một trong những cây đại thụ Đạo Pháp – Dân tộc đã cống hiến cả cuộc đời mình trên mảnh đất miền Nam.

Hòa Thượng Thích Thiện Hoa: Một nhân tài xuất chúng hiếm có

Hòa Thượng Thích Thiện Hoa khi chưa thọ đại giới đã khí phách hùng lực phối hợp với Hòa thượng Thích Trí Tịnh thành lập Phật học đường tại chùa Phật Quang xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn. Mặc dù lúc ấy là giai đoạn năm 1945, đất nước ta mới tuyên ngôn độc lập và có cao trào chống Pháp cứu nước. Vậy mà lớp học của Ngài số Tăng Ni đến học 30 vị. Ngài là con người không dễ khuất phục trước nghịch cảnh chướng ngại, mà trái lại rất bền bỉ chịu đựng trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Hòa Thượng Thích Thiện Hoa đã mở lớp “Bình dân học vụ với sáng kiến độc đáo là soạn tập sách “Vần chữ O” để học viên dễ dàng hấp thụ nhanh. Với tấm lòng vị tha trong dòng máu từ bi của chư Phật, Ngài không những lo cho con em, đồng bào biết chữ mà còn mở phòng y tế để chữa bệnh cho nhân dân trong làng. Ngài luôn tâm niệm và dạy chúng rằng: “Muốn làm việc lớn. Trước phải làm việc nhỏ, muốn đi xa trước phải từ nơi gần”.

Hòa Thượng Thích Thiện Hoa là một vì sao sáng cho bất cứ những ai đi vào con đường chánh pháp. Ngài có một trái tim nóng bỏng thiết tha vì sự nghiệp Đạo pháp dân tộc. Ngài cương nghị, trầm lặng, nhưng rất mực hiền hậu, ôn hòa với tất cả mọi người dù thuận hay nghịch. Đặc điểm thánh thiện hơn nữa là Ngài rất trân quý giữ lấy tình huynh đệ, đồng môn.

Qua quá trình tu học và hành đạo của người, Hòa Thượng Thích Thiện Hoa đích thực là một vĩ nhân phi phàm, có ý chí phi thường, có những hành động phi thường, can đảm đứng trước những phong ba bảo táp của thời đại, bình tĩnh vượt qua những gian lao thử thách của thói đời, khôn khéo lèo lái con thuyền Phật Giáo cập được bến bờ vinh quang.

Năm 1953, Hòa Thượng Thích Thiện Hoa được giáo hội Tăng già Nam Việt giao phó ba nhiệm vụ lớn: Trưởng Ban Giáo dục, Trưởng ban Hoằng pháp giáo hội Tăng già Nam Việt và kiêm Đốc giáo Phật học đường Nam Việt chùa Ấn Quang.

Mặc dù trên vai Hòa thượng nặng gánh những trọng trách Phật sự lúc bấy giờ, song Ngài vẫn điềm nhiên giữ lấy sự thăng bằng thân tâm sáng suốt để điều hành Phật sự. Ngài rất chu đáo về việc giảng dạy và chuẩn mực đào tạo cán bộ khi thừa hành Phật sự. Công việc của Ngài đêm cũng như ngày cứ xoay tròn như công vụ.

Khi nhắc đến cuộc đời Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, chúng ta dễ dàng cảm nhận được ngay những công hạnh rất đặc biệt của Ngài đối với Đạo pháp dân tộc thật cao cả không cùng, cuộc đời của Ngài luôn gắn liền với: Hòa bình – Giáo dục – Tình thương – Hòa giải và hiếu hạnh.

Hòa Thượng Thích Thiện Hoa thường huấn thị Phật tử rằng: “ Hôm nay hàng Phật tử chúng ta đang sống trong hào quang tươi sáng của Đức Phật, trong một tổ chức có quy mô, trong một đường lối có giáo dục có phương pháp và trong tinh thần thống nhất ý chí và hành động. Đó là nhờ sự cố gắng công ý chí bất khuất của các bậc tiền bối trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam…”.

