• Vị cao nhất gọi chung ( không phân biệt nam nữ ) là :
  • Thượng Cao Tổ : ( 上 高 祖 )  Ông cố của ông Sơ rồi đến
  • Cao Cao Cao Tổ : (高 高 高 祖)Ông nội của ông Sơ  .
  • Cao Cao Tổ        : (高 高 祖 )Thân sinh của ông Sơ.
  • Cao Tổ    : (高 祖 )      Ông Sơ.
  • Tằng Tổ      : ( )      Ông Cố .
  • Tổ    : (祖 )      Ông Nội
  • Khảo : ( 考 )Ông 

         – Đối với phái nam thì dùng chữ Khảo (考), chữ này có hai nghĩa (1) chỉ cho người đàn ông đã mất (2) Chỉ cho người cha đã qua đời. Bên phái nữ dùng chữ TỶ ( 妣).  Trước chữ Khảo và chữ Tỷ thêm vào một chữ HIỂN ( ) Ví dụ Hiển khảo (  考) , Hiển Tỷ (顯 妣), Hiển Cao Tổ Tỷ  (顯 高 祖 妣)v.v…

     – Chữ Hiển  ( 顯) được dùng ở đây với nghĩa “ hiển hiện ” xuất hiện , để nói lên sự hiện hữu thường hằng của đối tượng mình tưởng nhớ đến khi cúng. Hơn nữa từ này còn thể hiện sự khao khát, ướt vọng của người sống, mong cho người thân đã qua đời của mình luôn hiện hữu bên mình. Ngoài ra từ này được dùng như là kính ngữ đối với các bậc tôn quý, thần thánh v.v.

*    *    *

     Lễ hiệp kỵ trong dòng tộc thường ghi câu sau đây để diễn tả sự vô thỉ vô chung của Tổ tiên trong dòng họ : Bổn âm đường thượng khứ thệ tiên linh, gia (môn) tôn tổ lịch đại quá cố nam nữ khảo tỷ chư tôn linh liệt vị.

 *  *  *

         Ông bà, cha mẹ những người lớn trong gia tộc, mình gọi và tự xưng là :

  • Ông Sơ, Bà Sơ : Cao Tổ Phụ (高 祖 父)Cao Tổ Mẫu.( 高 祖 母)
  • Tự xưng là Chít : Huyền tôn. (玄 孫 )
  • Ông Cố, Bà Cố : Tằng Tổ Phụ, ( 祖 父) Tằng Tổ Mẫu ( 祖 母)
  • Chắt : Tằng Tôn. (曾 孫)
  • Ông Nội, Bà Nội : Nội Tổ Phụ, Nội Tổ Mẫu. (祖 父,祖 母)
  • Cháu nội : Nội Tôn. ( 內 孫)

