Năm 1996, núi đá Khao Chi Chan được xẻ đôi để tạc tượng Phật Thích Ca khổng lồ dát vàng ngồi thiền định. Với ý nghĩa “tỏa sáng rực rỡ và soi sáng cho tất cả”, tượng Phật là công trình tâm linh độc đáo kỷ niệm 50 năm ngày Quốc vương Bhumibol Adulyadej lên ngôi.

Trần Bảo Phật Sơn với hình ảnh tượng Phật Thích Ca Mâu Ni đang ngồi thiền – được tạc trên một vách núi giữa trời. Tượng Phật được Hoành tử Thái Lan khắc tặng vua cha nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Quốc vương RaMa IX lên ngôi. Tượng Phật này được xem là Quốc Bảo thứ nhất của Thái Lan. Nằm cách không xa núi Phật, vườn nho Hồ Bạc có khung cảnh vô cùng thơ mộng là điểm tham quan du lịch lãng mạn, thích hợp cho những cặp đôi yêu nhau.

Sự độc đáo của bức tượng Phật lớn này là được khắc nổi bằng vàng ròng 24 kara, cao 130 m, rộng hơn 70m, được xây dựng vào năm 1996, nhân dịp Quốc vương RaMa IX trị vì vương quốc Thái Lan được 50 năm. Bức tượng Phật được khắc với ý nghia là Hoành tử và tất cả các thần dân của Thái Lan muốn cầu chúc cho đức Vua của mình trường thọ, trị vì quốc gia.

Trân Bảo Phật Sơn có tên gọi khác là đỉnh núi Chee Chan hay Khau Chee Chan, là một ngọn núi được khắc trên đó một hình của đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng vàng 24K.

Trân Bảo Phật Sơn có tên gọi khác là đỉnh núi Chee Chan hay Khau Chee Chan, là một ngọn núi được khắc trên đó một hình của đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng vàng 24K.

Truyền thuyết từ xa xưa kể rằng, vào ban đêm, trên đỉnh núi Khao Chi Chan bỗng xuất hiện vệt hào quang linh thiêng chiếu sáng rực ngọn núi. Vầng sáng này chỉ hiện lên trong chốc lát rồi vụt tắt đi. Một số người may mắn được tận mắt nhìn thấy luồng sáng kỳ lạ đó kể lại rằng, trong vệt hào quang tỏa sáng có hình của Đức Phật đang ngồi trên đóa sen.

Theo truyện kể của người dân, năm 1996, vua Thái Lan Rama IX – vua Bhumibol Adulyadej lâm bệnh nặng. Thái tử Maha Vajiralongkorn (đức vua Rama X hiện nay) đã tìm mọi cách để chữa bệnh cho cha nhưng đều không khỏi. Nhớ đến truyền thuyết về ngọn núi linh thiêng Khao Chi Chan, Thái tử đã tìm đến ngọn núi này. Từ một vết nứt lạ kỳ chẻ đôi quả núi do sư Phra Yan Sang Worn phát hiện, Thái tử Maha Vajiralongkorn đã cùng với 30 vị sư cả của Thái khai phong điểm nhãn và tiến hành xẻ đôi quả núi để khắc hình tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, với mục đích để lập công đức cho vua cha, mong Đức Phật phù hộ cho cha ông mau khỏi bệnh.

Một số người khác lại cho rằng, đây chỉ là câu chuyện được truyền miệng. Trên thực tế, núi Khao Chi Chan ban đầu được sử dụng cho các dự án của Quân đội và Không quân Hoa Kỳ tại Sân bay Utapao trong chiến tranh. Sau khi người Mỹ rời đi, việc khai thác vẫn tiếp tục trong vài năm nữa, cuối cùng để lại phần bằng phẳng của ngọn núi mà chúng ta thấy ngày nay.

