Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thức và quán chiếu được điều đó để tự thay đổi hằng ngày, có người xem đó là cá tính và không muốn ai góp ý, sửa chữa.

Chấp thủ là dính mắc vào cái gì đó mà không thoát ra được, chẳng hạn dính mắc vào cái đẹp rồi cứ bám theo đó, sinh ra khổ lụy, thù hằn; dính mắc vào sự toan tính, dính mắc vào một suy nghĩ xấu, một hành động sai nhưng luôn cho rằng mình đúng và không chịu thay đổi.

Cái “Tôi” cũng là một trong những bản ngã của con người, trong cuộc sống, có những khó khăn người ta có thể vượt qua được nhưng để thắng được cái “Tôi”, chịu nhìn lại bản ngã và loại bỏ tính chấp thủ là điều không phải ai cũng muốn làm và làmđược.

Mỗi người trong chúng ta luôn có suy nghĩ, quan niệm rằng những gì mình nói ra là đúng, cái gì không vừa ý mình là sai, ít ai chịu nhìn nhận rằng mình đang có cái sai, đang mắc phải một khuyết điểm cần phải thay đổi, ngược lại, khi có ai đó chạm đến cái “Tôi” là chúng ta đả kích, phản bác cho bằng được để bảo vệ lối sống, lối nghĩ và quan điểm của mình. Thế nhưng chúng ta quên một điều rằng, không ai sống trên đời mà toàn diện, chỉ có ưu điểm mà không có khuyết điểm nhưng chúng ta lại có thói quen nhìn thấy khuyết điểm từ người khác, thấy cái sai từ người khác chứ ít khi nhìn thấy cái sai trong chính bản thân mình, muốn người khác thay đổi nhưng không muốn mình thay đổi.

Tại sao mỗi ngày, chúng ta nên nghe pháp thoại? nên đọc những bài viết về Phật pháp? Nghe và đọc là để chúng ta nhận ra được mình còn đang mắc phải những khuyết điểm gì, còn những lỗi lầm gì và từ đó biết cách để thay đổi và sửa chữa. Thế nhưng có một số người khi nghe pháp thoại cũng không hài lòng, như lời một Chư Tôn Đức Tăng từng chia sẻ “Có những Thầy giảng Pháp thoại rất hay, nghe không có chỗ nào để chê nhưng vẫn có người vô nhấn dislike”, rồi cũng có những lời chê bai về hình thức, cử chỉ bên ngoài. Vì sao người ta chê bai trong khi những bài Pháp thoại đó không có gì xấu, không có gì sai? Bản thân người Thầy cũng không có gì thiếu chuẩn mực! Thật ra người ta chê bai, phản bác chỉ vì lý do “Người ta không hài lòng khi bị nói đụng đến khuyết điểm của họ” nhưng họ không đủ cơ sở, không đưa ra được lý do nào để phản biện lại nên họ phải hạ thấp người ta bằng một cách khác, chỉ nhằm mục đích là làm sao để thỏa mãn được sự tức tối, hằn học vì chạm phải thói xấu của họ, thay vì lắng nghetrong sự thiện lành để nhận ra những cái sai, những mặt còn hạn chế thì họ lại gồng mình để chống trả bằng những cách làm sát thương đối phương, thậm chí mang ngoại hình người ta ra để dè bỉu, xúc phạm, tất cả những hành vi đó, chung quy lại là để thỏa mãn cho tính tự ái bản thân, xoa dịu cái “Tôi” đang bị va chạm.

Tự ái nó khác với lòng tự trọng, tự ái tồn tại trong sự chấp thủ và tạo ra xung khắc khi ai đó nói những điều trái ý; Tự trọng là ý thức được cái đúng cái sai để không phạm vào điều trái quấy và tránh để người khác coi thường. Người có lòng tự ái càng lớn thì tính chấp thủ càng cao.

Đa phần người ta thường sống theo bản năng và ra sức bảo vệ cái “Tôi” của mình với khái niệm: “những suy nghĩ, cách sống, hành động, lời nói mà mình phát ra là luôn luôn đúng”, thậm chí phát biểu thiếu cân nhắc, gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, gây tổn thương cho người khác nhưng vẫn ít ai nhận ra đó là hành động sai, lời nói sai, hoặc đặt mình vào vị trí khách quan, trung lập.

