Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một học trò lỗi lạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã truyền cảm hứng và nguồn năng lượng tích cực về nhân cách, đạo đức cho nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bằng trí tuệ, sự thông thái ẩn sâu bên trong một con người dung dị, mẫn cán và thuần khiết, một người lãnh đạo có tầm, có tâm và giàu tình cảm, ông đã dành hết đời mình cho sự nghiệp cách mạng, đến những ngày tháng cuối cùng…

Ngày 19.7.2024, một buổi chiều khi đọc những dòng tin về Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, tôi nghe một cảm giác vừa bàng hoàng, hụt hẫng và thương xót.

Dẫu biết sinh lão bệnh tử là điều không ai có thể tránh khỏi, dù cách đây vài năm trước, tôi cũng được biết sức khỏe Tổng Bí thư không được tốt qua thông tin báo chí, vì tuổi đã cao, nhưng khi đón nhận thông tin đăng tải trên truyền thông chính thức, tôi vẫn không khỏi bàng hoàng, có lẽ, đó không chỉ là cảm xúc của riêng tôi mà rất nhiều người khác trên đất nước Việt Nam.

Những bức ảnh đen trắng, những dãy cờ tang bắt đầu xuất hiện và phủ dày trên mạng xã hội, tôi cảm nhận được đó là tình thương sâu sắc của đồng bào chứ không phải chỉ làm theo một kiểu trào lưu, bởi ẩn hiện trong những tấm hình đại diện, những bức ảnh, những dòng chữ trích từ câu nói của Tổng Bí thư, tôi nhận ra những xúc cảm, sự đồng điệu sâu lắng, chân thành từ tấm lòng, tình thương của hàng triệu con người đang trầm mặc trước sự ra đi của ông, một nhà cách mạng dung dị, gần gũi nhưng cũng công minh, lỗi lạc.

Lặng lẽ! Tôi đọc những bài viết về ông trên mạng xã hội, những trang mạng đại diện các ban ngành đoàn thể, các nhãn hàng nổi tiếng, các chương trình game show đồng loạt và liên tục đưa tin về sự ra đi của Tổng Bí thư, trong niềm tiếc thương vô hạn.

Tôi đã bắt gặp những hình ảnh của ông và những đóa hoa sen, những biểu tượng cũng được thay màu đen trắng từ những bạn bè, người thân và những người nổi tiếng, thậm chí có những bạn trẻ ít khi quan tâm nhiều về chính trị, thế nhưng sâu thẳm trong lòng họ. Ông hiện diện như một vị lãnh tụ đầy tình thương và trách nhiệm cho dân tộc, ngày tiễn biệt không còn gặp lại này là ngày người ta đã bộc lộ ra hết niềm tiếc thương vốn ẩn sâu trong lòng họ.

Chúng tôi là những người của thế hệ sau thời chiến, những người thừa hưởng nền độc lập dân tộc, nền văn minh, phát triển từ sự hy sinh của thế hệ Cha Ông, từ những dấu chân gang thép và lòng kiên định trước những trận chiến đấu sinh tử đầy máu và nước mắt.

Không ít vị lãnh đạo đã từng đi qua những giai đoạn lịch sử đấu tranh khó khăn, gian khổ. Bởi thế nên mỗi lẫn nhận tin buồn về sự ra đi của những vị lãnh tụ, những nhà cách mạng lão thành, chúng tôi cảm nhận đó là sự mất mát lớn lao khi những người con ưu tú, người cộng sản kiên trung đã kết thúc một cuộc đời đầy tâm huyết.

Tôi cũng như nhiều người khác, cảm nhận một niềm tiếc thương sâu sắc tận đáy lòng mình, bởi một nhà lãnh đạo có nhân cách lớn, một vị lãnh tụ với đời sống mẫu mực, một tượng đài liêm khiết đã rời bỏ thế gian, về với cõi vĩnh hằng.

Trong những năm tháng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ vai trò lãnh đạo, với 80 năm tuổi đời, gần 57 năm tuổi Đảng, 14 năm trên cương vị Tổng Bí thư, nhiều vụ đại án tham nhũng đã bị phanh phui, nhiều vị quan chức cấp cao phải vào vòng lao lý. Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dường như không có vùng cấm, không có điểm loại trừ cho những cá nhân sai phạm, bất kể là ai, đều phải sống và đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, kiên quyết bài trừ tiêu cực.

Bức tranh chống tham nhũng trong thời kỳ lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hiện lên mạnh mẽ, quyết liệt không khác nào một trận chiến cam go. Bác với một nội tâm vừa sâu sắc vừa thanh tân, một khí chất vừa thâm trầm vừa kiên nghị, nhắc nhở “Người lãnh đạo luôn phải thể hiện tinh thần trách nhiệm, phụng sự nhân dân, tích cực tham gia xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc” qua việc thường xuyên chỉnh đốn và xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh.