Năm 1995, Tăng thống Thái Lan (người đứng đầu Tăng đoàn) Somdej Phra Yannasangwon nảy ra ý tưởng tạc một bức tượng Phật khổng lồ trên sườn núi. Năm 1996, việc khắc laser (laze) được tiến hành bởi bức tượng trên núi Phật vàng có ý nghĩa vô cùng đặc biệt với người dân Thái Lan, khi thời điểm xây dựng và hoàn thành cũng là lúc mà quốc vương của họ, vua Rama IX đã trị vì đất nước được 50 năm.

Điêu khắc vào vách núi Trân Bảo Phật Sơn là bức tranh Phật Thích Ca ngồi thiền, với một bàn tay đặt trên đầu gối của Ngài, còn tay kia nằm trên lòng, được tạc vào mặt phía Bắc của núi đá vôi Khao Chi Chan. Để tạo hình đức Phật trên vách núi, ban đầu, các họa sĩ đã thiết kế hình ảnh tượng Phật bằng phần mềm máy tính. Sau đó, vì không dễ dàng tạc tượng Đức Phật lên vách đá, nên các nghệ nhân phải sử dụng công nghệ laser. Để đảm bảo tính chính xác, nhóm nghệ nhân đã thực hiện khắc vẽ vào ban đêm để nhìn rõ ánh sáng laser trong bóng tối. Còn ban ngày họ chỉnh sửa lại bản khắc.

Sau khi khắc hoàn chỉnh tượng Phật, với mục đích ánh sáng của Đức Phật có thể truyền đến khắp nhân gian, Thái tử Maha Vajiralongkorn đã dùng 4.999 kg vàng 24K của mình để dát lên toàn bộ bức tượng. Tổng chi phí xây dựng tranh tượng Phật là 161,7 triệu baht (tương đương 5,2 triệu USD thời điểm đó). Nhìn từ xa, những nét vàng rất nhỏ, nhưng nhờ dát vàng, bức tượng Phật trở thành một kỳ công bền bỉ với thời gian.

Núi dát vàng Trân Bảo Phật Sơn - điểm đến nổi tiếng ở Pattaya. Ảnh:

Núi dát vàng Trân Bảo Phật Sơn – điểm đến nổi tiếng ở Pattaya. 

Tượng Phật được hoàn thành ѕau nhiều tháng thi công, ѕừng ѕững uу nghi trên thân núi, được Hoàng Gia Thái Lan bảo quản nghiêm ngặt. Phật Thích Ca Mâu Ni tạc vào vách núi có chiều cao 109m, rộng hơn 70m, là hình tượng Phật tạc vào vách núi lớn nhất thế giới. Có thể được nhìn thấy từ một khoảng cách rất xa, bức hình Phật đặc sắc này được người Thái đặt tôn danh là Phra Buddha Maha Wachira Utta Mopas Sasada, với ý nghĩa “tỏa sáng rực rỡ và soi sáng cho tất cả”, mang lại phước lành, bình yên cho người dân và đất nước.

Về nghệ thuật tạo hình, hình dáng đức Phật được tạo theo phong cách Sukhothai. Chịu ảnh hưởng của nghệ thuật điêu khắc Thái Lan, Khmer, Môn và Sri Lanka, những bức tượng Phật mang phong cách Sukhothai có biểu cảm dịu dàng, thường có một cái nhìn hướng xuống, lông mày cong cao và mũi hơi hếch trên khuôn mặt trái xoan. Tượng Phật thường có eo nhỏ và vai rộng. Các nhà điêu khắc đã tạc nên những bức tượng tinh xảo, sắc nét, tuyệt đẹp với sự kết hợp của lý tưởng tâm linh, thuộc tính siêu phàm và hình dạng con người.

