Ông ngoại Ba là con cháu địa chủ nức tiếng một vùng, hành nghề nhập đồng bói toán. Giàu có, biết tiền vận hậu vận, thêm biệt tài yểm bùa chuốc ngải nên nguyên một vùng nhiều người người ái ngại. Chưa hết, nhà có tám ông con trai, ông nào cũng cao to vạm vỡ, tính hung dữ cộc cằn, thành ra người ta cũng ngại đụng chạm, sợ dây vào ổ kiến lửa nó thui. Cũng không biết ông ngoại bói có đúng, bùa ngải có linh không, thực hư chuyện nhập đồng trù yểm không ai rõ, tại cả xóm đâu ai tới. Cơ bản việc đời một đồn mười, mười đồn trăm rồi khách thập phương về quỳ lạy cầu khấn – mê muội và chạy theo đám đông là cái lỗi lớn mà con người rất dễ mắc.

Mẹ kể, ở nhà ngoại Ba, mẹ đảm tất tật chuyện cơm canh, lau chùi, giặt giũ để rồi tới bữa ngồi co ở góc bếp, cạo cơm thừa quét canh cặn. Quần áo mặc mót của bà ngoại, cái thùng thình, cái già chát. Cũng xót cháu nhưng biết tính chồng gia trưởng, quản từ hũ vàng trong rương đến củ hành củ tỏi dưới bếp, mọi thứ trong nhà chỉ cần chệch ý ông sẽ phải trả giá ngay lập tức nên bà ngoại không dám ho he. Và mẹ đủ thông minh để hiểu nỗi phũ phàng đời mình nên không trách hờn, càng không dám trông chờ tình thương.

Sau này, mấy cậu lấy vợ sinh con, không lo làm ăn mà thi nhau tiêu pha nên tài sản tiêu tán, bói toán cũng hết thời, nhà ngoại Ba chỉ còn cái vỏ. Liền đó, ông ngoại đòi gả mẹ cho một người làm, cách gián tiếp đuổi mẹ ra khỏi nhà. Mẹ bảo, ông ngoại quy mẹ mang đến điều xui xẻo, tại cái bớt đen trước ngực. Như một người sinh ra đã mê tín, ngoại lý giải cái bớt đen là dấu vết tiền kiếp lưu lại, là biểu hiện của kiểu người “lòng lang dạ sói”, nếu không cũng đem đến tai ách. Đó là lý do “chính đáng” để mười ba tuổi mẹ ra khỏi nhà ngoại Ba. Dùng cách đó để đuổi cháu ra khỏi nhà thì quá tàn nhẫn. Và mẹ, vì bẽ bàng, vì tự trọng nên không bao giờ quay lại ngôi nhà cao rộng đó nữa, dù có lúc ôm cái bụng lép kẹp lê lết ngoài đường.

Mười ba tuổi, ẵm em cho người ta chai hông để đến năm mười lăm tuổi đã có thể xăm xăm đồng nọ núi kia như một lực điền có hạng. Vậy đấy, khi bị đẩy vào đường cùng, nếu không muốn bị vùi dập, người ta tự khắc sẽ kiên cường.

Năm mười bảy tuổi, vượt hai trăm cây số đi cắt lúa mướn, mẹ gặp ba tôi, cũng dân tha phương làm mướn. Cô gái mồ côi gặp chàng tuổi trẻ độc chiếc, thấy hiền hiền, mến mến, người lớn ghép đôi, vậy là thành vợ thành chồng. Hồi đó hôn nhân đi trước tình yêu mà.

Và như thế, chúng tôi, cả thảy năm anh em, là những đứa trẻ nhà nghèo. Càng nghèo hơn khi bốn mươi tám tuổi, mẹ mồ côi chồng. Bằng cách nào đó, mẹ lo các con có cơm ăn và cho đi kiếm chữ. Tiêu chí của mẹ là nghèo nhưng không được dốt, để làm được điều đó, mẹ phải nai lưng làm và tới bữa “ăn cá mút xương, ăn mắm mút dòi”.

