Cách đây khá lâu, tôi đã có lần đọc câu chuyện về những người phạm nhân ở trong trại cải tạo và mối tương quan đồng cảm của những người giám thị trại giam dành cho họ, đó là chia sẻ về Phật phápđặc biệt là đối với những tử tội.

Hãy tưởng tượng rằng những người đang phải đếm ngược cái chết đến từng ngày, từng giờ khi thân thể vẫn còn đang khỏe mạnh, đó chính là nỗi ám ảnhsợ hãi khiến tinh thần con người có thể trở nên bấn loạn, mất lý trí và họ trở thành người tâm thần, rồ dại có thể dẫn đến những việc làm tiêu cực, chẳng hạn như nguyền rủa người xung quanh, la hét, thậm chí tự vẫn trước ngày thi hành án.

Trong những thời khắc sống chỉ để chờ đợi tiếng gọi tử thần trong đêm, là nghe tiếng chân đi, tiếng mở khóa buồng giam trong thân thể lạnh toát để trả án bằng quy luật nhân quả “giết người thì đền mạng”, khi đó người phạm tội mới nhận ra mỗi giây phút được sống với họ là niềm hạnh phúc, một luồng ánh sáng trong trẻo bên ngoài khung cửa phòng biệt giam, nơi cách biệt giữa tự do và giam cầm là điều đáng quý, nhưng dường như, con người thường chỉ nhận ra những giá trị sống trong những giây phút cận kề sinh tử, khi cuộc sống không còn như lúc bình thường mới thấy những điều ngỡ là bình thường trở nên quý giá. Thế nhưng đâu phải ai cũng may mắn sinh ra trong những gia đình có điều kiện để được dạy bảo đến nơi đến chốn, để được lo lắng bảo bọc không mắc phải sai lầm, đâu phải ai cũng đủ mạnh mẽ, tỉnh táo để vượt qua được tham vọngvượt qua những cái bẫy của tiền tài địa vị, để rồi khi rơi vào đó, con người phải trải qua những khúc ngoặt làm thay đổi cuộc đời mình, thay đổi suy nghĩ của mình thậm chí có những người không còn cơ hội để thay đổi nữa.

Câu chuyện một giám thị trại giam ngồi nói chuyện cùng một phạm nhân về những triết lý nhân sinh trong Phật pháp mà tôi được đọc khá lâu nhưng vẫn còn nguyên vẹn sự thâm trầm trong tâm tưởng, đó như hình ảnh ở hai bờ đối lập trong bản ngã một con người, giữa thiện và ác, giữa sự nghiêm khắc và bao dung, để mỗi người dù có rơi vào tận cùng khúc quanh nào cũng thấy đâu đó có một vầng ánh sáng, để họ không hoàn toàn rơi vào bóng đêm dù ngoài kia là những bức tường sắc lạnh.

Triết lý sẽ thật sự trở nên vô nghĩa nếu con người chỉ nói suông mà không thể vận dụng nó vào bất kỳ hoàn cảnh, tình huống nào, nhưng câu chuyện “Lời kinh sau những buồng biệt giam” sẽ là một câu chuyện đầy tính nhân văn, đầy tình người bởi nó đã hiện thực hóa lòng từ bi trong đạo Phật một cách sâu sắc nhất, bởi tình thương của Phật dành cho chúng sinh đều bình đẳng như nhau, không phân biệt là người tự do hay một kẻ tội đồ, tình thương trong triết lý từ bi nhà Phật có thể giúp an ủinâng đỡ và chữa lành vết thương lâu năm, có thể tha thứ tội lỗi trong tiềm thức con người để cứu rỗi tha nhân vẫn còn đang bế tắc, lần mò trong cảm giác mặc cảm, trong tự ti, hay những thời khắc hoang mang, cuồng dại nhất.

Nếu người tự do, đang có đời sống hạnh phúc bên ngoài cần đến Phật một thì người đang ở trong hoàn cảnh lao tù lại cần đến Phật gấp nhiều lần, bởi nơi đó chứa đựng nhiều bí bách nội tâm mà con người cần có một phương pháp, một bàn tay tháo gỡvậy thì còn gì phù hợp hơn khi những lời Kinh Phật được mang vào nơi đó, nơi có những con người cần phục thiện hoàn lương, cần giải tỏa được những áp lực tội lỗi, cần sửa đổi từ người tà thành người chánh, nơi đó chính là nơi giáo lý nhà Phật bộc lộ hết những nội hàm và giá trị không chỉ tín ngưỡng tâm linh, mà còn là tình thương yên dịu nhất.