*  *  *

  • Ông Nội, Bà Nội chết thì xưng Nội Tổ Khảo (祖考)Nội Tổ Tỷ. (內 祖 妣)
  • Cháu nối dòng xưng là Đích Tôn. (嫡 孫)
  • Ông Ngoại, bà Ngoại : Ngoại tổ phụ ( 外 祖 考), Ngoại tổ Mẫu (外 祖母 ), còn gọi Ngoại Công (外 公), Ngoại bà.( 外 婆)
  • Ông Ngoại, bà Ngoại chết rồi xưng là Ngoại Tổ Khảo (外祖考) Ngoại Tổ Tỷ.( 外 祖 妣)
  • Cháu Ngoại : Ngoại Tôn. (外 孫)
  • Ông nội vợ, bà nội vợ : Nhạc Tổ phụ,(岳 祖 父)Nhạc Tổ Mẫu. (岳 祖 母)
  • Ông Nội vợ, bà nội vợ chết rồi xưng :Nhạc Tổ Khảo, (岳 祖考)Nhạc Tổ Tỷ.(岳 祖 妣)
  • Cháu nội rễ : Tôn Nữ Tế. (孫 女 婿)
  • Cha mẹ chết rồi : Xưng Hiển khảo, (顯 考)Hiển Tỷ. (顯 妣)
  • Cha chết rồi con tự xưng : Cô Tử ( 孤子) (con trai) Cô nữ (孤女 )( con gái )
  • Mẹ chết rồi thì con tự xưng là Ai Tử,(哀子)  Ai Nữ . (哀女)
  • Cha ruột : Thân phụ (親父 ).
  • Trai lớn : Con cả, con trưởng, con thứ hai.
  • Trưởng tử (長子) trưởng nam (長 南 ) .
  • Con gái : Trưởng nữ : (長女)  ả , chị hai.
  • Con kế :thứ nam (次 南 )thứ nữ.( 次女 )
  • Con trai út : Quý nam( 季 南 )vãn nam. ( 南 )
  • Con gái út : Quý nữ (季女 ) vãn nữ ( 女 )
  • Cha ghẻ : Kế phụ ( 繼 父 ). Cha nuôi ( 養父) Dưỡng phụ.
  • Cha đỡ đầu : nghĩa phụ (義父)
  • Mẹ ruột : Sanh mẫu(生母) từ mẫu.(慈母)
  • Mẹ ghẻ : Kế mẫu.( 繼 母)Mẹ có chồng khác ( 嫁 母)Giá mẫu.
  • Mẹ bị cha bỏ : Xuất mẫu(出 母 )Bà vú : ( 乳 母 )Nhũ mẫu.
  • Má nhỏ, tức vợ bé của cha : Thứ mẫu (庶 母)
  • Chú bác vợ :Thúc nhạc( 叔岳), Bá nhạc(伯岳).
  • Cháu rễ : Điệt Nữ Tế.(侄 女 婿 )
  • Chú , Bác ruột : Thúc phụ (叔父) , Bá phụ. (伯 父)
  • Vợ của chú : Thím, Thẩm. (嬏 )
  • Cháu của chú và bác, tự xưng là Nội Điệt (內 侄 ) (姪 )
  • Cha chồng : Chương phụ .(嫜 父 )
  • Dâu lớn :Trưởng Tức. (長 媳 )Dâu thứ : Thứ Tức.(次 媳)
  • Dâu út : Quý Tức.(季 媳 )

–  Cha vợ ( sống ) : Nhạc phụ.(岳 父)

  • Cha vợ (chết ): Ngoại tkhảo (外 考).
  • Mẹ vợ ( sống )Nhạc mẫu ( 岳 母 )
  • Mẹ vợ ( chết ) Ngoại tỷ : (外 妣 )

–   Rễ :  Tế (婿 ) Nghĩa tế ( 義 婿 )

  • Chị em gái của cha ta kêu bằng Cô, Thân cô (親 姑) ta tự xưng là Nội Điệt (內 侄) (絰)
  • . Chồng của Cô kêu là Dượng.Cô Trượng (姑 丈)
  • Cô trượng, tôn trượng.(尊丈).
  • Chồng của Dì : Di Trượng (姨丈)Biểu Trượng.( 表丈)
  • Cậu , Mợ : Cữu phụ , (舅父) cữu mẫu.(舅母)
  • Cậu vợ : Cữu nhạc. (舅岳)
  • Cháu rể : Sanh Tế. (甥婿 )
  • Anh em chú bác ruột với cha mình : Đường Bá, Đường Thúc, Đường Cô, mình xưng Đường Tôn.(堂伯, 堂叔, 堂姑) mình tự xưng Đường Tôn ( 堂孫)
  • Anh em bạn với cha mình : Niên Bá, Quý Thúc, Lịnh Cô.(年伯,年叔,令姑) Mình là cháu, tự xưng là Thiểm Điệt. Lịnh Điệt (忝姪,令姪 )
  • Chú Bác của cha mình : Tổ Bá, Tổ Thúc. Tổ Cô ( 祖伯,祖叔,祖姑) mình là cháu tự xưng là Vân Tôn: (雲孫 )
  • B _ Vợ con :.
  • Vợ kêu chồng : Lương phu, nghĩa phu. (良夫 ,義夫)
  • Vợ lớn : Chánh thất.(正室 )
  • Vợ bé :Thứ Thê, Trắc Thất. (次妻.側室)
  • Vợ sau (vợ chết rồi cưới vợ khác ): Kế thất. (繼,室 )
  • Con gái đã có chồng : Giá nữ.(嫁女)
  • Con gái chưa chồng : Sương Nữ.(孀女)
  • Tớ trai : Nghĩa bộc. (義 僕) Tớ gái :Nghĩa Nô . (義 奴).

