Nhân ngày lễ Vu Lan hãy về cùng ba mẹ ăn bữa cơm nhé và đơn giản thôi hãy chụp cùng ba mẹ tấm hình. Hãy cho đấng sinh thành thấy bạn đã trưởng thành và có thể yên tâm về bạn sau bao năm phải lo âu muộn phiền.

Vào giờ tan học, như bao ngày Thoại chờ mẹ đến đón trước cổng trường tiểu học nhưng hôm nay đợt thật lâu và thật dài, ngôi trường vắng tanh còn mình em nép bên chút bóng râm cạnh cổng trường, đứng mỏi chân rồi lại ngồi xuống, ngồi chán lại đứng dậy, cứ đứng lên và ngồi xuống không biết bao nhiêu lần. Nghe có tiếng xe máy, em chạy ra bất ngờ:

Dì An! dì tới đón con về hả?
Uhm, con lên xe dì chở con về mau lên.
Cô bé vừa leo lên xe vừa không khỏi thắc mắc.
Vì sao mẹ con không đến đón con vậy dì, khi sáng mẹ dặn con đợi mẹ mà, con đợi lâu, mỏi hết cả chân mà mẹ vẫn không đến.
Mẹ con có việc gấp nên không đón con được, dì đến đón con
Vậy dì chở con về ngoại chơi với em Bắp hả ?
Không, dì chở con về nhà của con
Cô bé không hỏi tiếp nhưng cứ mơ hồ không hiểu vì sao, cứ im lặng ngồi sau xe. Về đến trước cổng nhà cô bé, vội xuống xe và hỏi.

Dì ơi! Sao hôm nay nhà con nhiều người vậy, họ đem bàn ghế tới nữa kìa, còn cả cắm hoa nữa chứ. Con thấy lạ ghê đó. Hay là ba mẹ mở tiệc hả dì?

Cô bé cứ nhìn quanh đặt ra biết bao nhiêu câu hỏi mà không để ý hai hàng nước mắt lăn trên khuôn mặt của dì An.
Mau vào nhà đi con, vào nhìn mẹ con.
Mẹ con ???

Chưa nói xong cô bé chạy thật nhanh vào trong nhà, thấy mẹ nằm trên giường, còn có bà ngoại và nhiều người khác ngồi xung quanh. Thoại đứng chết lặng tại chỗ, thời gian như dừng lại tại giây phút này, đôi mắt cứ thế nhạt nhoà.
Mau đến bên mẹ đi con. Dì An khẽ nói, còn tay đẩy nhẹ vào lưng Thoại.

Bé con bước chậm từng bước, nhẹ nhàng đi đến bên mẹ, tâm hồn trống rỗng, làm sao để nói hết được cảm giác này đây. Cô bé nhẹ nhàng nhìn mẹ nằm im bất động, trong tận đáy lòng muốn gọi “mẹ ơi, mẹ mở mắt ra nhìn con đi” nhưng sao, cổ họng cứ nghẹn lại nói không thành tiếng, đứng yên bất động, nhìn thật lâu rồi oà khóc.

Dì ơi! Có phải mẹ con chết rồi không, từ nay mẹ con không còn chở con đi học, không còn nấu cho con ăn, không còn chơi với con nữa phải không dì.?? dì mau gọi mẹ dậy đi, con hứa sẽ ngoan, sẽ không làm mẹ buồn nữa, sẽ không nói với các bạn mẹ là dữ lắm, con hứa sẽ ngoan mà.

Con bé mới hơn 9 tuổi mà đã rất hiểu chuyện. Hiểu chuyện đến đau lòng. Dì An nhẹ ôm vào lòng. Biết nói gì bây giờ.

Sau 1 tuần đau thương, bé Thoại đi học lại trở lại, nhưng bây giờ là ba chở em đi học không phải là mẹ nữa.

Sao con không chơi với các bạn. Cô giáo thấy em ngồi tại chỗ đăm chiêu như suy nghĩ gì đó liền hỏi.

Mẹ con chết rồi. Cô giáo đứng yên nhìn bé, đôi mắt cay cay.

Ra về như thói quen, Thoại cứ đảo mắt xung quanh tìm hình bóng mẹ nhưng người đến đón em có ngày là ba, ngày thì bà ngoại, ngày thì dì An. Cứ thay đổi như vậy. Nhìn quanh bạn bè có mẹ đi đón, Cô bé cảm thấy có chút chạnh lòng và thèm, thèm cái cảm giác ôm mẹ từ sau lưng kể cho mẹ nghe chuyện ở lớp ngày hôm nay. Ngay cả nhà, nơi thân thuộc nhất cũng không còn hơi ấm của mẹ. Cô bé chỉ biết tìm nụ cười mẹ qua di ảnh trên bàn thờ lạnh tanh.