Nhân loại luôn trầm luân, lặn ngụp trong muôn vàn biển khổ, cái khổ tận cùng là khi mất đi sự tự do, là khi sự sống của mình phải nằm trong tay người khác, chờ ngày định đoạt, sẽ thật đáng sợ nếu thời điểm đó, hoàn cảnh đó con người không có phương pháp nào buông xả và cứu chữa, là phải đối diện với sự xáo trộn tâm lý cùng kiệt để đương đầu với nỗi cô đơnsợ hãi tận cùng, trong những nút thắt đó, giáo lý nhà Phật đã chỉ ra được cho con người những lý do của nỗi thống khổ và dẫn dắt chúng sinh đi qua con đường thoát khỏi trầm lao cả về thể xác lẫn tinh thần, từ đó hóa giải nỗi sợ hãi của con người về “cái chết” để chúng ta có thể sám hối và nhẹ nhàng đón nhận thời khắc sinh tử như một quy luật tự nhiên, trong thân giả tạm này, không còn đau đớn nữa.

Đạo Phật rực rỡ và đẹp đẽ từ ánh đạo mầu trong những ngôi Chùa, là hình ảnh an yên từ những đạo tràng với phật tử áo lam thuần thành, tay búp sen và tâm rỗng lặng, nhưng đạo Phật càng đẹp hơn, từ bi hơn khi lan tỏa đến những nơi đang đầy nặng phận đời của những người yếu thế, những người đang phải mang trên mình cái nhìn khác biệt của cộng đồng. Để thấy rằng Phật luôn đến với tha nhân trong tình thương và sự thấu cảm sâu xa nhất, trong mắt Phật không có tội đồ, không có người sang kẻ hèn, người được kẻ mất, người tốt kẻ xấu, trong mắt Phật và ngọn từ bi của Phật tỏa xuống cõi tục trần này đều phẳng lặng như nhau, bất kỳ người đó là ai, một khi tiếp nhận, cảm thụ và đến với Phật bằng niềm tintình thương thì luôn có được sự che chở tâm hồn.

Khi Nghị Định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ ban hành vào ngày 29 tháng 12 năm 2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 30 tháng 3 năm 2024 về “Quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng Tôn giáo”, trong đó có tại Điều 4 quy định “Việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡngtôn giáo theo quy định tại khoản 5 Điều 6 của Luật tín ngưỡngtôn giáo” như sau:

1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là người bị quản lý, giam giữ) được sử dụng kinh sách xuất bản dưới hình thức sách in, phát hành hợp pháp để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡngtôn giáo của cá nhân và được bày tỏ niềm tin tín ngưỡngtôn giáo bằng lời nói hoặc hành vi của cá nhân theo quy định của pháp luật về nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là cơ sở quản lý, giam giữ).

2. Việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡngtôn giáo của người bị quản lý, giam giữ tại cơ sở quản lý, giam giữ không được làm ảnh hưởng đến quyền tự do tín ngưỡngtôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡngtôn giáo của người khác và không trái với quy định của pháp luật có liên quan.

3. Việc bảo đảm và quản lý kinh sách; thời gian, địa điểm sử dụng kinh sách và bày tỏ niềm tin tín ngưỡngtôn giáo cho người bị quản lý, giam giữ tại cơ sở quản lý, giam giữ được thực hiện theo nội quy, quy chế của cơ sở quản lý, giam giữ. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể việc ban hành nội quy, quy chế của cơ sở quản lý, giam giữ thuộc phạm vi quản lý.

Có thể thấy rằng Nghị định được ban hành với điều lệ trên là một tinh thần nhân văn giữa người và người vì đã góp phần rất lớn vào việc mang tính ngưỡng tôn giáo đến cho người bị tạm giam, tạm giữ nhằm phục vụ nhu cầu tâm linh tín ngưỡng của chúng sinh, việc gieo trồng tinh thần từ bi, sự tu tập quán niệm bản thân, biết sám hối những điều chưa lành để chuyển hóa thành điều lành từ người phạm tội, để khi được trở về đời sống bình thường, họ có thể sống tốt hơn, biết cách vượt qua những rào cản tâm lý, biết cách đối diện với những thử thách trong đời sống hằng ngày mà không rơi vào bi quantiêu cực.

Pháp luật vận dụng tinh thần đạo giáo, nhất là đạo Phật vào việc giáo hóa chúng sinh là điều vô cùng cần thiếtđặc biệt là đối với những người đang rơi vào góc kẹt nội tâm, những người yếu thế ngoài xã hội, bởi đó không chỉ góp phần làm giảm bớt áp lực đau khổ cho con người mà còn giúp họ hướng thiện từ bên trong, để cảm thấy lòng người, tình người trong căn phòng biệt giam, trong khu xà lim không chỉ toàn lạnh lẽo.