Một số người thì có thói quen “thích nói nhiều hơn thích nghe” đặc biệt trong một đám đông, nhiều người thường mượn lời nói để thể hiện mình, để mình không thua kém ai, đó là bản chất của tính chấp thủ vì thiếu đi sự khiêm nhường, luôn mong muốn mình là trên hết, không cam tâm khi thấy ai đó hơn mình. Ai hơn mình là mình ghét, mình phải dùng cách này hay cách nọ để hạ người ta xuống.

Một trong những tính chấp thủ mà chúng ta thường hay thấy, đó là cách dạy con của một số bậc phụ huynh, khi hai đứa trẻ gây gổ, ai cũng bênh vực con mình, cho rằng con mình là đúng nhưng trong hai đứa trẻ, chắc chắn phải có một đứa gây chuyện trước, nhưng không ai muốn tìm hiểu ngọn nguồn để nhận cái sai về mình. Trong công việc cũng vậy, khi ai đó góp ý về khuyết điểm của mình, mình cũng không hài lòng, mình cũng biện minh lại, có lúcmình đúng, có lúc mình sai nhưng một số người không bao giờ chấp nhận mình sai. Trong suy nghĩ của đa phần, chấp nhận mình sai là một cảm giác không dễ chịu, là cái gì đó kém cỏi, nặng nề dữ lắm, nhưng nếu chúng ta kiểm soát được tính chấp thủ, chúng ta sẽ nhận ra rằng: “con người ai cũng có sai lầm và biết nhận sailà một việc làm tích cực chứ không yếu kém” như mình từng nghĩ.

Tính chấp thủ khiến cho bản thân người ta ít khi chịu lắng nghe ai, nhất là đối với người bằng tuổi, người nhỏ tuổi hơn càng ít cơ hội để chuyển hóa, góp ý được người chấp thủ vì họ quan niệm rằng những người tuổi tác nhỏ hơn hoặc ngang bằng là người không đủkhả năng, không đủ tư cách để mà khuyên nhủ họ, họ không có đủ sự từ tốn, khiêm nhường để lắng nghe người nào góp ý, đặc biệt là góp ý vào cái khuyết điểm của mình, nhưng chúng ta quên một điều rằng, bất cứ ai cũng có cái cho chúng ta học, từ một đứa trẻ, từ một người ăn xin, người bán hàng rong, người khuyết tật, thậm chí người xấu cũng đều có những cái để chúng ta học, học để thực hành và học để tránh xa, không phải ai bằng tuổi mình, nhỏ hơn mình là cũng thua mình, là không có cái gì hơn mình, có những người bằng tuổi hoặc nhỏ hơn mình nhưng kinh nghiệm sống, kiến thức, suy nghĩ của họ có những cái hay, mình cũng phải học, cũng phải nghe, nghe đúng người, đúng việc, nghe và tiếp thu có chọn lọc, một khi tập được thói quen biết lắng nghe, biết tôn trọng người khác thì chúng ta sẽ tích lũy được nhiều vốn sống, tiếp nhận được nhiều cái hay, cái đẹp, giảm dần tính chấp thủ và mang đến cho chúng ta một đời sống tường minh, an lạc.

Tại sao chấp thủ chính là rào cản lớn nhất của sự giác ngộ và là một trong những lý do dẫn đến sự vô minh?

Vì chấp thủ làm cho người ta luôn nghĩ mình là đúng và không chịu nhận ra cái sai, luôn gồng mình phản bác, đả kích những ai chạm đến yếu điểm của mình, khi gặp phải lời nghịch ý là tự ái trỗi dậy khiến cho tinh thần không ổn định, tâm trí không bình an, bản thân luôn nghĩ cách để đối kháng, chống chế để bảo vệ cái “Tôi”, bảo vệ cho những suy nghĩ, hành động của mình, từ đó bản thân không ngộ ra được mình đang sai cái gì, thiếu cái gì để sửa đổi, ngược lại chấp thủ càng làm người ta dấn sâu vào sự cố chấp, vị kỷ, một khi sự tranh cãi đi đến căng thẳng, người chấp thủ luôntự đắc với thành quả của mình, và cứ như vậy, cuộc sống họ sẽ trượt dài trong cái sai và tự hào với cái sai của họ, tự hào với sựbảo thủ mà không nhận ra rằng mình đang rơi vào đời sống vô minh. Người chấp thủ nhìn bên ngoài thì nghĩ rằng đó là người mạnh mẽ, cá tính nhưng thực chất lại là người yếu đuối vì họ không đủ bản lĩnh, điềm tĩnh để chấp nhận được sự tổn thương, không đủ dũng cảm để đương đầu với những ý kiến trái chiều mà chỉ nương tựa theo những điều thuận ý.