Boong…. Boong …. Boong tiếng chuông ngân lên làm Thoại trở về thực tại. Lễ Phật xong, Cô bé nhẹ nhàng lấy bông hồng trắng đeo lên ngực trái của mình. Rồi đi xuống sân chùa. Nghe từ xa xa vọng lại bài hát :

“Năm xưa tôi còn bé
Mẹ tôi đã qua đời
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận trẻ mồ côi
Quanh tôi ai cũng khóc
Im lặng tôi sầu thôi
Mặc dòng nước mắt chảy
Là bớt khổ đi rồi
……….
Bài hát này như chạm đến nỗi đau không bao giờ nguôi của Thoại, đôi mắt cứ thế nhạt nhoà, giọt nước mắt cứ mãi nhẹ lăn xuống sống mũi rồi lại xuống cằm, làm ướt cả khuôn mặt. Làm sao cô bé có thể quên được ngày định mệnh đó cơ chứ. Nó chỉ như mới ngày hôm qua.Từ ngày mẹ ra đi vì tai nạn giao thông, cô bé vốn hiểu chuyện bây giờ lại càng hiểu chuyện hơn, mạnh mẽ hơn để bước tiếp mà không có mẹ bên cạnh. Dù luôn có ba ở bên nhưng cô khát khao được một lần nữa gọi tiếng “mẹ”, được ngồi sau lưng mẹ, được mẹ che chở. Dù mẹ đã đi về nơi thật xa, nhưng ở đây luôn, trong tim cô luôn có mẹ. Hôm nay là lễ Vu Lan, cũng là lần thứ 14 cô bé đeo hồng trắng trên ngực mình, chừng năm rồi cô chưa được ôm mẹ, gọi mẹ ơi.

“Tôi biết tôi mất mẹ
Là mất cả bầu trời”

“Mẹ” tiếng gọi thiêng liêng, một khi đã mất đi sẽ không thể nào tìm lại được. Biết bao nhiêu người chỉ ước một lần nữa được mẹ quan tâm vỗ về, được chạy về ôm mẹ giữa những thăng trầm của cuộc sống, được ăn những món mẹ nấu tuy dân dã nhưng chứa đựng đầy yêu thương. Bạn có biết rằng, bạn hạnh phúc lắm không, vẫn còn mẹ bên cạnh, còn được mẹ “nhăn nhó, càm ràm”. Một mai vô thường đến biết tìm ở đâu hình bóng ấy. Đã bao lâu rồi bạn chưa về nhà để gọi tiếng mẹ, đã bao lâu bạn chưa chụp chung cùng mẹ tấm hình. Vì sao bạn có thể cười tươi với những người xung quanh nhưng lại nhăn nhó với mẹ, người đã mang nặng đẻ đau, cố gắng cho bạn cuộc sống tốt nhất trong khả năng của mình, vì sao …. và vì sao …. Nhân ngày lễ Vu Lan hãy về cùng ba mẹ ăn bữa cơm nhé và đơn giản thôi hãy chụp cùng ba mẹ tấm hình. Hãy cho đấng sinh thành thấy bạn đã trưởng thành và có thể yên tâm về bạn sau bao năm phải lo âu muộn phiền.

Diệu Phương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Vị lãnh đạo truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ
Tuỳ bút

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một học trò lỗi lạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã truyền cảm hứng và nguồn năng lượng tích cực về nhân cách, đạo đức cho nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bằng trí tuệ, sự thông thái ẩn sâu bên trong một con người dung...

Sống chậm để yêu thương
Thơ, Văn học

Thấy gì ngoài ô cửa Chim hót chào ban mai Sau một đêm mưa bão Nắng ngập tràn tương lai. Bầu trời cao lồng lộng Mơ làm cánh chim thôi Mang niềm vui bé mọn Chia sẻ đến mọi người. Trước sông dài biển rộng Bão tố đầy phong ba Hạnh phúc từ đâu đến...

Ngát Hương – Vô Ưu
Sự kiện, Tuỳ bút, Văn học

Hằng năm cứ độ tháng Tư lại về, bầu trời trong xanh tươi mát, gió thoảng đong đưa, người trời hân hoan đón mừng bậc Thế Tôn giáng trần. Là người con Phật ai ai cũng hiểu ngày đó, chính là ngày Đức Thế Tôn đản sanh tại thành Ca Tỳ La Vệ thuộc xứ Ấn Độ thời bấy giờ. Chúng ta một lòng hướng về cội...

Thơ: Giấc mộng phù sinh
Thơ, Văn học

Giấc mộng phù sinh Đời như giấc mộng phù sinh Nửa chừng tỉnh giấc thấy mình đã xa Một thời phiếm mộng phù hoa Tàn cơn gió lạnh như là khói sương Ngẫm nhìn một đoá liên hương Trầm lao phủ lối tà dương ngược dòng Hoa yên nhuộm áo nâu sòng Đường xa tuyết...

Lời Kinh Từ Những Buồng Biệt Giam
Tuỳ bút, Văn học

Cách đây khá lâu, tôi đã có lần đọc câu chuyện về những người phạm nhân ở trong trại cải tạo và mối tương quan đồng cảm của những người giám thị trại giam dành cho họ, đó là chia sẻ về Phật pháp, đặc biệt là đối với những tử tội. Hãy tưởng tượng rằng những người đang...