Hòa Thượng Thích Thiện Hoa: Cả cuộc đời vì Đạo Pháp dân tộc

Đã 45 năm đi qua kể từ khi ngài viên tịch (1973 – 2019), song dư âm và hình bóng Ngài vẫn còn vang vọng, in sâu trong lòng Tăng Ni Phật tử Việt Nam. Hôm nay chúng ta ngồi lại với nhau để diễn đàn hội thảo những công ơn các bậc tiền bối đã làm rạng danh mảnh đất Sài Gòn này và hôm nay Sài Gòn tròn tuổi 300 năm qua với biết bao biến cố lịch sử và thăng trầm của đất nước, Sài Gòn cũng chung chịu số phận ấy mà anh dũng đi lên để thăng hoa cho chính mình.

Trong công cuộc xây dựng và giữ gìn mảnh đất Sài Gòn hôm nay được 300 năm của dân tộc, Phật giáo đã đồng hành từ thuở khai hoang, lập địa để làm nên Sài Gòn Gia Định hôm nay. Đã có biết bao bậc Cao Tăng Thiền Sư cống hiến cả cuộc đời mình cho mảnh đất Sài Gòn này ngày càng thêm huy hoàng, tráng lệ và xanh mãi một màu xanh bất tử.

Trong vô số công ơn tiền bối hữu công ấy Hòa Thượng Thích Thiện Hoa đã dâng hiến trọn đời mình trên mảnh đất Sài Gòn này để thực hiện Đạo pháp dân tộc bằng tất cả con tim, khối óc. Đúng 20 năm kể từ khi về Sài Gòn gánh vác Phật sự giáo hội cho đến cuối đời, Ngài đã đem hết tấm lòng vì đạo vì đời để tạo dựng một ngôi nhà Đạo Pháp dân tộc sống trong hạnh phúc tình thương.

Với Đạo pháp Ngài đã để lại một kho tàng giáo lý vô giá cho hàng Tăng Ni Phật tử chúng ta hôm nay làm hành trang đi trên con đường Đạo, và Ngài đào tạo trưởng thành rất nhiều bậc Tăng tài đức độ mà hiện nay là các bậc tôn túc đang lãnh đạo giáo hội với những trọng trách tối cao.

Với dân tộc Ngài đã góp phần xây dựng nền hoà bình lâu dài hạnh phúc cho toàn dân tộc hôm nay nói chung, cho tất cả người dân Sài Gòn nói riêng. Ngài là cây đại thụ đức độ với bao công hạnh đã thầm lặng cống hiến đến cả trọn cuộc đời, rồi lặng lẽ ra đi về cõi Phật khi hoà bình sắp ngự trị trong lòng dân tộc Việt Nam.

Suốt cuộc đời vì Đạo Pháp dân tộc với ý chí cương nghị và bao dung đức độ, vị tha với tất cả mọi người, Hòa Thượng Thích Thiện Hoa luôn cương quyết và giữ vững lập trường của mình mà hoằng pháp lợi sanh bằng bức thông điệp tâm linh nhắc nhở chúng ta rằng:

“Phật giáo không mưu đồ ngai vàng, công danh quyền thế hay độc tôn. Phật giáo không để cho một thế lực nào, dù mạnh đến đâu khuynh đảo, không để bị mua chuộc, dù tiền bạc nhiều đến mấy, Phật giáo không chạy theo ngoại ban không dựa vào quyền thế, không làm tay sai cho bất cứ một ai, mà Phật giáo chỉ trung thành với nước nhà dân tộc. Lịch sử Việt Nam, từ Đinh – Lê – Lý – Trần đã chứng minh hùng hồn và cụ thể điều đó”.

“Phật giáo từ khi có mặt trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, chưa hề làm đổ một giọt máu của nhân loại hay của một quốc gia chủng tộc nào (chỉ trừ một vài cá nhân mượn lốt Tăng sĩ, vì quyền lợi riêng tư) hay có hậu ý mưu đồ xâm lăng chiếm đoạt. Phật giáo đi đến đâu chỉ mang ánh sáng từ bi, đạo đức chiếu soi đến đó và tạo dựng hoà bình an lạc cho dân tộc xứ ấy”.