(Thường gọi chung cả trai và gái những người giúp việc là: Nô Bộc)

*   *   *

       Anh, Chị, Em ruột : Bào huynh, Bào đệ, Bào Tỷ, Bào muội.

        (胞兄,刨弟,刨姊,刨妹)

  • Anh chị em cùng cha khác mẹ :Dị bào huynh, dị bào đệ, dị bào tỷ,dị bào muội.. (異胞兄,異胞弟,異胞姊,異胞妹)
  • Anh chị em chú bác ruột : Đường huynh, Đường đệ. Đường Tỷ, Đường muội.(堂兄,堂弟,堂姊,堂妹)
  • Anh chị em chú bác họ : Tòng huynh, Tòng đệ, Tòng Tỷ, Tòng muội.
  • (從兄,從弟,從姊, 從 妹)
  • Anh, chị em họ :Tộc huynh, Tộc đệ, Tộc Tỷ, Tộc muội.
  • (族兄,族弟,族姊,族妹)
  • Em trai : Bào đệ, xá đệ. (胞 弟,舍弟)

  –   Em gái : Bào muội, Xá muội. ( 胞妹,舍妹)

  • Anh Rể : Tỷ Trượng, Tỷ phu. (姊丈,姊夫)
  • Em Rể :Muôi trượng, Khâm đệ. (妹丈,襟弟)
  • Chị Dâu : Tợ phụ,Tẩu, hoặc Tẩu Tử (似婦,嫂子)
  • Em dâu: Đệ phụ. Đệ Tức : (娣婦,娣媳 )
  • Chị chồng : Đại Cô. (大姑 )
  • Em gái chồng: Tiểu Cô (小姑 )
  • Anh Chồng : Phu Huynh. Đại Bá. (夫兄,大伯 )
  • Em chồng : Phu đệ, Tiểu Thúc.   (夫弟,小叔 )
  • Em vợ : Tiểu Di Tử, Thê muội  (小 姨 子)
  • Anh Vợ : Thê Huynh, Đại cữu.  (妻兄,大舅)
  • Em Vợ (trai): Thê đệ, ngoại đệ .  (妻弟,外弟)
  • *   *     *
  • Cha chết trước, sau ông nội chết, tôn con của trưởng tử đứng để tang gọi là : Đích Tôn Thừa Trọng. ( 嫡孫承重)
  • Cha mẹ chết chưa chôn : Cố phụ, cố mẫu. (故父,故母)
  • Cha mẹ chết đã chôn : Hiển khảo, Hiển tỷ .(顯 考,顯 妣)
  • Mới chết : Tử (死). Chết đã chôn : Vong.(亡)

*   *  *

  • Làm lễ về nhà mới: Người đứng cúng gọi là Trạch chủ, vợ của Trạch chủ là Thất trung. (宅 主 , 室 中 )
  • Cúng sao, cầu an, cầu siêu, tạ mộ, cô hồn. Người đứng cúng gọi là Nhương chủ ( cúng sao ) trạch chủ, gia chủ, tín chủ ( cầu an ). Tín chủ; ( cô hồn ). Hiếu chủ ( cầu siêu ). Trai chủ: cầu siêu, cầu an.
  • Khi cầu siêu trong tang lễ, hay tuần thất. Người đứng cúng gọi là hiếu chủ, tang chủ, hiếu quyến, tang quyến. Hiểu tử, hiếu nữ
  • Trong chùa : Hiếu đồ, pháp quyến. (孝 徒, 法 眷)
  • Cúng Miếu, cúng xóm :Ba người đứng cúng : Chánh bái, tả bái, và hữu bái.. (正拜, 左拜, 友拜 )

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Văn khấn mẫu gia tiên mùng Một, ngày Rằm và sự dung hòa tinh thần Phật giáo
Nghi lễ

Văn khấn gia tiên là một sự hoà hợp giữa niềm tin dân gian vào các vị thần bảo vệ, thần đất đai, và truyền thống thờ cúng tổ tiên, kết hợp với tinh thần từ bi, cứu khổ của đạo Phật… Phần I. Văn khấn gia tiên mùng Một, ngày Rằm 1. Lễ vật và...