Mẹ không biết khóc, kể cả ngày chồng mất. Người ta chỉ trích, mẹ bảo mình không chết cùng được thì phải mạnh mẽ để lo hậu sự cho chồng, rồi lo mà nuôi con chứ khóc la gì. Mạnh mẽ và lý trí, mẹ khiến nhiều người kính nể nhưng cũng vướng nhiều thị phi. “Kệ! Không quan tâm người ta nói, nếu ai lo dùm các con, mẹ cũng sẽ ngồi lê, chao chát với đời”, mẹ nói.

2.

Các con của mẹ lớn lên, mỗi đứa một cảnh.

Chị Hai và các em kề học không sáng, lết qua lớp 9, mẹ hướng học nghề. Nhờ vậy mà mấy cô con gái có nghề nghiệp, đỡ phải bươn chải nắng mưa đồng cạn đồng sâu.

Nhưng cuộc đời đâu thể dễ dàng với tất cả. Riêng chị Bốn, trúng tiếng sét ái tình, đang học nghề may lại đành đoạn bỏ ngang lấy chồng vì “sự cố kỹ thuật”. Yêu bất chấp ai ngờ gặp tên vũ phu, ưa bài bạc. Chịu hết nổi cái lý “đánh bài kinh doanh”, chị nách ba con về mẹ. Mẹ bèn chia đôi ngôi nhà hình chữ L, mẹ con chị một bên, mẹ một bên.

Phần Út Chi mặt mũi dễ thương, học hành sáng dạ, mẹ không thôi hy vọng nó công thành danh toại. Mẹ bảo trong các con nó tội nhất vì sớm mồ côi cha. Mẹ xoa đầu, ráng học, tới đâu mẹ lo tới đó. Nhưng cuối cùng, Út Chi lại làm mẹ lao tâm khổ tứ, thiếu điều chết đi sống lại với nó.

Nó thông minh nhưng ngang ngược, đua đòi từ nhỏ, mẹ ra sức kiềm, tôi cận kề định hướng nhưng lực bất tòng tâm. Nó luôn thấy mình là người thiệt thòi nhất, ở cái tuổi bạn bè khối đứa đã được quyền “hư hỏng”, nó học về còn phải đi rinh gạch, cắt lúa, dọn gốc rạ, chăn bò, vân vân… Nó vùng vằng bức xúc, mẹ không cằn nhằn, chỉ hét: “nhà mình nhà làm chứ hổng phải nhà chơi, nghèo rạc mà đua đòi, mai mốt có nước ra đường ăn xin”. Luôn luôn như vậy, con thì rất thương nhưng mẹ chỉ chiều chuyện chính đáng. Út Chi, tự nó thấy mình không sai. Có đứa con gái nào chẳng kiêu hãnh vì đẹp, và đương nhiên cái khao khát ăn diện để phô bày nhan sắc chẳng phải điều sai trái, rất tiếc nó bỏ qua hoàn cảnh. Đã không dưới chục lần, thằng anh khốn khổ tôi động viên nó ráng, từ từ học xong, đi làm có tiền anh bù cho nhưng nó vẫn ương bướng, lầm lì khó dạy.

Nó chính thức có “thành tích” nổi loạn năm học 12. Đi học mà rủ bạn bè huê hụi rồi ôm tiền đi chơi xả láng. Trước đó, cô giáo tới nhà báo nó có biểu hiện yêu đương lộ liễu, lập hội con gái đánh nhau. Mẹ hỏi chuyện, nó nhất quyết không nhận, tôi âm thầm điều tra chân tướng, nó dám nói “Anh khôn hồn thì ngậm miệng dùm em!”, sự hỗn hào của nó đã phục hồi sự cộc cằn mà tôi đã cố bỏ theo ý mẹ – tôi nổi điên chố cho một tát nảy lửa. Không nhằm nhò.