Sự nghiệp Cách mạng của Tổng Bí thư đã để lại những câu chuyện cảm động, những hình ảnh mộc mạc, dung dị làm người ta thấy cay khóe mắt khi nhìn thấy căn phòng làm việc đơn sơ với một vài mảng tường bị tróc sơn, bộ bàn ghế giản đơn, cánh cửa lá sách xưa cũ, không cầu kỳ, không tiện nghi sang trọng.

Là hình ảnh ông ngồi gói bánh chưng dưới nền gạch cũ trong ngôi nhà giản dị cùng người vợ, khó ai có thể tin rằng đó là ngôi nhà của Tổng Bí thư, người lãnh đạo đứng đầu đất nước.

Sự giản dị, gần gũi của ông làm người ta thương kính bởi ngay cả khi đã là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, đó là khi ông gặp mặt bạn bè lớp cũ, ông đã nói: “Xin cho em, cho tôi bỏ mọi chức tước bên ngoài căn phòng này. Em đến đây mãi mãi là học trò của các thầy, các cô ngày nào. Tôi đến đây mãi mãi là bạn học của các bạn…Chức tước như phù vân!”

Không chỉ là một nhà lãnh đạo tài ba, trí tuệ mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn là một người học trò lễ nghĩa, luôn ghi nhớ công ơn người dạy dỗ cho mình, điều đó thể hiện trong những lần Bác về thăm trường, qua những tấm bưu thiếp viết tay chúc mừng ngày Nhà giáo.

Với một nhân cách lớn, ông ra đi không chỉ để lại niềm tiếc thương cho đồng bào dân tộc Việt Nam mà nhiều người dân trên thế giới cũng ghi lại những niềm thương tiếc, để từ đó thấy rằng người đức hạnh, hương ngược gió bay xa.

Người lãnh đạo với mái tóc bạc phơ, gương mặt hiền hòa đã cống hiến một đời cho sự nghiệp cách mạng, dù sức yếu tuổi cao, ông vẫn ngồi bên bàn làm việc trong phòng bệnh, phụng sự cho đến những năm tháng cuối đời, đó sẽ là những hình ảnh khơi dậy cảm xúc mạnh mẽ về tấm gương liêm khiết trung kiên, sẽ mãi khắc sâu trong tâm trí những người dân trên dãy đất hình chữ S.

Khi tôi ngồi đây và viết những dòng chữ này, ngoài trời vẫn còn mưa, những cơn mưa tháng Bảy dầm dề, nặng hạt, không ai nói với ai nhưng hàng quán nhiều nơi đóng cửa, hoạt động giải trí ngừng, những người bán buôn đến dân trí thức đều lặng lẽ, có những khóe mắt đỏ cay bởi một ánh sao đã rơi và về đất Mẹ.

Võ Đào Phương Trâm
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Phật học

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Bậc Thầy của những vị Thầy
Danh Tăng, Tuỳ bút, Văn học

Cách đây hơn hai mươi năm, vào khoảng cuối thiên niên kỷ trước, tôi có dịp gặp và trò chuyện với thầy Tuệ Sỹ lần đầu tiên. Tôi cùng đi với Đỗ Quốc Bảo, đến thăm thầy khi ấy đang ở trên một căn gác trong khuôn viên chùa Quảng Hương Già Lam. Lúc ấy thầy...

Hương thu vườn Huế
Tuỳ bút, Văn học

Trái cây xứ Huế nhiều nhất và ngon nhất vẫn là ở những khu vườn xanh um cổ thụ thuộc hai phường Thủy Xuân, Thủy Biều phía Tây nam thành phố. Vườn ở đó là những khu vườn rộng trên đồi, nhũng khu vườn thoai thoải bên sông Hương. Đất đai màu mỡ, không khí...

Ngát Hương – Vô Ưu
Sự kiện, Tuỳ bút, Văn học

Hằng năm cứ độ tháng Tư lại về, bầu trời trong xanh tươi mát, gió thoảng đong đưa, người trời hân hoan đón mừng bậc Thế Tôn giáng trần. Là người con Phật ai ai cũng hiểu ngày đó, chính là ngày Đức Thế Tôn đản sanh tại thành Ca Tỳ La Vệ thuộc xứ Ấn Độ thời bấy giờ. Chúng ta một lòng hướng về cội...

Lời Kinh Từ Những Buồng Biệt Giam
Tuỳ bút, Văn học

Cách đây khá lâu, tôi đã có lần đọc câu chuyện về những người phạm nhân ở trong trại cải tạo và mối tương quan đồng cảm của những người giám thị trại giam dành cho họ, đó là chia sẻ về Phật pháp, đặc biệt là đối với những tử tội. Hãy tưởng tượng rằng những người đang...

Cội tùng Phật giáo, 500 năm có một
Tuỳ bút

Hay tin Ôn bệnh đã lâu, đêm qua bất chợt tôi lại thao thức đến gần 2h sáng. Những niệm cảm xúc trượt qua tâm tư cứ ghim chặt tại chỗ không muốn rời đi, nhói lòng. Chúng ta đều sở hữu thân phàm, không ai có thể tránh khỏi lực hút của vòng xoáy...