Người dân địa phương nói rằng, trên ngực của tượng Phật có một hạt xá lợi lớn và rất quý. Du khách chỉ có thể nhìn thấy qua ống nhòm và không phải ai cũng có cơ duyên để thấy ngọc xá lợi đó, bởi nắng lóa hoặc có thể bị mây che. Theo người dân, ai may mắn nhìn thấy hạt xá lợi trong ngực tượng Phật tỏa hào quang lấp lánh sẽ gặp điều may mắn trong đời.

Dưới chân núi Kha
o Chi Chan có một ngôi chùa với kiến trúc đơn giản.

Tuệ An (TH)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Họ Thích những vấn đề lịch sử
Điểm nhìn

Việc sử dụng chữ Thích làm tộc danh cho người xuất gia, lâu nay nhiều người cho rằng do Thích Đạo An (312-385, Tây Tấn Trung Quốc) thiết định ra, và như vậy danh xưng đó là một sản phẩm của Phật giáo Trung Quốc, còn Việt Nam ta thì “bắt chước” theo. Phải chăng đây...

Trong thời đại chiến tranh, cộng đồng Phật giáo sẽ làm gì?
Điểm nhìn

Đã đến lúc vượt qua những hạn chế của chính trị và không nhận ra sự ràng buộc và nỗi buồn lớn lao. Này hỡi những phật tử, các bạn không nghe thấy tiếng la hét và tiếng kêu la của hàng xóm chúng ta xuyên thấu bầu trời sao? Báo cáo của Viện Nghiên...

Sự kiện lịch sử của Phật giáo Việt Nam
Điểm nhìn, Sự kiện

Sau khi đất nước được độc lập và hòa bình, thống nhất Phật giáo là nguyện vọng của tất cả Tăng Ni, Phật tử trong cũng như ngoài nước. Lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, các tổ chức, giáo hội, hệ phái có mặt ở nước ta đã cùng một ý...

Giữa Tâm Bão Xã Hội: Phật Giáo và Con Đường Tỉnh Thức
Điểm nhìn

Trong thế giới hiện đại, khi sự ồn ào của mạng xã hội và sự chuyển động không ngừng của truyền thông làm khuấy đảo tâm trí con người, Phật giáo dường như đang bị đẩy vào một vở kịch xã hội đầy rẫy những diễn đàn tranh luận vô nghĩa. Người ta nhìn nhận...

Chạnh lòng Phật viện Đồng Dương: Chỉ còn tháp Sáng chực chờ ngã đổ
Điểm nhìn, Tin tức

Phật viện Đồng Dương, di tích quốc gia đặc biệt ở Quảng Nam, một trong những tu viện Phật giáo của vương quốc Champa, đến nay xuống cấp trầm trọng, gần như là phế tích khiến người dân không khỏi xót xa, chạnh lòng. Trải qua nhiều thế kỷ, khu di tích Phật viện Đồng Dương đã...

Tỉnh thức giữa bão tố truyền thông
Điểm nhìn

Truyền thông về Phật giáo, hiện tượng lan truyền các video cắt xén, bóp méo các bài giảng của tăng, ni đã trở thành một vấn đề đáng báo động, dẫn đến sự hiểu lầm và xuyên tạc giáo lý. Trong kỷ nguyên số hóa hiện nay, truyền thông mạng xã hội đã trở thành một phần...

Siêu bão Milton và góc nhìn đạo Phật
Điểm nhìn

Qua hai cơn bão mạnh nhất gần đây, cơn bão Yagi và siêu bão Milton đang hoạt động tại Mỹ đã cho chúng ta nhìn thấy những giá trị quý báu cần được nâng niu gìn giữ của thiên nhiên và môi trường đối với đời sống con người Siêu bão Milton Sáng ngày 06/10/2024,...

Khẩn cấp ứng cứu Phật viện Đồng Dương
Điểm nhìn

Di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương ở tỉnh Quảng Nam chỉ còn sót lại chút “hình hài” là cổng tháp Sáng sau hơn nghìn năm tồn tại. Nhưng tháp này cũng đã xuống cấp nghiêm trọng, đang phải vất vả chống đỡ. “Mất tháp Sáng sẽ mất luôn Phật viện Đồng...