Chưa dừng ở đó, nó đùng đùng đòi vô đại học tư, mẹ gánh học phí cóng róng. Đang là sinh viên năm hai, yêu đương sao hổng biết, bị vợ người ta tìm về tận làng lu loa. Sau vụ bê bối đó, nó bỏ học, la cà bạn bè chỗ nọ chỗ kia. Rồi một ngày nó đi không về, mọi liên lạc bị chặn hết. Còn đang hoang mang thì thằng xã hội đen gọi điện cho mẹ, chửi bới om sòm đòi nợ. Tôi tái mặt, mồ hôi bực ra đầm đìa. Trời ơi, nợ lần hai trăm triệu, chẳng biết nó làm cái giống gì mà đổ tháo cỡ đấy. Mẹ lại là người lãnh trận.

Mẹ nghèo ảnh 2

Ảnh minh họa

Mẹ nghèo, tôi quá biết, quá rõ. Mới thổ lộ muốn giải cứu cho em, vợ tôi đay nghiến, nó làm nó chịu, anh lo trả nợ cho em thì ai trả nợ cho anh, nói và đẩy hai cô công chúa tới trước mặt như… đe dọa. Tôi bối rối về thưa mẹ mình bó gối. Lúc đó, mẹ không nói gì, chỉ nhìn tôi bằng ánh mắt khiến tôi đứt ruột. Hèn hạ, bệ rạc là cái thằng tôi. Đứa con trai độc nhứt, ăn học hết cơm, láng giềng khen hay khen tốt nhưng rồi trong cơn hoạn nạn lại chẳng giúp mẹ được gì.

Ngày trai trẻ, tôi không nổi loạn như con Út nhưng ích kỷ, chỉ nghĩ tới ước mơ mà bỏ quên hiện thực nhọc nhằn của mẹ. Hồi đó tôi mãn 12, mẹ “rón rén” khuyên học sư phạm cho nhẹ nhàng – học phí được miễn. Tôi biết, tôi hiểu nhưng cái khao khát đổi đời trong tôi quá lớn. Tôi quyết vào đại học. Mẹ chỉ còn cách đồng ý, những nếp nhăn giữa hai cặp chân mày của mẹ xuất hiện từ đó. Học xong, tôi được giữ lại trường, lấy vợ thành phố. Ngày cưới, tôi chiều ý nhà vợ danh giá, mượn chủ hôn tướng mạo sang trọng mà để mẹ ngồi chung với khách quê. Đổ lỗi cho tuổi trẻ là ngụy biện, nghĩ lại thật đáng hổ thẹn, cái sĩ diện đáng khinh bỉ. Là người có học mà tôi đã hành xử rất vô đạo với mẹ.

Mẹ bán nhà. Trả nợ và ngóng tin.

– Nó sống như nữ hoàng lạc thú! Cái ngu của nó còn to hơn quyền lực của Thượng đế. – Chị Hai kết tội em và trách mẹ theo đuôi Út Chi, cứ bỏ dãi cho bọn chủ nợ gô đầu về, một lần ăn đòn sẽ tởn tới già. Mình dạy không được để giang hồ họ dạy!

– Chuyện đã rồi thì lo giải quyết chứ chì chiết ích chi.

Mẹ nói bằng vẻ bình thản minh mẫn và rầu rĩ. Một con ngựa dày dạn roi vọt hẳn sẽ chẳng điều gì khiến nó sầu thảm tuyệt vọng nữa. Nhưng có can trường tới đâu cũng là một người mẹ – máu chảy ruột mềm. Em tôi dại khờ, nó bộc lộ bất hạnh bằng việc lao vào những thú chơi với trái tim căng đầy thèm muốn. Ngụp mình trong những trận vui bất tận. Lầm lạc lại nghĩ mình thấu suốt trần đời. Cái đầu ngang ngạnh của nó chắc không đời nào hiểu được tâm tư lúc này của mẹ. Héo hon, gầy rạc. Dưới gầm trời này, có lẽ không gì trọn vẹn bằng khổ hạnh.

3.