Tuệ Sỹ, buông tay nơi vách núi
Tuỳ bút

Không có ngôn từ nào đủ để miêu tả chính xác và đầy đủ về chân dung một người nhỏ thó về ngoại hình nhưng quá khổ về tầm vóc của Thầy Tuệ Sỹ. Thầy không chỉ là một nhà tu. Thầy là một nhân vật văn hóa vĩ đại với dấu ấn vĩ đại...

Tôn Sư Trọng Đạo, Nét Đẹp Tri Thức Và Nhân Văn
Tuỳ bút, Văn học

“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy là câu lưu truyền để nói lên công ơn của những người Thầy đã dành cho chúng ta, dù nhiều hay ít, cũng là những nền tảng để mỗi người có được sự hiểu biết và phát triển theo hướng tích cực. Tôn sư trọng đạo vốn là truyền thống cao đẹp, thiêng...

Bình yên giữa đời
Tuỳ bút, Văn học

Khi vệt nắng đầu ngày mới lên, chỉ vừa đủ ấm để làm tan những hạt sương mai, hiện ra vẻ đẹp dịu dàng của thiên nhiên nơi làng quê yêu dấu, khiến kẻ xa xứ lâu năm càng yêu quê hương mình thêm thắm thiết. Với tôi, mỗi ban mai là mỗi kỷ niệm...

Hãy Bỏ Bớt Những Gánh Nặng Cuộc Đời!
Tuỳ bút, Văn học

Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phục và vượt qua, đó là gì? Phải chăng là một vị trí cao trong xã hội? Một gia tài đồ sộ? Một danh tiếng lẫy lừng? Là vượt qua tất cả người khác để chiếm giữ vị trí độc tôn? Người đời thường quan tâm đến những thứ đang tồn tại bên ngoài, mong muốn chinh phục và nắm giữ những thứ phù phiếm hư danh,...

Nhật ký một Phật tử
Tuỳ bút, Văn học

Ngày đầu tuần, tháng này, năm nay Buổi sáng vào hãng, sau khi chào hỏi và cụng ngực với những người làm chung. Mình bị tay đốc công gọi vào văn phòng giũa: “Tại sao mầy không coi ngó tụi nó, tuần rồi mấy lô hàng bị sai, ông chủ đang giận dữ”. Mình tức...

Kinh Địa Tạng, bà mẹ của mặt đất điêu linh
Tuỳ bút

Lúc nào có dịp đọc lại mấy câu ca dao này: Lạy trời mưa xuống Lấy nước tôi uống Lấy ruộng tôi cày Lấy đầy bát cơm Lấy rơm đun bếp Thì tự nhiên trong ký ức bề bộn của tôi cũng đều hiện lên những mảnh đời lam lũ của một vùng quê nghèo xơ...

Lễ Vu Lan, Mùa Của Tình Thương!
Tuỳ bút, Văn học

Việt Nam ta là một Đất nước có truyền thống tôn sư trọng đạo, nhân lễ nghĩa và thờ kính Cha Mẹ từ ngàn xưa. Lễ Vu Lan được xem là ngày Lễ thiêng liêng của những người con đối với bậc sinh thành, đây là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo, xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu Mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ.  ...

Mẹ & tháng Bảy
Tuỳ bút, Văn học

Mẹ tôi chắc là điển hình mẫu mực nhất của những bà mẹ nhà quê. Một đời làm lụng, chắt chiu. Mẹ làm nông nhưng không có ngày nghỉ. Hết ra đồng lại qua sông, vào rừng, nếu phải ở nhà, đằng nào mẹ cũng kiếm chuyện để làm. Mẹ nói ở không, tay chân...

Nỗi đau mất mẹ chẳng phải của riêng ai…
Tuỳ bút, Văn học

Làng tôi nằm dọc theo bờ sông hiền hòa bốn mùa xanh ngắt, nơi đây là thiên đường của lũ trẻ nhà quê – là nơi chúng tôi tung tăng bơi lội để trốn cái nắng nóng của mùa hè oi ả. Cũng trên dòng sông đó, cả lũ thả trôi bè chuối, mặc cho...

Những hồn trinh nữ tuổi đôi mươi
Tuỳ bút, Văn học

Hơn 50 năm trôi qua, chiến tranh đã lùi vào quá khứ, mảnh đất Đồng Lộc năm xưa mang trên mình chi chít những hố bom giờ đã hồi sinh và khoác lên mình màu áo mới. Thế nhưng những câu chuyện về 10 cô gái thanh niên xung phong năm ấy dường như vẫn...

Mẹ! âm thanh từ ký ức
Tuỳ bút, Văn học

Nhân ngày lễ Vu Lan hãy về cùng ba mẹ ăn bữa cơm nhé và đơn giản thôi hãy chụp cùng ba mẹ tấm hình. Hãy cho đấng sinh thành thấy bạn đã trưởng thành và có thể yên tâm về bạn sau bao năm phải lo âu muộn phiền. Vào giờ tan học, như...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.