Chấp thủ khiến người ta không quán chiếu được thân tâm để rời xa cái sai, cái xấu, từ đó những yếu điểm sẽ lan rộng, đến một thời điểm, người chấp thủ sẽ gặp thất bại trong cuộc sống bởi họ thiếu sự hòa nhã, không có tinh thần học hỏi, tiếp thu ý kiến nên ít có được sự tin cậy của nhiều người, vì vậy, chấp thủ chính là rào cản lớn nhất trên con đường đi đến giác ngộ, là một trong những nguồn gốc của sự vô minh khi người ta mải mê thỏa mãn trong vùng u tối của mình.

Chấp thủ xuất hiện và tồn tại trong nhiều bối cảnh khác nhau. Ngày nay, có một thực trạng là một số phụ huynh thường ép con cái phải có thứ hạng cao, phải hạng nhất không được hạng nhì, phải học bù cho những gì ngày xưa cha mẹ chưa được học hoặc chưa học giỏi thì bây giờ muốn con cái phải lấp vào cái khuyết điểm của cha mẹ. Vậy là căn bệnh thành tích đã khiến cho bậc phụ huynh áp lên vai đứa trẻ một gánh nặng cả về sức khỏe lẫn tâm lý mà có bao giờ tự hỏi rằng “mình làm như vậy có đúng hay không?” phụ huynh luôn bảo vệ quan điểm của mình với một lập luận “Mong cho con được tốt, có thành tựu, được nên người” nhưng đứa trẻ sẽ có thành tựu gì khi đang phải học thay cho mong muốn của cha mẹ mà không phải là mong muốn của bản thân? Con thích ngành xã hội nhưng lại bắt con học kỹ sư xây dựng vậy thì đứa con có thành công hay không, có yêu thích hay không? Có những đứa trẻ học không có thời gian nghỉ ngơi, áp lực đến mức nghĩ quẩn, có em bị trầm cảm, tâm thần nhẹ, tất cả là do áp lực quá mức về mặt tinh thần mà không có sự cân bằng giữa học và thư giãn, khi sự chịu đựng vượt quá giới hạn thì những trường hợp đáng tiếc đã xảy ra, khi đó bậc phụ huynh hối hận cũng đã muộn nhưng trước đó hầu như phụ huynh nào cũng nghĩ mình đúng, họ không chấp nhận nghe lời giải thích của con cái, vậy thì việc bảo vệ cho hành động, suy nghĩ của một số bậc phụ huynh, mượn danh nghĩa mình là cha mẹ, người lớn để áp đặt con trẻ, đó có phải là hành động chấp thủ không?

Khi một người không nghe những ý kiến xung quanh, luôn quả quyết là mình đúng, khẳng định mình đúng theo tỷ lệ tuyệt đối 100%, không chịu thay đổi tư duy, hành động của mình thì đó chính là chấp thủ, và tính chấp thủ đa phần đều mang lại những hệ lụy không tốt sau này.

Chấp thủ là bức tường thành kiên cố trong mỗi chúng ta, mọi người khi sinh ra đến khi lớn lên đều sống cùng với sự chấp thủ, nó là một trở ngại lớn đối với sự phát triển của xã hội và con người bởi khả năng tiếp nhận sự việc theo hướng khách quan hạn hẹp, chỉ mang tính chủ quan là chính, thế nên, để loại bỏ được tính chấp thủ đó, chúng ta cần phải biết tiếp nhận, lắng nghe những ý kiến, những thông điệp mang tính tích cực, không cố thủ, duy trì tính tự ái và cố chấp, biết khiêm nhường và từ bỏ chấp niệm để đi đến chánh niệm, không nuôi dưỡng sự sân si, đố kỵ hơn thua bởi nó là một trong những nguyên nhân làm cho tính chấp thủ ngày càng phát triển. Mỗi người chúng ta cần rèn luyện thân tâm mìnhvừa từ bi, vừa trí tuệ để biết chọn lọc và lắng nghe những lời hay ý đẹp, lời hay ý đẹp không phải là lời nịnh nọt, không phải là lời mật ngọt xuôi hướng để làm hài lòng một ai mà là những lời ngay thật, tích cực, giúp người ta rời xa những khổ đau, phù phiếm, giúp chúng ta nhận ra những thiếu sót và hạn chế của bản thân để sửa đổi, tu dưỡng bởi không ai sống trên đời mà không có khuyết điểm, không có sai lầm. Người luôn cho rằng mình đúngthì người đó mới chính là người sai. Để đạt đến khả năng “vô chấp” là điều rất khó và đòi hỏi một quá trình thực niệm, hành trì nghiêm túc và trí tuệ, nhưng một khi sự chấp thủ được kiểm soát, con người ý thức được bản thân luôn có sự chấp thủ để mỗi ngày chuyển hóa bằng thói quen biết lắng nghe, bằng một thân tâm bình an khi tiếp nhận một nội dung tốt hay xấu, thuận ý hay nghịch ý, từ đó thay đổi tâm tính ngày một thiện lành, không bị tác động bởi những sân hận hơn thua, đó cũng là cách giúp chúng ta rời xa sự vô minh và đến với đời sống khiêm nhường, an lạc.