Rồi một đêm, mẹ một giấc ngủ và không thức dậy nữa…

Trong ngày buồn nhất đời mình, tôi tái tê quỳ gối tiễn mẹ về miền Cực lạc, và bây giờ, tôi muốn ngợi ca mẹ hơn là khóc lóc sụt sùi.

Đồ đạc của mẹ được sắp lại gọn gàng. Chỉ vài bộ đồ và một ít giấy tờ tùy thân. Bên góc chiếc rương cũ có mấy cái cuống rốn. Đó là thứ duy nhất mẹ để dành cho mình.

Nguyễn Thị Bích Nhàn/Báo Giác Ngộ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Thơ: Xin hẹn (Toại Khanh)
Thơ, Văn học

Xin hẹn Nói ít, thì bảo vô tri, Nói nhiều, lại trách tu gì… đa ngôn. Nói kinh, thì trách sáo mòn, Nói đời, lại trách tu còn ham chơi. Nhân gian bát ngát biển trời, Khó lòng kiếm được một người dễ thương. Thì thôi tạm hoãn hoằng dương, Am mây khép cửa, phong...

Tản mạn về việc Viết và Dịch hai thể thơ Haiku và Waka
Thơ, Văn học

I: Ngôn ngữ đơn âm và đa âm Khó khăn lớn nhất đối với tôi khi dịch Waka (hoà ca) và Haiku (bài cú) sang tiếng Việt là phần âm tiết. Vì tiếng Nhật là ngôn ngữ đa âm, còn tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm (đôi khi một chữ trong tiếng Nhật có...

Thơ: Tượng Pháp (Toại Khanh)
Thơ, Văn học

TƯỢNG PHÁP Con vô phúc sinh nhầm thời vắng Phật dấu vết Ngài còn lại mấy pho kinh Nam với Bắc tha hồ mà bất nhất kinh so kinh…ngồi gẫm lại giật mình Thầy dạy con dựng chùa to, tượng bự tổ dạy con xăng áo độ quần sanh trộn hai món, đời tu con...

Sống chậm để yêu thương
Thơ, Văn học

Thấy gì ngoài ô cửa Chim hót chào ban mai Sau một đêm mưa bão Nắng ngập tràn tương lai. Bầu trời cao lồng lộng Mơ làm cánh chim thôi Mang niềm vui bé mọn Chia sẻ đến mọi người. Trước sông dài biển rộng Bão tố đầy phong ba Hạnh phúc từ đâu đến...

Ngát Hương – Vô Ưu
Sự kiện, Tuỳ bút, Văn học

Hằng năm cứ độ tháng Tư lại về, bầu trời trong xanh tươi mát, gió thoảng đong đưa, người trời hân hoan đón mừng bậc Thế Tôn giáng trần. Là người con Phật ai ai cũng hiểu ngày đó, chính là ngày Đức Thế Tôn đản sanh tại thành Ca Tỳ La Vệ thuộc xứ Ấn Độ thời bấy giờ. Chúng ta một lòng hướng về cội...

Thơ: Giấc mộng phù sinh
Thơ, Văn học

Giấc mộng phù sinh Đời như giấc mộng phù sinh Nửa chừng tỉnh giấc thấy mình đã xa Một thời phiếm mộng phù hoa Tàn cơn gió lạnh như là khói sương Ngẫm nhìn một đoá liên hương Trầm lao phủ lối tà dương ngược dòng Hoa yên nhuộm áo nâu sòng Đường xa tuyết...

Lời Kinh Từ Những Buồng Biệt Giam
Tuỳ bút, Văn học

Cách đây khá lâu, tôi đã có lần đọc câu chuyện về những người phạm nhân ở trong trại cải tạo và mối tương quan đồng cảm của những người giám thị trại giam dành cho họ, đó là chia sẻ về Phật pháp, đặc biệt là đối với những tử tội. Hãy tưởng tượng rằng những người đang...