“Những lời Kinh từ buồng biệt giam” sẽ là những lời Kinh đầy tình thươnglòng từ bi trắc ẩn của người nhà Phật dành cho những người lầm lỡ, là ngọn đèn soi cho họ giữa mê mịt cuộc đời, là ngọn nguồn nước mát tỏa xuống những ngày tháng đau khổ và buồn tủi giúp con người có một lý tưởng sống tốt hơn, đó không còn là những triết lý suông trong kinh điển mà đã cứu rỗi cho thật nhiều người, giúp họ bước ra ánh sáng từ những vũng lầy tăm tối. Nhân sinh có câu “Quay đầu là bờ” hàm chứa rằng trong đời người, không ai là không một lần phạm lỗi nhưng nếu biết nhìn nhận và sửa đổi sẽ không ai lại không có sự bao dung, mà sự bao dung của Phật để hướng thiện cho người đời càng vị tha, rộng mở hơn thế nữa.

Tôi mong những lời Kinh này sẽ không chỉ dừng lại trên quyển sách mà còn được tiếp diễn bằng những lời giáo huấn của những bậc chân tu, để giáo lý nhà Phật không chỉ dừng lại ở những ngôi Chùa mà có thể đến những nơi này, nơi mà những phận người trầm lao đang rất cần sự yêu thương, chia sẻ và giác ngộ từ tấm lòng nhà Phật.

                                                                   Võ Đào Phương Trâm (An Tường Anh).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Thơ: Xin hẹn (Toại Khanh)
Thơ, Văn học

Xin hẹn Nói ít, thì bảo vô tri, Nói nhiều, lại trách tu gì… đa ngôn. Nói kinh, thì trách sáo mòn, Nói đời, lại trách tu còn ham chơi. Nhân gian bát ngát biển trời, Khó lòng kiếm được một người dễ thương. Thì thôi tạm hoãn hoằng dương, Am mây khép cửa, phong...

Tản mạn về việc Viết và Dịch hai thể thơ Haiku và Waka
Thơ, Văn học

I: Ngôn ngữ đơn âm và đa âm Khó khăn lớn nhất đối với tôi khi dịch Waka (hoà ca) và Haiku (bài cú) sang tiếng Việt là phần âm tiết. Vì tiếng Nhật là ngôn ngữ đa âm, còn tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm (đôi khi một chữ trong tiếng Nhật có...

Thơ: Tượng Pháp (Toại Khanh)
Thơ, Văn học

TƯỢNG PHÁP Con vô phúc sinh nhầm thời vắng Phật dấu vết Ngài còn lại mấy pho kinh Nam với Bắc tha hồ mà bất nhất kinh so kinh…ngồi gẫm lại giật mình Thầy dạy con dựng chùa to, tượng bự tổ dạy con xăng áo độ quần sanh trộn hai món, đời tu con...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Vị lãnh đạo truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ
Tuỳ bút

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một học trò lỗi lạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã truyền cảm hứng và nguồn năng lượng tích cực về nhân cách, đạo đức cho nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bằng trí tuệ, sự thông thái ẩn sâu bên trong một con người dung...

Sống chậm để yêu thương
Thơ, Văn học

Thấy gì ngoài ô cửa Chim hót chào ban mai Sau một đêm mưa bão Nắng ngập tràn tương lai. Bầu trời cao lồng lộng Mơ làm cánh chim thôi Mang niềm vui bé mọn Chia sẻ đến mọi người. Trước sông dài biển rộng Bão tố đầy phong ba Hạnh phúc từ đâu đến...

Ngát Hương – Vô Ưu
Sự kiện, Tuỳ bút, Văn học

Hằng năm cứ độ tháng Tư lại về, bầu trời trong xanh tươi mát, gió thoảng đong đưa, người trời hân hoan đón mừng bậc Thế Tôn giáng trần. Là người con Phật ai ai cũng hiểu ngày đó, chính là ngày Đức Thế Tôn đản sanh tại thành Ca Tỳ La Vệ thuộc xứ Ấn Độ thời bấy giờ. Chúng ta một lòng hướng về cội...