​​​​​​​​Võ Đào Phương Trâm
​​​​​​​​​Pháp danh An Tường Anh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Nghĩ Về Thịnh Pháp Và Mạt Pháp
Điểm nhìn

Có phải bây giờ đã tới thời mạt pháp? Hay là sắp tới thời mạt pháp? Bài này được viết để trình bày một số suy nghĩ liên hệ. Bài này được viết trong tinh thần biết ơn Phật, biết ơn Pháp, biết ơn Tăng. Tuy nêu lên vấn đề, có phải chúng ta đang ở thời mạt pháp, nhưng người viết không có bất kỳ thẩm quyền nào về...

Tín tâm và chính ngữ trong thời đại nhiễu loạn thông tin
Điểm nhìn

Một buổi sáng thức dậy, bạn mở điện thoại lên, sẽ có nhiều những thông tin hiện ra trên một màn hình phẳng, đập vào mắt chúng ta sẽ là những dòng tin tức nóng hổi ở nhiều lĩnh vực, thể loại khác nhau, thông tin như một sa bàn, chằng chịt, đa dạng và...

Tái hiện khất thực: Làm sai thì sẽ gây phản cảm, để lại hình ảnh xấu dung tục
Điểm nhìn

Trong vài năm gần đây, vào mỗi dịp Vu lan, bỗng thấy xuất hiện các hình thức cúng sớt bát, đặt bình bát với thức ăn chứa sẵn hoặc đi khất thực, Phật tử quỳ dâng cúng. Cúng sớt bát hay tổ chức trì bình khất thực nhằm tái hiện lại hình ảnh Tăng đoàn...

Bảo Vệ Sự Truyền Trao Và Tiếp Nhận Giới Luật Trong Phật Giáo
Điểm nhìn

Phật giáo, với hơn hàng ngàn năm lịch sử, đã xây dựng một hệ thống giới luật nghiêm ngặt và quan trọng để hướng dẫn người tu hành trên con đường tu tập và giải thoát. Những quy định này không chỉ là các quy tắc về hành vi mà còn là biểu hiện của đạo đức và tâm linh, đóng vai trò then chốt trong việc duy trì sự thanh tịnh và phát triển của tăng đoàn và cộng đồng Phật tử. Quá trình truyền...

Góc quan điểm: XU HƯỚNG MINH TUỆ – KHÔNG PHẢI CHUYỆN MỚI MẺ
Điểm nhìn, Sự kiện

Đối với người Việt xưa nay, tính hướng ngoại và chạy theo các trào lưu mới không phải chuyện sớm sủa gì, từ nhu cầu sử dụng vật chất, đến tiếp nhận văn hóa ngoại lai, … thậm chí là tiếp nhận luồng tư tưởng mới trong một tôn giáo, cụ thể là đạo Phật....

Xoay Quanh Câu Chuyện Thầy Minh Tuệ – Niềm Vui Và Nỗi Buồn
Điểm nhìn

Những ngày gần đây, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất, đắp một tấm y chắp vá từ nhiều mảnh vải được nhặt nhạnh từ đâu đó, và ôm bình bát tự chế bằng ruột nồi cơm điện, đi khất thực dọc theo chiều dài con đường quốc lộ mà không xác định điểm đến. Nhiều người nói rằng vị...