Hòa Thượng Thích Thiện Hoa đến và đi trong cõi đời này như chân thân một vị Bồ Tát sống mãi bất tử giữa lòng nhân thế. Ngài là cây đại thụ che mát lòng người và làm nên thế đứng Sài Gòn Gia Định 300 năm mà ngẩng cao đầu nhìn ra thế giới với niềm vinh dự tự hào một dân tộc anh hùng luôn yêu chuộng hoà bình để kết thân với bạn bè khắp năm châu.

Hòa Thượng Thích Thiện Hoa viên tịch ngày 20 tháng Chạp năm Nhâm Tý, nhằm ngày 23 tháng Giêng năm 1973, thọ 55 tuổi đời và 26 tuổi hạ.

Thích Huyền Lan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Hòa Thượng Thích Viên Quang – Vĩnh Thừa (Chùa Châu Lâm – Huế)
Danh Tăng

Hòa Thượng thế danh Nguyễn Hữu Ký, sinh ngày 20 tháng 11 năm Ất Dậu niên hiệu Thành Thái (1895), nguyên quán làng Đa Nghi, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị nhưng sinh trưởng tại làng Lang Xá Bàu, xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thân phụ là cụ ông Nguyễn...

Tiểu sử Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Đàm (1924-2022) – Phó Pháp chủ GHPGVN
Danh Tăng

Cả cuộc đời của ngài sống hết mình, bình dân, giản dị, hòa nhã, nhẫn nhục, tuy rất nghiêm khắc với bản thân nhưng đối với tứ chúng lại khiêm cung hòa nhã và thường dạy các đệ tử noi gương Tổ Bách Trượng “ngày không làm thời cũng không ăn”. Phó pháp chủ Hội...

Trưởng lão Giác Chánh – Đệ nhị Tổ sư Phật giáo Khất Sĩ: Một đời nghiêm trì giới luật
Danh Tăng

Trưởng lão Giác Chánh là một trong những cao đồ của đức Tổ sư Minh Đăng Quang – người khai sáng Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam. Trước khi vắng bóng, đức Tôn sư đã phó chúc cho Tỳ kheo Giác Chánh là người kế thừa trách nhiệm điều hành Tăng đoàn Khất Sĩ. Bởi thế về...

Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Trí (1952-2024)
Danh Tăng

Hòa thượng Thích Huệ Trí (1952-2024) Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN; Phó Trưởng ban Ban Tăng sự Trung ương; Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; Nguyên Phó Chánh Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN; Nguyên Trưởng ban Ban Pháp chế Trung ương; Nguyên Trưởng ban Ban Trị sự...

Sơ lược tiểu sử Đại lão Hòa thượng Thích Đạt Thanh, Pháp chủ Giáo hội Tăng-già Nam Việt
Danh Tăng

Thời niên thiếu Đại lão Hòa thượng thượng Đạt hạ Thanh, pháp danh Như Thông, thế danh Võ Minh Thông, sau đổi tên là Võ Bửu Đạt. Ngài sinh vào giờ Ngọ, một ngày trong tiết Mạnh Xuân năm Đinh Sửu (1877), tại làng Tân Thới Thượng thuộc tổng Bình Thạnh Hạ, H.Bình Long, phủ...

Lược sử Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909 – 1984)
Danh Tăng

Hòa thượng húy Văn Kính, pháp danh Tâm Như, tự Đạo Giám, hiệu Thích Trí Thủ. Hòa thượng sanh giờ Hợi ngày 19.9 năm Kỷ Dậu tức ngày 1 tháng 11 năm 1909. Xuất thân từ một dòng tộc nối đời sùng mộ Phật pháp. Hòa thượng thuộc thế hệ thứ tám của họ Nguyễn,...

Tiểu sử Cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa(1918-1973)
Danh Tăng

I-THẾ TỘC: Hòa thượng húy Trần Thiện Hoa, pháp danh Thiện Hoa, hiệu Hoàn Tuyên, sanh ngày 7-8 năm Mậu Ngọ (1918), tại làng Tân Quy (sau đổi tên là An Phú Tân), quận Cầu Kè, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Trà Vinh). Hòa thượng là con út (thứ chín) trong gia đình. Thân...