“Xuân Khai Phúc Lạc” qua góc nhìn chư Tổ
Thơ, Văn học

“Xuân Nhật Tức Sự” được lưu truyền là của Thiền sư Huyền Quang (1254- 1334) là vị Tổ thứ ba Thiền phái Trúc Lâm. Đây là bài thơ hay, bài thơ này rất đẹp về “Xuân”, vì sao? Vì Ngài diễn tả một hành động thong dong tự tại của cô gái tuổi tròn trăng...

Cảm Niệm Đêm Phật Thành Đạo
Thơ, Văn học

Namo Sakya Muni Buddha CẢM NIỆM ĐÊM PHẬT THÀNH ĐẠO Thích Tánh Tuệ Cách đây hơn 2500 năm về trước, Đức Phật nhập định dưới cội cây bồ đề, rồi từ đó cả nhân loại bước sang một trang mới. Lòng từ bi của Người soi sáng cả pháp giới, ánh quang minh bao phủ muôn vạn loài, những khổ đau muôn kiếp theo vô minh vỡ tan. Nhờ có đêm thành đạo mà...

Ai điếu Hòa thượng Tuệ Sỹ
Thơ, Văn học

Một giọt sương rơi Cho hiên chùa thêm quạnh Một vầng trăng về tây Cho biển tối thêm sâu Một Tăng Triệu thời nay Giũ áo qua cầu Tiếng thạch sùng khuya Gió lùa tàng kinh các Cầm đèn tuệ chênh vênh sống một đời cao sĩ Vóc hạc gầy mong manh hồn chứa hết...

Cội tùng Phật giáo, 500 năm có một
Tuỳ bút

Hay tin Ôn bệnh đã lâu, đêm qua bất chợt tôi lại thao thức đến gần 2h sáng. Những niệm cảm xúc trượt qua tâm tư cứ ghim chặt tại chỗ không muốn rời đi, nhói lòng. Chúng ta đều sở hữu thân phàm, không ai có thể tránh khỏi lực hút của vòng xoáy...

Tuệ Sỹ, buông tay nơi vách núi
Tuỳ bút

Không có ngôn từ nào đủ để miêu tả chính xác và đầy đủ về chân dung một người nhỏ thó về ngoại hình nhưng quá khổ về tầm vóc của Thầy Tuệ Sỹ. Thầy không chỉ là một nhà tu. Thầy là một nhân vật văn hóa vĩ đại với dấu ấn vĩ đại...

Tôn Sư Trọng Đạo, Nét Đẹp Tri Thức Và Nhân Văn
Tuỳ bút, Văn học

“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy là câu lưu truyền để nói lên công ơn của những người Thầy đã dành cho chúng ta, dù nhiều hay ít, cũng là những nền tảng để mỗi người có được sự hiểu biết và phát triển theo hướng tích cực. Tôn sư trọng đạo vốn là truyền thống cao đẹp, thiêng...

Bình yên giữa đời
Tuỳ bút, Văn học

Khi vệt nắng đầu ngày mới lên, chỉ vừa đủ ấm để làm tan những hạt sương mai, hiện ra vẻ đẹp dịu dàng của thiên nhiên nơi làng quê yêu dấu, khiến kẻ xa xứ lâu năm càng yêu quê hương mình thêm thắm thiết. Với tôi, mỗi ban mai là mỗi kỷ niệm...

Hãy Bỏ Bớt Những Gánh Nặng Cuộc Đời!
Tuỳ bút, Văn học

Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phục và vượt qua, đó là gì? Phải chăng là một vị trí cao trong xã hội? Một gia tài đồ sộ? Một danh tiếng lẫy lừng? Là vượt qua tất cả người khác để chiếm giữ vị trí độc tôn? Người đời thường quan tâm đến những thứ đang tồn tại bên ngoài, mong muốn chinh phục và nắm giữ những thứ phù phiếm hư danh,...

Nhật ký một Phật tử
Tuỳ bút, Văn học

Ngày đầu tuần, tháng này, năm nay Buổi sáng vào hãng, sau khi chào hỏi và cụng ngực với những người làm chung. Mình bị tay đốc công gọi vào văn phòng giũa: “Tại sao mầy không coi ngó tụi nó, tuần rồi mấy lô hàng bị sai, ông chủ đang giận dữ”. Mình tức...

Lịch sử văn học kinh Hoa Nghiêm
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn học

Lịch sử văn học kinh Hoa Nghiêm Thích Nhuận Thịnh A. DẪN NHẬP Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết mà được lưu giữ bằng trí nhớ của các bậc trưởng lão kỳ túc, tức là hình thức khẩu...

Kinh Địa Tạng, bà mẹ của mặt đất điêu linh
Tuỳ bút

Lúc nào có dịp đọc lại mấy câu ca dao này: Lạy trời mưa xuống Lấy nước tôi uống Lấy ruộng tôi cày Lấy đầy bát cơm Lấy rơm đun bếp Thì tự nhiên trong ký ức bề bộn của tôi cũng đều hiện lên những mảnh đời lam lũ của một vùng quê nghèo xơ...