“Xuân Khai Phúc Lạc” qua góc nhìn chư Tổ
Thơ, Văn học

“Xuân Nhật Tức Sự” được lưu truyền là của Thiền sư Huyền Quang (1254- 1334) là vị Tổ thứ ba Thiền phái Trúc Lâm. Đây là bài thơ hay, bài thơ này rất đẹp về “Xuân”, vì sao? Vì Ngài diễn tả một hành động thong dong tự tại của cô gái tuổi tròn trăng...

Cảm Niệm Đêm Phật Thành Đạo
Thơ, Văn học

Namo Sakya Muni Buddha CẢM NIỆM ĐÊM PHẬT THÀNH ĐẠO Thích Tánh Tuệ Cách đây hơn 2500 năm về trước, Đức Phật nhập định dưới cội cây bồ đề, rồi từ đó cả nhân loại bước sang một trang mới. Lòng từ bi của Người soi sáng cả pháp giới, ánh quang minh bao phủ muôn vạn loài, những khổ đau muôn kiếp theo vô minh vỡ tan. Nhờ có đêm thành đạo mà...

Ai điếu Hòa thượng Tuệ Sỹ
Thơ, Văn học

Một giọt sương rơi Cho hiên chùa thêm quạnh Một vầng trăng về tây Cho biển tối thêm sâu Một Tăng Triệu thời nay Giũ áo qua cầu Tiếng thạch sùng khuya Gió lùa tàng kinh các Cầm đèn tuệ chênh vênh sống một đời cao sĩ Vóc hạc gầy mong manh hồn chứa hết...

Tôn Sư Trọng Đạo, Nét Đẹp Tri Thức Và Nhân Văn
Tuỳ bút, Văn học

“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy là câu lưu truyền để nói lên công ơn của những người Thầy đã dành cho chúng ta, dù nhiều hay ít, cũng là những nền tảng để mỗi người có được sự hiểu biết và phát triển theo hướng tích cực. Tôn sư trọng đạo vốn là truyền thống cao đẹp, thiêng...

Bình yên giữa đời
Tuỳ bút, Văn học

Khi vệt nắng đầu ngày mới lên, chỉ vừa đủ ấm để làm tan những hạt sương mai, hiện ra vẻ đẹp dịu dàng của thiên nhiên nơi làng quê yêu dấu, khiến kẻ xa xứ lâu năm càng yêu quê hương mình thêm thắm thiết. Với tôi, mỗi ban mai là mỗi kỷ niệm...

Hãy Bỏ Bớt Những Gánh Nặng Cuộc Đời!
Tuỳ bút, Văn học

Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phục và vượt qua, đó là gì? Phải chăng là một vị trí cao trong xã hội? Một gia tài đồ sộ? Một danh tiếng lẫy lừng? Là vượt qua tất cả người khác để chiếm giữ vị trí độc tôn? Người đời thường quan tâm đến những thứ đang tồn tại bên ngoài, mong muốn chinh phục và nắm giữ những thứ phù phiếm hư danh,...

Nhật ký một Phật tử
Tuỳ bút, Văn học

Ngày đầu tuần, tháng này, năm nay Buổi sáng vào hãng, sau khi chào hỏi và cụng ngực với những người làm chung. Mình bị tay đốc công gọi vào văn phòng giũa: “Tại sao mầy không coi ngó tụi nó, tuần rồi mấy lô hàng bị sai, ông chủ đang giận dữ”. Mình tức...

Lịch sử văn học kinh Hoa Nghiêm
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn học

Lịch sử văn học kinh Hoa Nghiêm Thích Nhuận Thịnh A. DẪN NHẬP Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết mà được lưu giữ bằng trí nhớ của các bậc trưởng lão kỳ túc, tức là hình thức khẩu...

Lễ Vu Lan, Mùa Của Tình Thương!
Tuỳ bút, Văn học

Việt Nam ta là một Đất nước có truyền thống tôn sư trọng đạo, nhân lễ nghĩa và thờ kính Cha Mẹ từ ngàn xưa. Lễ Vu Lan được xem là ngày Lễ thiêng liêng của những người con đối với bậc sinh thành, đây là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo, xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu Mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ.  ...