Nguồn càng sâu – Dòng càng dài
Danh Tăng, Lịch sử, Nghiên cứu

Tác giả bài viết: TT. Thích Tâm Hạnh* Tóm tắt: Tổ sư Liễu Quán ở tổ trên nhánh cây, ăn rong “sột soạt” mà thiền cơ dĩnh ngộ, xuất kệ lập nên thiền phái, đời đời nối thạnh. Từ xưa đến nay, bậc Tổ đức nào miên mật công phu, chứng ngộ, bảo nhậm rồi sáng...

HT Thích Phước Sơn với văn hóa và giáo dục
Danh Tăng

Kể từ khi con người mới bắt đầu xuất hiện trên quả địa cầu nầy. Trong trang nghiêm kiếp của quá khứ, hiền kiếp của hiện tại, hay tinh tú kiếp của tương lai thì sự tu học của chư Tăng Ni và Phật tử vẫn là những điều kiện cần thiết để xiển dương...

Thiền sư Vô Ngôn Thông
Danh Tăng

Vô Ngôn Thông là một vị sư người Trung Quốc, nhưng có công truyền bá Phật giáo vào Việt Nam. Sư đến Việt Nam vào năm 820, ở tại chùa Kiến Sơ, làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Vô Ngôn Thông là một thiền sư, cũng là tên một thiền phái Phật...

Tiểu sử Hoà thượng Tuệ Sỹ
Danh Tăng

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, thế danh Phạm Văn Thương, sinh ngày 15-2-1943 theo khai sanh (gia đình khai tăng tuổi để thầy đi học), tuổi thật sinh ngày 05 tháng 4 năm 1945 (nhằm ngày 23 tháng 02 năm Ất dậu), tại tỉnh Paksé, Lào; Thân phụ: Cụ ông Phạm Văn Phận, Pháp danh Trung Thảo, Thân mẫu: Cụ...

Cổ thụ trong rừng thiền (Hòa thượng Mật Hiển)
Danh Tăng

Hòa thượng Mật Hiển tại chánh điện chùa Trúc Lâm (ảnh 18/7/1989) 1.-    山有乔木 – Sơn hữu kiều mộc. Rừng già, vì trong đó có cổ thụ. Cây cao, bóng cả sừng sững giữa trời. Từ những mầm non mong manh, rồi chen chúc với cỏ dại, lau lách; năm tháng chồng chất bởi nắng, gió,...

Hòa thượng Chơn Giám Trí Hải – Tổ khai sơn Bích Liên Tự và dòng kệ truyền thừa
Danh Tăng

Dòng kệ truyền thừa của Hòa thượng Chơn Giám Trí Hải, Tổ khai sơn Bích Liên Tự ở tỉnh Bình Định, dù chỉ mới xuất hiện hơn 70 năm trở lại đây, nhưng dòng kệ này cũng đã góp phần làm cho sự phát triển của các Thiền phái Phật giáo tại miền Trung thêm...

Tiểu sử Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Sam (1929 -2018)
Danh Tăng

Suốt một đời, Hòa thượng sống hết sức bình thường dung dị, siêng năng cần cù, nhu hòa nhẫn nhịn. Tuy nghiêm khắc với bản thân, nhưng lời nói và việc làm luôn “tri hành hợp nhất”, hết lòng phụng sự Tam bảo, nên hạt giống Bồ-đề luôn giữ trọn trong tâm. Đại lão HT.Thích...

Vài nét về tiểu sử Hòa thượng Thích Trí Độ (1894 – 1979)
Danh Tăng

Với học hạnh kiêm ưu, công hạnh Đạo – Đời toàn vẹn, và những đóng góp to lớn cho đạo pháp và dân tộc như thế, Hòa hượng xứng đáng là ngôi sao Bắc Đẩu trong phong trào chấn hưng và thống nhất Phật giáo Việt Nam. TIỂU SỬ PHÁP SƯ TRÍ ĐỘ(1894 – 1979)...

Hòa thượng Thích Hiển Tu – Cốt cách của bậc Long tượng
Danh Tăng

Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc. Các bậc cao tăng như Thiền sư Vạn Hạnh, Phật hoàng Trần Nhân Tông,… đã hiến dâng hoa đời hương đạo, xiển dương chánh pháp, phụng sự dân tộc. Tiếp nối dòng lịch sử ấy, Hòa thượng Thích Hiển Tu – bậc Long tượng thạch...