Thơ: Giấc mộng phù sinh
Thơ, Văn học

Giấc mộng phù sinh Đời như giấc mộng phù sinh Nửa chừng tỉnh giấc thấy mình đã xa Một thời phiếm mộng phù hoa Tàn cơn gió lạnh như là khói sương Ngẫm nhìn một đoá liên hương Trầm lao phủ lối tà dương ngược dòng Hoa yên nhuộm áo nâu sòng Đường xa tuyết...

“Xuân Khai Phúc Lạc” qua góc nhìn chư Tổ
Thơ, Văn học

“Xuân Nhật Tức Sự” được lưu truyền là của Thiền sư Huyền Quang (1254- 1334) là vị Tổ thứ ba Thiền phái Trúc Lâm. Đây là bài thơ hay, bài thơ này rất đẹp về “Xuân”, vì sao? Vì Ngài diễn tả một hành động thong dong tự tại của cô gái tuổi tròn trăng...

Cảm Niệm Đêm Phật Thành Đạo
Thơ, Văn học

Namo Sakya Muni Buddha CẢM NIỆM ĐÊM PHẬT THÀNH ĐẠO Thích Tánh Tuệ Cách đây hơn 2500 năm về trước, Đức Phật nhập định dưới cội cây bồ đề, rồi từ đó cả nhân loại bước sang một trang mới. Lòng từ bi của Người soi sáng cả pháp giới, ánh quang minh bao phủ muôn vạn loài, những khổ đau muôn kiếp theo vô minh vỡ tan. Nhờ có đêm thành đạo mà...

Ai điếu Hòa thượng Tuệ Sỹ
Thơ, Văn học

Một giọt sương rơi Cho hiên chùa thêm quạnh Một vầng trăng về tây Cho biển tối thêm sâu Một Tăng Triệu thời nay Giũ áo qua cầu Tiếng thạch sùng khuya Gió lùa tàng kinh các Cầm đèn tuệ chênh vênh sống một đời cao sĩ Vóc hạc gầy mong manh hồn chứa hết...

Cội tùng Phật giáo, 500 năm có một
Tuỳ bút

Hay tin Ôn bệnh đã lâu, đêm qua bất chợt tôi lại thao thức đến gần 2h sáng. Những niệm cảm xúc trượt qua tâm tư cứ ghim chặt tại chỗ không muốn rời đi, nhói lòng. Chúng ta đều sở hữu thân phàm, không ai có thể tránh khỏi lực hút của vòng xoáy...

Tuệ Sỹ, buông tay nơi vách núi
Tuỳ bút

Không có ngôn từ nào đủ để miêu tả chính xác và đầy đủ về chân dung một người nhỏ thó về ngoại hình nhưng quá khổ về tầm vóc của Thầy Tuệ Sỹ. Thầy không chỉ là một nhà tu. Thầy là một nhân vật văn hóa vĩ đại với dấu ấn vĩ đại...

Tôn Sư Trọng Đạo, Nét Đẹp Tri Thức Và Nhân Văn
Tuỳ bút, Văn học

“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy là câu lưu truyền để nói lên công ơn của những người Thầy đã dành cho chúng ta, dù nhiều hay ít, cũng là những nền tảng để mỗi người có được sự hiểu biết và phát triển theo hướng tích cực. Tôn sư trọng đạo vốn là truyền thống cao đẹp, thiêng...

Bình yên giữa đời
Tuỳ bút, Văn học

Khi vệt nắng đầu ngày mới lên, chỉ vừa đủ ấm để làm tan những hạt sương mai, hiện ra vẻ đẹp dịu dàng của thiên nhiên nơi làng quê yêu dấu, khiến kẻ xa xứ lâu năm càng yêu quê hương mình thêm thắm thiết. Với tôi, mỗi ban mai là mỗi kỷ niệm...

Hãy Bỏ Bớt Những Gánh Nặng Cuộc Đời!
Tuỳ bút, Văn học

Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phục và vượt qua, đó là gì? Phải chăng là một vị trí cao trong xã hội? Một gia tài đồ sộ? Một danh tiếng lẫy lừng? Là vượt qua tất cả người khác để chiếm giữ vị trí độc tôn? Người đời thường quan tâm đến những thứ đang tồn tại bên ngoài, mong muốn chinh phục và nắm giữ những thứ phù phiếm hư danh,...

Nhật ký một Phật tử
Tuỳ bút, Văn học

Ngày đầu tuần, tháng này, năm nay Buổi sáng vào hãng, sau khi chào hỏi và cụng ngực với những người làm chung. Mình bị tay đốc công gọi vào văn phòng giũa: “Tại sao mầy không coi ngó tụi nó, tuần rồi mấy lô hàng bị sai, ông chủ đang giận dữ”. Mình tức...