Góc nhìn đạo Phật về mâu thuẫn tôn giáo và chiến tranh ở Trung Đông
Điểm nhìn

Khi cuộc chiến có nguy cơ xung đột leo thang nguy hiểm tại Gaza, thành một cuộc xung đột khu vực, trí tuệ Phật giáo đã soi sáng điều gì về chu kỳ bạo lực? Sau khi Israel đã tiến hành một cuộc không kích vào khu phức hợp Đại sứ quán Iran tại Damascus,...

Góc nhìn Phật giáo về tranh luận bầu cử ở Mỹ và chính ngữ đạo Phật
Điểm nhìn

Cựu Tổng thống Donald Trump gọi Tổng thống đương nhiệm Joe Biden là “kẻ vô năng” và chỉ trích khả năng nhận thức của ông, trong khi Tổng thống đương nhiệm Joe Biden đáp trả bằng cách gọi cựu Tổng thống Donald Trump là “kẻ mị dân nguy hiểm” và nhiều lần gọi ông là...

Cẩn trọng khi “sùng bái” hạnh đầu đà
Điểm nhìn

Đầu đà (Sanskrit: Dhūtaguna, Pāli: Dhutanga) là nhóm phương pháp khổ hạnh mang tính chất tự nguyện trong Phật giáo, nhằm dứt trừ sự dính mắc, tham dục, phiền não. Đầu đà là một trong những phương pháp tu tập của Phật giáo. Thời đức Phật tại thế, hạnh đầu đà được một bộ phận...

Phật tử & những bình luận trên mạng
Điểm nhìn

Không thể phủ nhận, hiện nay mạng xã hội đã và đang tác động tới mọi mặt đời sống. Trên đó, thông tin tích cực khá nhiều nhưng những phản ứng tiêu cực cũng không ít. Tăng Ni, Phật tử cũng hòa vào dòng chảy đó, có nhiều hoạt động, phản biện tích cực, giới...

Năm Thìn và những trận bão lụt khủng khiếp
Điểm nhìn

Rồng (con vật từ trí tưởng tượng của phương Đông) có liên quan mật thiết đến thiên tượng và thời tiết. Vì vậy, trong những năm Thìn thường có bão tố và lũ lụt kèm theo. Do đó trong dân gian có câu “Ông tha mà bà chẳng tha” là vậy. Những trận bão năm...

Báo Lao Động phản ánh chùa Phật Quang nhưng lấy hình Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM để minh họa
Điểm nhìn

Vừa qua, Báo Lao Động đã xuất bản một video Những cơ quan nào bị “xướng tên” khi để chùa của sư Thích Chân Quang xây dựng trái phép, lấn rừng?, đã lấy hình ảnh cơ sở I Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM để minh họa cho phản ánh được cho là các vi phạm...

Nghĩ Về Thịnh Pháp Và Mạt Pháp
Điểm nhìn

Có phải bây giờ đã tới thời mạt pháp? Hay là sắp tới thời mạt pháp? Bài này được viết để trình bày một số suy nghĩ liên hệ. Bài này được viết trong tinh thần biết ơn Phật, biết ơn Pháp, biết ơn Tăng. Tuy nêu lên vấn đề, có phải chúng ta đang ở thời mạt pháp, nhưng người viết không có bất kỳ thẩm quyền nào về...

Tín tâm và chính ngữ trong thời đại nhiễu loạn thông tin
Điểm nhìn

Một buổi sáng thức dậy, bạn mở điện thoại lên, sẽ có nhiều những thông tin hiện ra trên một màn hình phẳng, đập vào mắt chúng ta sẽ là những dòng tin tức nóng hổi ở nhiều lĩnh vực, thể loại khác nhau, thông tin như một sa bàn, chằng chịt, đa dạng và...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.