Văn khấn rằm tháng 8 – Tết Trung thu chuẩn nhất
Nghi lễ

Trong ngày Tết Trung thu, mỗi gia đình Việt thường chuẩn bị mâm lễ cúng dâng lên ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó việc chuẩn bị văn khấn ngày rằm tháng 8 âm lịch cũng được nhiều người chú trọng. Văn khấn rằm tháng 8 chuẩn theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam –...

Nghi thức hồi hướng công đức lợi ích cho kẻ còn người mất
Nghi lễ

Hồi hướng là dùng thiện căn công đức tu tập và hành thiện của mình để hướng về mục đích hoặc tự làm lợi ích cho chính mình hoặc làm lợi ích cho chúng sinh khác. 1. Bài hồi hướng căn bản Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần) Nguyện mười phương chư Phật chư...

Văn khấn mùng 1 hàng tháng tại gia
Nghi lễ

Vào ngày mùng 1 đầu tháng, người Việt thường thắp hương cúng thổ công và gia tiên theo phong tục truyền thống. Ngoài chuẩn bị các đồ lễ cúng đầy đủ, văn khấn cúng thổ công và gia tiên mùng 1 hàng tháng theo truyền thống cũng là một trong những nghi lễ quan trọng....

Nghi thức tang lễ dành cho Phật Tử tại gia
Nghi lễ

Đám tang hay đám ma, lễ tang, tang lễ, tang ma là một trong những phong tục của Việt Nam. Bao gồm nhiều quy trình của những người đang sống thực hiện đối với người vừa chết

Bài văn khấn Thần Tài hàng ngày, mùng 1, mùng 10, ngày rằm,… chính xác và đầy đủ nhất
Nghi lễ

Cúng Thần Tài là một trong những phong tục của người dân Việt Nam vào mỗi dịp đặc biệt trong năm. Ngoài kiến thức chuẩn bị mâm cúng thì văn khấn Thần Tài cũng quan trọng không kém. Đừng bỏ qua tổng hợp bài cúng Thần Tài hàng ngày, mùng 1, ngày rằm,… trang trọng và thành kính dành...

Văn khấn khai trương cửa hàng đầy đủ nhất
Nghi lễ

4. Văn khấn, cúng lễ khai trương Nam-mô A-Di-Đà Phật! Kính lạy: quan đương niên Hành khiến Thái tuế chí đức tôn thần. Các Ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại vương Các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần định phúc Táo quân, chư vị Tôn thần. Kính lạy các thần linh cai quản khu vực này. Hôm nay là ngày ... tháng... năm... Tín chủ con là:.... Ngụ tại... Thành tâm sửa biện xôi, gà, hương, hoa, quả lễ vật cúng dâng bày ra trước án. Vì tín chủ con xây cất (hoặc thuê được) một ngôi hàng ở tại xứ này là phố... ngõ,,, đường .v..v.... (địa chỉ)... tên hiệu cửa hàng... (nếu là cơ quan, công xưởng thì khấn tín chủ con là: ... tên người phụ trách cửa hàng, Giám đốc hay Thủ trưởng cùng toàn thể công ty). Hôm nay chúng con chọn được ngày lành tháng tốt sắm sanh lễ vật cáo yết tôn thần dâng cúng Bách linh... cúi mong soi xét, ngày khai trương cửa hàng, khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh mại mãi tài vặt giúp cho sinh hoạt. Chúng con xin kính mời Quan đương niên, Quan Đương cảnh, Quan thần linh Thổ địa. Định phúc Táo quân cùng các ngài địa chúa long mạch cùng tất cả thần linh cai quản ở khu vực này. Cúi xin: thương xót tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con buôn bán hanh thông, làm ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, nhân vật bình an. Bốn mùa không hạn ách tai ương, tám tiết có điềm lành tiếp ứng, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành. Tín chủ lại mời các vị Tiến chủ, hậu chủ cùng chư Hương linh y thảo phụ mộc phảng phất ở trong khu vực này, xin hãy tới đây chiêm ngưỡng Tôn thần phụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ, vận đáo hanh xương, tài lộc như gió mây tập hội. Dãi tâm lòng thành cúi xin chứng giám. Cẩn cáo.