Tu Theo Hạnh Đầu Đà Hay Nhập Thế Độ Sanh?
Điểm nhìn

Thời gian gần đây hiện tượng sư Thích Minh Tuệ tu theo hạnh Đầu Đà đi bộ từ Nam chí Bắc đã được quần chúng đủ mọi thành phần ngưỡng mộ. Họ chờ đón sư ở dọc đường, cúi đầu hoặc quỳ xuống lòng đường để đảnh lễ, tặng đồ ăn thức uống, có khi tháp tùng sư một đoạn đường dài. Có khi họ tụ tập quanh sư tại nơi...

Hiện Tượng Thầy Minh Tuệ
Điểm nhìn

Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như...

Về vấn nạn truyền thông nhắm vào Phật giáo
Điểm nhìn

Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng! Một vài năm gần đây những ai thường theo dõi hoặc quan tâm tới truyền thông trên...

Phục Hồi Môi Trường Để Cùng Tồn Tại
Điểm nhìn, Đời sống

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa Quý Vị, Lần này Hội Đồng Tăng Già Thế Giới (World Buddhist Sangha Council) thảo luận về đề tài Environment Restoration for Harmonious CoExistence (Phục Hồi Môi Trường Để Cùng Tồn Tại). Dựa vào đề tài này, chúng tôi xin gửi đến quý vị quan điểm của mình như sau. Đạo Phật là đạo lấy từ bi và trí tuệ làm phương châm cho...

Quản lý thùng công đức, quản ‘công’ hay quản ‘đức’?
Điểm nhìn

Sẽ lợi hại thế nào khi quản lý thùng công đức, chưa nói thành công hay thất bại về mặt kinh tế, hãy đo nhân tâm của đa số tín đồ, tu sĩ để xem có thể quản ‘công’, chứ làm sao quản được ‘đức’ để mà quản lý ‘công đức’? Không vì chuyện sử...

Khẩu Nghiệp Ở Việt Nam Đang Rất Nặng!
Điểm nhìn

1. Khẩu nghiệp từ đâu ra? Chúng ta có thân này là do nghiệp. Nghiệp được hiểu đơn giản nhất, đời thường nhất là thói quen. Nếu ta thường xuyên sống bình an, nhẹ nhàng, thanh tịnh, vô ngã vị tha thì chúng ta tạo nghiệp thiện, được sinh về các cảnh giới thiện lành, được làm chư thiên và làm người hạnh phúc. Nếu chúng ta thường xuyên tức giận, quát nạt kẻ khác, ức hiếp người khác...

Đức Phật cần gì ở đại gia?
Điểm nhìn

Thời Phật, trưởng giả Cấp Cô Độc cúng dường Phật cả một khu vườn lát vàng ròng để xây tịnh xá Kỳ Viên, nhưng Phật không nhận cúng dường tịnh xá cho Phật mà Phật chỉ nhận cúng dường cho tăng thân. Vì thế tài sản trở nên ít có ý nghĩa, bởi hàng ngày...

Hãy Đón Nhận Đề-bà-đạt-đa
Điểm nhìn

Devadatta, phiên âm Hán Việt quen thuộc ở nước ta là Đề-bà-đạt-đa (Devadatta) vốn là anh em họ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, từng gia nhập Tăng đoàn thời Đức Thế Tôn tại thế. Devadatta giữa chúng ta Sau khi trực tiếp yêu cầu Đức Phật giao phó Tăng đoàn cho mình lãnh đạo không thành, ông đã mượn thế lực của vua A-xà-thế để thực hiện âm mưu ám hại Đức Phật bằng cách cử sát thủ...

Phát huy chánh kiến trước những luận điệu xuyên tạc đạo Phật
Điểm nhìn, Vấn đáp

HỎI: Tôi là một Phật tử trẻ, đang tìm hiểu về Phật pháp để ứng dụng trong đời sống. Hiện tôi đang phân vân về giá trị của đạo Phật bởi một số ý kiến phản biện như sau: Họ nói, đạo Phật chỉ thích hợp với người già, người lớn tuổi, người về hưu… vì những người này gần như đã buông bỏ tất cả các nhu cầu về cuộc sống, cần...

Xin đừng lên án việc xây chùa
Điểm nhìn

Tất cả chúng ta đều phải nương vào Thế gian trụ trì Tam bảo mới hoằng dương được Phật pháp. Do đó, việc xây chùa, tạc tượng, đúc chuông, độ tăng là đạo sự thiết yếu, phải duy trì. Vì nếu không xây chùa, sẽ không có cơ sở thờ tự, tập hợp lực lượng...