Lễ Cáo Đạo Lộ
Nghi lễ

Lễ cáo đạo lộ là lễ trình xin đường với thần giữ đường ngày mai đưa đám, đặt bàn có hương hoa và vật phẩm, cáo ở đường lộ gần nhà (lễ này cáo ban đêm, chủ lễ là người không bịt khăn tang) (Ghi chú: Lễ này nhờ người Hộ tang đứng cúng. Lễ...

Cúng Nhương Sao – Giải Hạn
Nghi lễ

(Ghi chú: Sớ này vừa Thiền môn, vừa nhơn gian. Vì đầu năm, tất cả các chủa địa phương đều tùy duyên để hướng dẫn cho hàng Phật từ sơ cơ, chưa hoàn toàn thấm nhuẩn giáo lý Phật đà một cách triệt để; do đó, các ngài đã tùy thuận chúng sanh mà có...

Lễ Xả Tang Chế
Nghi lễ

(Ghi chú: Đứng ngày Đại tường (tức là Hai năm) thì làm lễ Xã tang cho tất cả những người con Trai và Dâu cũng như cháu Đích tôn; còn đúng Hai năm, Ba tháng, Mười ngày thì làm lễ Xả tang cho vị Trường nam (tức con Trai Trưởng). Tuy nhiên, thông thường thì...

Lễ Vớt Vong
Nghi lễ

(Ghi chú: Cách bài trí: Sám đủ lễ như: Hoa quà, hương đèn, trà nước, Bài vị của hương linh. Gồm hai bàn: Thượng và hạ. Tiền Phật hậu linh. Khi cúng linh phải có cổ bàn. Đặt bàn thờ thuận tiện nơi rước linh). Chủ lễ xướng: Trai chủ tựu vị, Tả chức xướng:...

Lễ Triêu Điện
Nghi lễ

(Tức lễ Điện ban sáng, gần ngày đưa đám) Chủ lễ xướng: Tang quyến tựu vị, Tả chức xướng: Hiểu tang quyến tại linh tiền thành tâm dâng hương cúng dường, Hữu chức xướng: Thượng hương, Tả chức xướng: Tang quyến chi tâm Điện lễ, Đồng hoà: Nhị bái, Hữu chức xướng: Bình thân quỳ....

Lễ Sái Tịnh – Nhiễu Quan – Quy Y Linh
Nghi lễ

Chủ lễ xướng: Niệm hương bạch Phật, Chủ lễ xướng: Hiếu tang quyến tựu vị, Tả chức xướng: Tại linh tiền, hiếu táng quyến thành tâm lễ hương linh, Đồng hòa: Nhị bái, Hữu chức xướng: Bình thân quỳ. Cứ tán: Địa Tạng từ tôn khởi ai lân, Kết án tiêu danh nạp thiện duyên,...

Lễ mở cửa mả ( Lễ khai mộ môn)
Nghi lễ

(Ghi chú: Sắm hai mâm lễ vật. Một mấm đồ cứng Hương linh, một mâm để tạ Thổ thần. Bên cạnh đó, có sắm Năm ống tre. Ống đựng gạo, ống đựng muối, ống đựng đậu, ống đựng mè, ống đựng nước.  Các ống ấy đã đấy rồi thì lấy vải bọc miệng và buộc...

Lễ Tịch Điện
Nghi lễ

(Ghi chú: Lễ này được thực hiện một ngày trước khi di quan.) Chủ lễ xướng: Tang quyến tựu vị, Tả chức xướng: Hiếu tang quyến thành tâm điện lễ, Đồng hòa: Nhị bái, Hữu chức xướng: Bình thân quỳ. Cử tán: Kim nhật đạo tràng pháp diên khai hội nhiên lai, Triệu thỉnh hương...

Coi giờ liệm
Nghi lễ

Coi giờ TRÙNG TANG LIÊN TÁNG (quá xấu) *Các tuổi: Thân, Tý và Thìn, chết nhằm: Ty. (hoặc là năm, tháng, ngày hoặc giờ) là phạm Trùng tang liên táng. *Các tuổi: Dần, Ngọ và Tuất, chết nhằm: Hợi (hoặc là năm, tháng ngày hoặc giờ) là phạm Trùng tang liên táng. *Các tuổi: Hợi,...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.